CƠ SỞ LÝ THUYẾT (PHẦN MỀM)

Một phần của tài liệu Mô hình nhà thông minh dùng ARDUINO và ESP8266 (Trang 58 - 60)

Bảng 3.1 Một vài tần số RFID phổ biến

3.6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (PHẦN MỀM)

Google Assistant

Google Assistant là một trợ lý cá nhân ảo được phát triển bởi Google và được giới thiệu tại hội nghị nhà phát triển của hãngvào tháng 5 năm 2016. Khơng giống như Google Now, Google Assistant có thể tham gia các cuộc trò chuyện hai chiều.

Hình 3.22: Logo Google Assistant.

Người dùng chủ yếu có thể tương tác với Google Assistant qua giọng nói tự nhiên, hoặc có thể nhập qua bàn phím. Các chức năng cơ bản của nó cũng tương tự như Google Now, như tìm kiếm trên Internet, đặt sự kiện trên lịch và báo thức, điều chỉnh cài đặt phần cứng trên thiết bị người dùng và hiển thị thông tin từ tài khoản Google của người dùng.

Nhóm dùng Google Assistant để điều khiển Blynk Cloud. Người dùng nói trực tiếp vào Google Assistant được liên kết với Blynk Cloud thông qua công cụ IFTTT. Hiện nay, có thể tải Google Assistant trên các hệ điều hành Android, IOS, Window.

Công cụ IFTTT (IF This…Then That)

Hình 3.23: Logo IFTTT.

Đây là một dịch vụ web trung gian. Nó đứng giữa hai dịch vụ để thực hiện một tác vụ khi một điều kiện nào đó xảy ra, bởi vậy mới có cái tên If this (nếu điều này xảy ra) then that (thì làm việc kia). Tồn bộ hoạt động của IFTTT dựa hết vào nguyên lý này, và cứ mỗi một lệnh IFTTT thì được gọi là một "cơng thức", hay recipe. Để sử dụng được IFTTT, trước hết hãy truy cập vào trang web IFTTT.com và đăng kí cho mình một tài khoản miễn phí. Dịch vụ này cũng có một ứng dụng trên apps store hoặc CH play.

Hình 3.24: Giao diện IFTTT.

Tiếp theo chọn New Applet, click vào This, tìm Google Assistant.

Một phần của tài liệu Mô hình nhà thông minh dùng ARDUINO và ESP8266 (Trang 58 - 60)