CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
4.3 xuất giải pháp
Có thể nói rằng vấn đề minh bạch ngân sách ln là yêu cầu tất yếu mà bất kỳ quốc gia, địa phương nào cũng cần phải thực hiện, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các mặt lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt minh bạch ngân sách cịn thể hiện trình độ văn minh, tiến bộ của quốc gia, địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện để các quốc gia, địa phương được ưu tiên xem xét tiếp cận các nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB,…). Càng minh bạch ngân sách thì quốc gia, địa phương càng thể hiện sự năng động, quản trị tốt và trách nhiệm giải trình của chính quyền về hiệu quả sử dụng ngân sách, góp phần gia tăng sự tin cậy của công chúng đối với chính quyền, hạn chế đến mức thấp nhất tệ tham nhũng, lãng phí ngân sách và tài sản nhà nước, tăng cường hiệu lực và hiệu quả mục tiêu chính sách, kiểm sốt rủi ro tài chính ngân sách và các khoản nợ cơng, tránh thất thốt vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp …
Với những mặt tích cực từ minh bạch ngân sách nêu trên, đồng thời qua phân tích đánh giá những hạn chế trong công tác công khai, minh bạch ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cần thực hiện đối
với các cấp, các ngành và đơn vị liên quan nhằm góp phần gia tăng khả năng minh bạch ngân sách tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:
4.3.1 Đối với Sở Tài chính Tỉnh:
- Cần tích cực nghiên cứu, triển khai, hướng dẫn, đơn đốc các đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới nghiêm túc chấp hành quy định của Luật NSNN về công khai, minh bạch ngân sách, hướng tới nền tài chính – ngân sách an tồn, bền vững.
- Tổ chức kiện toàn bộ phận chuyên trách theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện công khai, minh bạch ngân sách theo quy định của Luật, đảm bảo thực hiện cơng khai đầy đủ, kịp thời và chính xác thơng tin, tài liệu ngân sách.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành công khai, minh bạch ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách gắn với công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện công khai, minh bạch ngân sách chung trên toàn tỉnh. Trường hợp phát sinh vấn đề bất cập cần kiến nghị hoặc tham mưu cấp thẩm quyền kiến nghị với Bộ Tài chính để có hướng điều chỉnh, bổ sung; đảm bảo công tác công khai, minh bạch ngân sách địa phương ngày càng hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế.
- Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính - ngân sách, công khai, minh bạch ngân sách cho cán bộ cơng chức cơ quan tài chính và kế tốn thuộc đơn vị sử dụng ngân sách các cấp trên địa bàn nhằm góp phần tăng cường năng lực chuyên môn, năng suất công việc cũng như nâng cao ý thức chấp hành quy định của Luật NSNN trong q trình quản lý và cơng khai, minh bạch NSNN.
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách, công khai ngân sách nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực trong thực thi nhiệm vụ quản lý ngân sách. Trọng tâm tích cực duy trì, vận hành các phần mềm, chương trình quản lý ngân sách: Chương trình Tabmis, Quản lý ngân sách (QLNS) 8.0, Thống kê tài chính, … nhằm kịp thời truy xuất dữ liệu, thống kê dữ liệu ngân sách
đáp ứng nhu cầu khai thác, cung cấp thơng tin về ngân sách địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn về công khai, minh bạch ngân sách.
4.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nghiêm túc chấp hành quy định của Luật NSNN về công khai, minh bạch ngân sách. Đồng thời gắn nội dung báo cáo công khai ngân sách trong các kỳ họp giao ban tài chính – ngân sách địa phương, kỳ họp thông qua dự thảo báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách địa phương trước khi trình HĐND Tỉnh.
- Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch ngân sách theo quy định của Luật, UBND Tỉnh cần yêu cầu cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng ngân sách tích cực vận dụng thêm các hình thức, phương thức cơng khai, minh bạch ngân sách phù hợp theo thông lệ tốt của quốc tế nhằm gia tăng mức độ minh bạch ngân sách địa phương. Qua đó, góp phần thích nghi với u cầu hội nhập quốc tế, nhất là trong tiến trình cải cách hành chính, nâng cao chỉ số đo lường về quản trị và cải cách hành chính PAPI, PAR-Index và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
- Cần quán triệt, thay đổi tư duy xem nhẹ hoặc né tránh việc công khai, minh bạch ngân sách của các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách mà nên xem đây là điều cần thiết phải công khai, minh bạch giúp cho cộng đồng được tham gia góp ý cùng nhà nước trong việc quản lý ngân sách đạt hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng quỹ ngân sách nhà nước.
- Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố tích cực tăng cường phổ biến, cơng khai thơng tin về ngân sách, tài sản nhà nước trên Trang điện tử với chuyên mục riêng cho nội dung công khai, minh bạch ngân sách nhằm thuận tiện cho các tổ chức, cơng dân được tiếp cận và góp ý sâu hơn về ngân sách, trừ một số nội dung phải bảo mật theo quy định.
- Sớm chỉ đạo cơ quan tài chính tham mưu UBND Tỉnh ban hành quy định về hình thức cơng khai “thơng tin tình hình vay và trả nợ của chính quyền địa
lang pháp lý để thực hiện công khai cũng như chấp hành đúng và đầy đủ quy định của Luật NSNN.
- Cần yêu cầu Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cũng như các Sở, Ban, Ngành liên quan rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài chính các cấp cũng như nhân lực vận hành ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nhằm phân bổ, bố trí phù hợp, đáp ứng nhu cầu tổ chức quản lý, điều hành ngân sách và thông tin công khai, minh bạch ngân sách được đầy đủ và đạt hiệu quả tốt nhất.
4.3.3 Đối với Hội đồng nhân dân Tỉnh
- Cần đưa vào chuyên đề giám sát hàng năm về tình hình chấp hành cơng khai ngân sách theo định kỳ nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình, quản lý ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan tài chính các cấp địa phương. Trong đó, cần mở rộng các đối tượng giám sát trong việc chấp hành quy định về cơng khai tình hình quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản công, kể cả lĩnh vực đầu tư cơng thuộc các dự án, cơng trình trên địa bàn tỉnh.
- Khi thảo luận thơng qua dự tốn ngân sách, quyết tốn ngân sách cần phải có nội dung giám sát liên quan đến vấn đề công khai, minh bạch ngân sách. Thực hiện đổi mới phương thức trình dự thảo ngân sách theo hướng cởi mở, cơng khai chi tiết các khoản mục ngân sách nhằm có ý kiến thảo luận và quyết định ngân sách được khách quan.
- Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các đối tượng công dân tại địa phương trong việc tham gia đóng góp ý kiến về các dự thảo ngân sách trước khi trình tại kỳ họp HĐND Tỉnh thơng qua bằng nhiều hình thức phong phú, dễ tiếp cận.
- Thường xuyên nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực giám sát của đại biểu HĐND Tỉnh. Nhất là việc phân cơng, bố trí đại biểu HĐND tham gia công tác trong Ban Kinh tế - Ngân sách phải có sở trường, am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính - ngân sách để thực hiện có hiệu quả cơng tác giám sát cơng khai, minh bạch ngân sách.
4.3.4 Đối với Bộ Tài chính:
- Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cơng khai cho các đối tượng hiện chưa có hướng dẫn hình thức cơng khai như: Tình hình phân bổ vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB.
- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các nguyên tắc công khai, minh bạch ngân sách theo thông lệ của quốc tế để tham mưu Chính phủ ban hành quy định bắt buộc thực hiện. Qua đó, góp phần mở rộng đối tượng, đổi mới phương thức công khai, minh bạch ngân sách cho phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước phát triển trên thế giới.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành công khai ngân sách tại địa phương thơng qua đầu mối cơ quan tài chính tỉnh. Đồng thời cần có quy định chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, đơn vị chấp hành không nghiêm quy định của Luật về công khai, minh bạch ngân sách.
4.3.5 Đối với cơ quan kiểm toán:
- Cần gắn nội dung kiểm tốn việc chấp hành cơng khai ngân sách vào chương trình kiểm tốn ngân sách hàng năm tại các địa phương để góp phần đánh giá tổng thể công tác quản lý, điều hành ngân sách và hiệu quả sử dụng ngân sách tại các địa phương thông qua việc công khai, minh bạch ngân sách.
- Thực hiện phổ biến và công khai báo cáo kiểm toán sau khi kết thúc các đợt kiểm toán ngân sách tại các địa phương qua các hình thức: Phương tiện truyền thông, trang điện tử v.v… nhằm thông tin kịp thời đến các tổ chức, công dân được biết để cùng nhà nước giám sát việc sử dụng ngân sách, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng trong quản lý, chi tiêu ngân sách.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát kết quả thực hiện các nội dung kiến nghị sau đợt kiểm tốn; đồng thời cơng khai kết quả thực hiện các kiến nghị của đồn kiểm tốn nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong việc chấp hành luật ngân sách.
4.3.6 Đối với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Tỉnh:
Thường xuyên tổ chức giám sát NSNN cộng đồng thông qua các thành viên mặt trận tổ quốc, gồm: Tiếp nhận thơng tin, đề nghị giám sát, chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát NSNN theo kế hoạch và quy định của pháp luật. Nội dung giám sát gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; tình hình thực hiện dự toán NSNN hàng năm, công khai NSNN hàng năm.