Giai đoạn 2: Cạnh tranh hạ chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 4 KẾT CỤC CỦA MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT THAY THẾ

4.2. Giai đoạn 2: Cạnh tranh hạ chi phí sản xuất

Như đã phân tích trong phần cấu trúc chi phí của 2 loại hình doanh nghiệp, điểm hịa vốn của DNCB và DNTM khơng có sự chênh lệch đáng kể. Khi áp lực cạnh tranh về giá đẩy điểm cân bằng của ngành về điểm hòa vốn, trong dài hạn các doanh nghiệp không thể tiếp tục hạ giá bán được nữa. Khi đó, một doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận phải tập trung cắt giảm chi phí sản xuất.

4.2.1. Chiến lược tăng cường liên kết ngành theo chiều dọc

Chiến lược này được áp dụng bởi đa số các DNCB lớn trong ngành. Đây là một xu hướng tích cực và có thể phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô và theo phạm vi của các doanh nghiệp ngành cá tra, hướng đến một cơ cấu chi phí tối ưu hơn (AC’1 < AC1).

Phổ biến nhất là chiến lược đầu tư vùng nuôi để tăng khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu. Đến năm 2010 (thời điểm trước suy thối) diện tích vùng ni tăng từ hơn 2.700 ha năm 2003 lên đến hơn 5.400 ha, trong đó diện tích doanh nghiệp tự đầu tư là khoảng 40%. 5 năm sau đó (năm 2015), diện tích vùng ni khơng thay đổi đáng kể so với thời điểm trước suy thoái tuy nhiên tỷ trọng diện tích doanh nghiệp tự đầu tư đã tăng mạnh đến 80%. Đây là một điểm nhấn làm thay đổi bộ mặt cho ngành cá tra Việt Nam trong chỉ khoảng nửa thập kỷ. Động lực của sự thay đổi này bao gồm: (1) ổn định sản lượng đầu vào để chủ động trong việc ký kết hợp đồng đầu ra; (2) kiểm soát chất lượng cá nguyên liệu đảm bảo yêu cầu của thị trường nhập khẩu; (3) giảm thiểu chi phí ni trồng nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô và kỹ thuật nuôi trồng bài bản.

Việc mở rộng vùng nuôi thường đi liền với chiến lược đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn cho cá để cung cấp thức ăn cho vùng nguyên liệu, đầu tư nhà máy chế biến phụ phẩm để tăng giá trị thu hồi. Một số trường hợp điển hình bao gồm: Cơng ty CP Gị Đàng (AGD) đã mở rộng vùng nuôi từ 60 ha năm 2012 lên trên 100 ha đầu năm 2014; bên cạnh 2 nhà máy chế biến cá tra phi lê, cơng ty cịn sở hữu 1 nhà máy chế biến thức ăn cho cá và 1 nhà máy chế

biến phụ phẩm. Một ví dụ khác là Cơng ty CP Hùng Vương (HVG), nếu năm 2013 vùng ni của cơng ty có diện tích tương đương 321 ha (đáp ứng được khoảng 76% nhu cầu sản xuất) thì đến năm 2014 cơng ty tiếp tục mở rộng diện tích ni cá lên 434 ha với khả năng đáp ứng đến 100% nhu cầu sản xuất. HVG cũng đồng thời sở hữu 22 công ty con, công ty liên kết cung cấp cá giống, nuôi trồng, chế biến thức ăn cho cá, chế biến thủy sản, chế biến phụ phẩm và xuất khẩu.

4.2.2. Chiến lược hạ giá thành bằng giảm chất lượng

Đối với các DNTM và các DNCB khơng có đủ năng lực mở rộng đầu tư, các chiến lược giảm chi phí sẽ hạn chế hơn nhiều. Dưới sức ép giảm giá, nhiều doanh nghiệp thời gian này đã sử dụng đến chiến lược giảm chất lượng để hạ giá thành sản xuất. Hệ quả của hành động này là gây mất uy tín của thương hiệu cá tra Việt Nam trên trường quốc tế và ảnh hưởng đến mức giá của toàn bộ thị trường.

Hành vi phổ biến của các doanh nghiệp là tăng độ ẩm (tỷ trọng nước) trong thịt cá phi lê, gian lận trong tỷ lệ mạ băng, sử dụng cá nguyên liệu không đạt yêu cầu với giá thành rẻ để sản xuất, ... Hệ lụy là nhiều lô hàng cá phi lê xuất khẩu của Việt Nam không đạt yêu cầu bị trả lại, làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam trong mắt thị trường nhập khẩu. Do đó, ảnh hưởng đến cả những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Sự ra đời Nghị định 36 của Chính Phủ ngày 29/04/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra nhằm giải quyết tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh này.

4.2.3. Trạng thái cân bằng thị trường

Cơ chế cạnh tranh hạ giá thành ở giai đoạn này làm cho mức giá cân bằng của thị trường thậm chí cịn giảm thấp hơn mức hòa vốn ban đầu của các doanh nghiệp ở giai đoạn 1 và tiệm cận với mức hòa vốn mới của các doanh nghiệp sau các nỗ lực cắt giảm giá thành (AC’1), trong khi đó uy tín và hình ảnh của cá tra Việt Nam ngày càng bị hạ thấp. Đây chính là điểm cân bằng cuối cùng của thị trường theo dự đốn của mơ hình trừ khi các giả định ban đầu của mơ hình bị vi phạm.

Theo thống kê, biên sinh lợi của các DNCB tiêu biểu trên thị trường có cùng xu hướng sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2011 – 2016 dẫn đến biên lợi nhuận/doanh thu còn lại của các

doanh nghiệp rất thấp. Đến cuối năm 2016, biên sinh lợi sau thuế trên doanh thu bình quân của 5 doanh nghiệp chế biến tiêu biểu đang niêm yết trên thị trường là 0.3% (rất gần với điểm hòa vốn). Theo thực trạng này, thị trường đang tiệm cận với điểm cân bằng ở giai đoạn 2 như dự báo của mơ hình.

Hình 4-1: Biên sinh lợi của một số doanh nghiệp lớn trong ngành đến 2016

(Nguồn: BCTC của các công ty công bố)

Lật ngược lại vấn đề về tính bền vững của điểm cân bằng mà tại đó lợi nhuận của các doanh nghiệp bằng 0 (tương đương với lợi nhuận kinh tế âm). Theo lý thuyết, khi lợi nhuận kinh tế âm thì các doanh nghiệp sẽ có động cơ rút khỏi thị trường và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh khác tốt hơn. Tuy nhiên, những gì đã và đang diễn tra trên thị trường cá tra đang ủng hộ cho trạng thái cân bằng tại điểm hòa vốn của các doanh nghiệp. Cụ thể, 5 DNCB tiêu biểu như minh họa tại hình 4-1 có biên lợi nhuận trên doanh thu bình quân năm 2016 là 0.3%, trong khi đó biên sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân là 0.87%.

Có 2 ngun nhân có thể giải thích cho tính bền vững của hiện trạng này là: (i) Chi phí giao dịch cho việc rút khỏi thị trường là rất lớn; (ii) Sự kỳ vọng về khả năng phục hồi của

-002% 000% 002% 004% 006% 008% 010% 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Biên sinh lợi/doanh thu của một số DNCB lớn trong ngành HVG ACL AGF TS4 ANV

thị trường trong tương lai. Thứ nhất, với số vốn rất lớn mà các DNCB đã bỏ ra để đầu tư vào chuỗi giá trị của con cá tra (nhất là sau giai đoạn tích hợp ngành theo chiều dọc) thì rõ ràng việc rút khỏi ngành là một quyết định quá tốn kém. Thứ hai, lý thuyết kinh tế học vi mơ cũng cho biết rằng, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động tại điểm hịa vốn vì vẫn đủ khả năng trang trải biến phí, thu hồi dần vốn cố định đã đầu tư và quan trọng hơn là để chờ đợi cơ hội phục hồi của thị trường.

Hình 4-2: Sơ đồ cây quyết định của mơ hình P’< Pm P’< Pm Pm = AC P’m = AC’ P0 2 P0 1 £  >0 <0

Giai đoạn 1: Cạnh tranh giảm giá bán

+ Tại thời điểm t0, DNCB 2 chịu áp lực trả nợ lớn buộc phải giảm giá để bán được hàng.

+ Do sản phẩm là đồng nhất, nếu các doanh nghiệp 1 vẫn giữ mức giá cũ thì sẽ khơng thể bán được hàng nên buộc phải giảm giá theo.

+ Đồng thời các DNTM có thể gia nhập ngành khi có chênh lệch giá làm cho các DNCB không thể định giá bán ở biên sinh lợi mong muốn.

£ π >0 0 >0 0 π … P1 <P1<P0 c’<c

Giai đoạn 2: Cạnh tranh giảm chi phí

+ Các doanh nghiệp cạnh tranh hạ chi phí sản xuất bằng nhiều cách để cải thiện biên sinh lợi.

+ Trong đó, chiến lược giảm chất lượng của một số doanh nghiệp làm giảm uy tín của cá tra Việt Nam, giá càng giảm thấp và biên sinh lợi thực tế càng về gần 0.

Pm π 1- x x 1’ π 0 1 Pm … π 0 0 P’ Với: x: rất nhỏ £ : Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn π: Lợi nhuận

AC: Chi phí trung bình/đơn vị sản phẩm

2’

£ 

<0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)