.7 Hình ảnh về RFID

Một phần của tài liệu Mô hình nhà thông minh dùng ARDUINO và ESP8266 (Trang 41 - 43)

3.4.2.2 Cấu tạo

Một hệ thống RFID gồm có hai thành phần chính: thẻ RFID (RFID tag) và đầu đọc (reader). Thẻ RFID có gắn chip silicon và ăng-ten radio dùng để gắn vào đối tượng quản lý như sản phẩm, hàng hóa, động vật hoặc ngay cả con người… Thẻ RFID có kích thước rất nhỏ, cỡ vài cm. Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu. Đầu đọc reader cho phép giao tiếp với thẻ RFID qua sóng radio và truyền dữ liệu về hệ thống máy tính trung tâm.

Cả thẻ đọc và thẻ tag sẽ phát tín hiệu radio trên một tần số nhất định nên chúng sẽ điều khiển qua lại lẫn nhau.

Một vài tần số RFID phổ biến và hay được sử dụng là: Bảng 3.1. Một vài tần số RFID phổ biến

3.4.2.3 Đặc điểm

- Hệ thống RFID sử dụng hệ thống khơng dây thu phát sóng radio, khơng sử dụng tia sáng như mã vạch.

- Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz

- Thơng tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào.

- Có thể đọc được thơng tin xun qua các mơi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

3.4.2.4 Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng được điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Ngay lúc đó RFID reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

Một phần của tài liệu Mô hình nhà thông minh dùng ARDUINO và ESP8266 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)