Cơ cấu giá vốn hàng bán của 1 kg cá tra phi lê thịt trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi (Trang 26)

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn nhiều DNCB)

3.2.3. Tóm tắt ưu nhược điểm của 2 loại hình doanh nghiệp

DNCB DNTM

Ưu điểm:

- Khả năng tự chủ nguyên liệu cho sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

- Ổn định sản xuất và đảm bảo uy tín trong việc ký kết các đơn hàng với thời gian thực hiện dài.

- Bằng cách tự đầu tư vùng nuôi và nhà máy chế biến, các DN này đã tối thiểu hóa chi phí trung gian trong hoạt động nuôi trồng và chế biến giúp hạ giá thành sản xuất.

- Tính kinh tế theo quy mơ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Ưu điểm:

- Các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập ngành với một số vốn hạn chế.

- Tính linh hoạt cao ứng với các trạng thái của thị trường, có thể tạm dừng hoạt động khi thị trường không thuận lợi hoặc rời ngành mà không bị tổn thất. - Không phải chịu áp lực tài chính và

gánh nặng lãi vay nên chủ động hơn trong việc định giá bán.

Nhược điểm:

- Cần nhiều vốn cố định và vốn lưu động để đầu tư.

- Áp lực trả nợ vay lớn và gánh nặng chi phí tài chính cao dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh tốn tăng cao nếu hàng hóa bị ứ đọng.

Nhược điểm:

- Quy mô hạn chế và khó mở rộng.

- Khơng chủ động được nguyên liệu để thực hiện đơn hàng đầu ra.

- Khơng kiểm sốt được chất lượng sản phẩm.

Tính tốn giá thành sản xuất Đơn vị tính DNCB

Cá nguyên liệu đ/kg 20,000

Định mức sản xuất cá fillet Kg NL/kg cá phi lê 2.2

- Chí phí cá nguyên liệu VND/kg cá phi lê 44,000

- Chi phí sản xuất khác (nhân cơng, bao

bì, hóa chất, điện, nước, khấu hao, ...) VND/kg cá phi lê 9,500

Tổng chi phí VND/kg cá phi lê 53,500

- Giá trị phụ phẩm thu hồi VND/kg cá phi lê 6,000

Các nhận xét quan trọng từ việc phân tích sự khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp là: (i) Các

DNTM khơng có hoạt động sản xuất bền vững nhưng lại có tính chủ động cao hơn trong các quyết định về giá bán và linh hoạt trong thời điểm gia nhập thị trường; (ii) Các DNCB có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô để cạnh tranh nhưng có áp lực thanh khoản rất lớn; (iii) Chi phí trung bình của các doanh nghiệp rất gần nhau.

3.3. Các giả định quan trọng của mơ hình

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, các đặc điểm của thị trường cá tra và đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như đã phân tích ở trên, mơ hình thị trường cá tra được xây dựng dựa trên các giả định cơ bản như sau:

+ Sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh là đồng nhất giữa các nhà sản xuất. + Rào cản gia nhập ngành không đáng kể.

+ Cá tra phi lê đơng lạnh khơng có sản phẩm thay thế hồn hảo. + Cầu của doanh nghiệp đối với sản phẩm cá tra phi lê dốc xuống.

3.4. Xây dựng mơ hình

3.4.1. Số lượng người chơi

Gọi Si với i = 1, 2, 3, …, n : là tập hợp gồm tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên thị trường và được chia ra làm 2 nhóm người chơi là DNCB và DNTM. Theo VASEP, đến năm 2011 thì tỷ lệ của DNCB và DNTM xấp xỉ là 60% : 40%.

3.4.2. Không gian chiến lược

Mỗi doanh nghiệp chọn mức sản lượng qi để đạt được các động cơ đặt ra, với qi ≥ 0

3.4.3. Động cơ của các doanh nghiệp

Tối đa hóa lợi nhuận (𝝅):

Trong đó:

+ 𝜋𝑖 là lợi nhuận của doanh nghiệp thứ i.

+ Và c là chi phí biên để sản xuất thêm 1 đơn vị thành phẩm cá tra phi lê, c là hằng số.

+ Mức giá trên thị trường là một hàm số của sản lượng toàn thị trường 𝑃(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖).

Bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn tăng sản lượng đều phải chấp nhận mức giá bán thấp hơn.

Giả sử tại thời điểm t0, mức sản lượng của tất cả các doanh nghiệp cịn lại có thể quan sát được, doanh nghiệp thứ i sẽ cân nhắc sản xuất tại mức sản lượng thỏa điều kiện đạt lợi nhuận tối ưu như sau:

𝜕𝜋𝑖

𝜕𝑞𝑖 = 𝑃(𝑞𝑖+ 𝑞−𝑖∗) + 𝑞𝑖. 𝑃′(𝑞𝑖+ 𝑞−𝑖∗) − 𝑐 = 0

(3-3)

Trong đó:

+ 𝑃(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖∗): là giá bán 1 đơn vị sản phẩm sau khi doanh nghiệp i tăng sản lượng

lên qi

+ 𝑃′(𝑞𝑖+ 𝑞−𝑖∗): là giá bán giảm đi do có thêm đơn vị sản phẩm cuối cùng. Và mức

giá này sẽ áp dụng cho toàn bộ sản lượng sản xuất chứ không riêng đơn vị sản phẩm cuối cùng đó. Do đó, 𝑞𝑖. 𝑃′(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖∗) là doanh thu bị giảm đi của doanh

nghiệp i nếu nó chọn sản xuất tại 𝑞𝑖.

+ Như vậy: 𝑃(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖∗) + 𝑞𝑖. 𝑃′(𝑞𝑖+ 𝑞−𝑖∗) chính là doanh thu biên của việc sản

xuất thêm đơn vị sản phẩm thứ qi. Hay điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của các DN trong trường hợp này vẫn tuân theo nguyên tắc sản xuất tại mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên.

Gọi £ là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn với: £ = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. Chỉ số này đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn trong vòng 12 tháng tiếp theo bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao như tiền, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính chất đại diện và thể hiện một cách tính tốn đơn giản hóa khả năng thanh tốn của cơng ty. Trên thực tế, nhất là trong giai đoạn hàng tồn kho bị ứ đọng, cơng thức tính này cần loại trừ giá trị hàng tồn kho chưa xuất bán được trong ngắn hạn và các khoản phải thu chậm thu hồi ra khỏi tài sản ngắn hạn trước khi tính tốn.

Điều kiện đảm bảo thanh khoản là £ >0. Đảm bảo thanh khoản là điều kiện cần cho sự tồn tại của mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các DNCB cá tra với rủi ro thanh khoản lớn, việc lựa chọn chiến lược thanh khoản nổi lên đặc biệt rõ nét và có tác động quan trọng đến thị trường.

3.4.4. Chiến lược áp đảo của các doanh nghiệp

Trong các cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền và độc quyền thuần túy, điểm cân bằng thị trường là tại A(P0;Q0) khi MR = MC1. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thị trường cá tra có đặc điểm là: (i) khác thị trường độc quyền bán cạnh tranh ở chỗ sản phẩm khơng có sự khác biệt do đó ai bán với mức giá thấp hơn sẽ chiếm toàn bộ thị trường; và (ii) khác thị trường độc quyền nhóm ở chỗ rào cản gia nhập ngành khơng đáng kể do đó các DNTM dễ dàng tham gia thị trường. Hai đặc điểm này làm cho

không một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nào có thể chọn sản xuất tại điểm tối đa hóa lợi nhuận.

Nhắc lại các đặc điểm đã phân tích ở trên về 2 loại hình doanh nghiệp: Các DNCB có lợi thế kinh tế theo quy mơ (đường chi phí trung bình giảm dần khi sản lượng tăng). Trong khi đó, các DNTM có chi phí cố định khơng đáng kể nên chi phí trung bình tiệm cận với chi phí sản xuất biên.

Hình 3-2: Đồ thị điểm cân bằng của thị trường cá tra

Thuyết minh hình vẽ:

AC1 là chi phí sản xuất trung bình của các DNCB: AC1 =(F+C)

Q = F

Q + c

Với :

+ c = C/Q = hằng số là chi phí biến đổi để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

+ F là chi phí cố định và khơng phụ thuộc vào sản lượng sản xuất. Q càng lớn thì chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm càng nhỏ.

MC1 là chi phí sản xuất biên của các DNCB.

𝑀𝐶1 =𝜕𝑇𝐶 𝜕𝑄 =

𝜕(𝐹 + 𝑐. 𝑄)

AC2 là chi phí sản xuất trung bình của các DNTM. Các doanh nghiệp này thuần về thương mại, chi phí cố định khơng đáng kể nên AC2 bằng với MC2. Với MC2 là chi phí biên của các DNTM và MC2 > MC1.

Chiến lược áp đảo của các DNTM:

Cơ hội tham gia thị trường của các DNTM là khi có chênh lệch giữa giá thành sản xuất trong nước (giá bán của nhà máy) và giá xuất khẩu. Đó là những thời điểm cá nguyên liệu ứ đọng, giá rẻ làm cho giá cá phi lê gia công bởi các DNCB cũng sụt giảm trong khi giá xuất khẩu theo các hợp đồng dài hạn của các DNCB vẫn ở mức cao. Hoặc khi các DNCB bị ứ đọng hàng hóa, chấp nhận xuất bán hàng hóa với giá ưu đãi cho các DNTM. Khi các DNTM tham gia thị trường để hưởng chênh lệch giá (có thể chấp nhận mức sinh lợi thấp hơn mức hiện hữu của thị trường) sẽ tạo áp lực lớn lên giá xuất khẩu của tồn thị trường. Hay nói cách khác, bất cứ khi nào 𝑃 > 𝐴𝐶2, trong khi sản phẩm khơng có sự khác biệt đáng kể và rào cản gia nhập ngành thấp thì sẽ có rất nhiều DNTM muốn tham gia ngành. Khi đó, các DNTM sẽ đứng trước 2 lựa chọn: bán thấp hơn để gia nhập thị trường với biên sinh lợi thấp hơn mức của thị trường hiện tại nhưng vẫn > 0 hoặc bán với mức giá cao của thị trường nhưng sẽ không thể cạnh tranh lại các doanh nghiệp hiện hữu. Với các ưu điểm về tính linh hoạt trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn, các DNTM sẽ dễ dàng tham gia thị trường với mức giá 𝑃1 thấp hơn 𝑃0.

Chiến lược áp đảo của các DNCB:

Như đã phân tích ở trên, các DNCB có 2 chiến lược để lựa chọn: (1) Tối đa hóa lợi nhuận

và (2) Đảm bảo khả năng thanh khoản.

Đối với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận: Nếu thông tin là đầy đủ và hồn hảo thì các

DNCB vẫn có thể tính tốn được các chiến lược giảm giá của các doanh nghiệp khác nhưng tại sao các doanh nghiệp này khơng có một hàm phản ứng ngay từ đầu để giảm thiểu tổn thất từ chiến lược giảm giá của các DNTM về sau? Câu trả lời là: Một doanh nghiệp L bất kỳ sẽ khơng có động cơ tăng sản xuất nếu sự gia tăng đó làm 𝑃(𝑞𝐿+ 𝑞−𝐿) + 𝑞𝐿. 𝑃′(𝑞𝐿+ 𝑞−𝐿) < 𝑐. Do đó, hàm phản ứng tốt nhất của các doanh nghiệp hiện hữu ứng

với các chiến lược có thể thấy trước của các doanh nghiệp khác trên thị trường chính là khơng làm gì cả cho đến khi áp lực giảm giá xuất hiện.

Đối với chiến lược thanh khoản: Việc phụ thuộc quá lớn vào nợ vay trong hoạt động

kinh doanh khiến khả năng thanh khoản của các DNCB ln trong tình trạng căng thẳng. Đặc biệt là khi thị trường đầu ra khó khăn, các DNCB cần thiết phải lựa chọn giảm giá bán để xuất bán hàng tồn kho, thu hồi vốn để trả nợ vay đến hạn. Đối với một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh khoản là điều kiện tiên quyết để tồn tại do đó tiêu chí thanh khoản phải được đặt lên hàng đầu trước khi tính tốn đến mức sinh lời. Chính vì lý do này, các DNCB với rủi ro cao về thanh khoản luôn bị chi phối trong các quyết định định giá bán đầu ra và dễ dàng rơi vào trạng thái phải giảm giá hoặc chấp nhận giá bán giảm để bán được hàng.

CHƯƠNG 4. KẾT CỤC CỦA MƠ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT THAY THẾ 4.1. Giai đoạn 1: Cạnh tranh giảm giá bán

4.1.1. Cạnh tranh giữa các DNCB cá tra xuất khẩu với nhau

Trong giai đoạn sau năm 2011, thị trường đầu ra gặp khó khăn, hàng hóa khơng xuất bán được dẫn đến tồn kho tăng cao. Theo một thống kê của Bộ Công Thương đến tháng 9/2012, tỷ lệ tồn kho hàng thủy sản chế biến, gia súc gia cầm đã tăng trên 34% so với cùng kỳ và tập trung chủ yếu vào mặt hàng cá tra. Hàng hóa khơng xuất bán được nhưng cá từ các vùng nuôi vẫn đến lứa từng ngày. Theo ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc Agifish An Giang: “Nếu ngưng hồn tồn thì có khác gì cơng bố phá sản nên vẫn phải làm cầm chừng để nuôi công nhân, bán hàng ra từ từ để có dịng tiền, ngân hàng mới tiếp tục giải ngân [...]. Tôi chỉ biết các kho lạnh đã và đang đầy nhóc cá” (SGTT, 2012).

Hàng hóa khơng xuất bán được làm tăng chi phí tồn kho và ứ đọng vốn của doanh nghiệp đẩy doanh nghiệp đến các quyết định giảm giá để bán hàng. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nợ cao phải chịu áp lực rất lớn khi các khế ước nhận nợ đến hạn thanh tốn trong khi khơng có tiền để trả nợ. Theo ông Nguyễn Văn Kịch, tổng giám đốc công ty Thuỷ sản Cần Thơ (Cafatex), “Rơi vào tình cảnh hiện nay nếu không ăn (bán dưới giá thành sản xuất) thì khơng được. Chỉ cần một tuần, một tháng khơng có dịng tiền xuất khẩu quay về để làm nóng tài khoản thì ngân hàng sẽ ngưng cho vay ngay lập tức” (SGTT, 2012). Do đó, việc chấp nhận giảm giá bán đã trở nên là một lựa chọn phổ biến và dễ hiểu của các doanh nghiệp trong giai đoạn này. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty CP Tập đồn Thủy sản Minh Phú: “Họ (Khách hàng) nói mua cá Việt Nam rẻ nhưng chưa bao giờ có lời tại vì vừa mua giá 4 USD nhưng đang đi nửa đường đã có người bán 3,8 USD, hình thành thị trường 3,5 USD. Chính vì thế mới dẫn đến cá bị giảm giá nhanh. Có lúc tơi làm việc với khách hàng, họ nói cá tra, cá ba sa Việt Nam ngon, họ rất thích, giá 10 USD vẫn rẻ, nhưng bây giờ chỉ còn dưới 3 USD.”(Theo Xuân Thân, Báo điện tử Đài tiếng nói VN 2016).

Trong khi đó, các DNCB cịn lại dù có áp lực trả nợ thấp hơn vẫn phải giảm giá theo nếu muốn bán được hàng. Thị trường rơi vào cuộc đua giảm giá giữa một bên là các nhà máy

với chiến lược bán hàng bằng mọi giá để đảm bảo thanh khoản và một bên là các nhà máy chấp nhận giá để tồn tại. Cuộc đua mang tính sinh tử này dẫn đến mức giá sụt giảm rất nhanh đưa doanh nghiệp vào những vùng nguy hiểm trong các quyết định sản xuất. Và doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất trung bình cao hơn sẽ thua lỗ nặng hơn và rơi về điểm đóng cửa nhanh hơn. Vì vậy, áp lực cạnh tranh trong nội bộ các DNCB hiện lên

đặc biệt rõ nét và mang tính chủ đạo tạo ra vịng xốy khủng hoảng của ngành trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng.

Tình trạng thu lỗ chồng chất của nhiều DNCB tên tuổi trong ngành được minh họa qua một số trường hợp sau:

Cơng ty CP Thủy sản Bình An thành lập năm 2005 tại Cần Thơ là một trong những công

ty đầu tiên rơi vào thua lỗ, mất vốn và chính thức mất khả năng chi trả với nghĩa vụ lên đến hàng ngàn tỷ đồng vào giữa năm 2012.

Bảng 4-1: Tình hình thua lỗ và áp lực trả nợ của Cơng ty CP Thủy sản Bình An đến 2012

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính do cơng ty cơng bố, đvt: triệu đồng)

Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã thành lập năm 2005 và là 1 trong số

những nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu đầu tiên có quy mô lớn tại ĐBSCL. Đến 2010, khi đầu ra gặp khó khăn cơng ty bắt đầu bị mất thanh khoản, vay nợ mới trả nợ cũ để đối phó. Cuối 2012, Thiên Mã là doanh nghiệp thủy sản lớn thứ 2 tại Cần Thơ (sau Bình An) chính thức mất khả năng thanh tốn nợ với tổng nghĩa vụ nợ phải trả hơn 600 tỷ đồng.

Công ty CP Việt An thành lập năm 2004 là tiêu biểu cho các DNCB sản xuất ở mức giá

thấp hơn mức hịa vốn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, vượt mọi dự đốn của cơng ty, xu hướng giảm giá kéo dài khiến cho tình trạng thua lỗ ngày càng chồng chất.

Khoản mục 2010 2012

Tài sản ngắn hạn (1) 1,183,897 93,303

Nợ ngắn hạn (2) 1,221,945 2,084,003

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (1 – 2) (38,048) (1,990,700)

Vốn CSH 682,263 (1,370,567)

Bảng 4-2: Tình hình thua lỗ và áp lực trả nợ của Công ty CP Việt An đến 2016

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính do cơng ty cơng bố, đvt: triệu đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)