Kết quả phân tích mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tham nhũng vào luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đông nam á (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.3.Kết quả phân tích mơ hình hồi quy

Tác giả thực hiện ước lượng mơ hình hồi quy theo hai phương pháp: tác động cố định (fixed effect - FEM) và tác động ngẫu nhiên (random effect - REM). Nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để xem mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) hay tác động của cố định (FEM) phù hợp hơn trong nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn FDI ở các quốc gia Đơng Nam Á.

0.9571 > 0,05), mơ hình REM phù hợp hơn trong nghiên cứu này. Đồng thời, để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu sử dụng phương pháp sai số chuẩn điều chỉnh (heteroskedasticity robust standard error).

Ngoai ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng qt (FGLS) trong mơ hình. Theo Wooldridge (2002), phương pháp này cũng rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số và hiện tượng tự tương quan.

Bảng 5.3: Kết quả hồi quy mơ hình

Tên biến FEM REM FGLS

Chỉ số tự do không tham nhũng - FFC

0.0137* 0.0222*** 0.0197***

(2.05) (4.16) (3.36)

Tăng trưởng kinh tế - GDP 0.0887 0.1223** 0.1055

(1.38) (2.14) 1.39 Tuổi thọ - AGE -0.0235 -0.0459** -0.0548** (-0.89) (-2.19) (-2.21) Giáo dục - EDU 0.0168*** 0.0187*** 0.0138*** (3.48) (3.90) (3.22) Tỷ lệ phát triển kinh tế bình quân đầu người - PPP

-0.0147*** -0.0134*** -0.0104*

(-2.89) (-2.79) (-1.73)

Cơ sở hạ tầng – PORT -0.9019*** -0.8213*** -0.7841***

(-7.77) (-6.48) (-8.40)

Lãi suất cho vay nội địa - RATE -0.0686*** -0.0563*** -0.0695*** (-4.95) (-3.46) (-5.46) Độ mở thương mại - TRADE 0.0030** 0.0012 0.0015 (2.28) (1.01) (1.24)

Ghi chú: *, ** và *** lần lượt diễn tả ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%

Kết qủa hồi quy ở 3 mô hình hình đều cho thấy Chỉ số Tự do không tham nhũng (FFC) đều có hệ số hồi quy dương (βFEM = 0.0137 ở mức ý nghĩa 10%, βREM = 0.0222 ở mức ý nghĩa 1%, βFGLS = 0.0197 ở mức ý nghĩa 1%), điều này thể hiện chỉ số FFC biến động cùng chiều với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi hay nói cách khác, mức độ tham nhũng giảm có tác động tích cực vào việc thu hút dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngồi chảy vào các quốc gia Đơng Nam Á. Điều này phù hợp với quan điểm của Quazi (2014), Shleifer và Vishny (1993), Bliss và Di Tella (1997), và Aidt (2003),... khi các bài nghiên cứu cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường e dè khi phải chi trả các khoản chi phí ngồi kế hoạch, các khoản tiền khơng được ghi chép, hoặc không được công khai (tiền lót tay cho cán bộ quan liêu, hối lộ quan chức địa phương,…) dẫn đến làm gia tăng các chi phí liên quan đến hoạt động kinh tế. Kết quả này phản ánh đúng tình hình hiện nay tại các nước Đông Nam Á, khi phần lớn các nước đều thể hiện tình trạng yếu kém, sự không rõ ràng và không minh bạch trong hệ thống cơ quan hành chính cơng quyền, ngồi ra thu nhập bình qn tại các nước khá thấp so với thế giới đặc biệt là tiền lương của giới công chức, là nguyên nhân dễ phát sinh tham nhũng. Các nhà đầu tư nước ngoài, hầu hết đến từ các nền kinh tế phát triển, nơi có tình trạng tham nhũng thấp, sẽ có tâm lý e ngại khi họ buộc phải thay đổi cách làm việc và cách thức duy trì quan hệ với cơ quan địa phương, thậm chí chịu sự cạnh tranh khơng cơng bằng trong kinh doanh từ các công ty nội địa. Qua thống kê số liệu về tham nhũng và dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn năm 1995-2017, chỉ ra rằng các quốc gia có chỉ số FFC cao, điển hình là Singapore là quốc gia thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất; ngược lại, Lào, Myanmar và Campuchia là các quốc gia có chỉ số FFC trung bình thấp nên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia này thấp nhất khu vực.

Nhân tố tăng trưỏng GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mơ tả tình trạng kinh tế hiện tại, đại diện cho đà phát triển của một đất nước. Kết quả phân tích ở mơ hình REM cho thấy, ở mức ý nghĩa 5% hệ số GDP có tác động tích cực đối với dịng vốn FDI (βLNGDP = 0.122). Điều này, phù hợp với quan điểm của Fan và cộng sự (2007), Chen và Khan (1997), Mbekeani (1997),... các MNCs xây dựng bản sao nhà máy ở nước ngoài để phục vụ tốt hơn thị trường mục tiêu, giảm đầu vào chi phí thấp hơn, và thích ứng kịp thời với biến động của thị trường nơi đó. Thực tế hiện nay cho thấy, trong suốt thời gian dài, ASEAN trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trên Thế giới, điều đó đã tạo ra một cách nhìn nhận tích cực của các MNCs về khả năng sinh lợi khi rót vốn đầu tư vào khu vực này. Với việc Chính phủ các nước thực hiện

các chiến lược về ưu đãi đầu tư, mở cửa nền kinh tế,... là thời cơ cho các MNCs thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á, tận dụng lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý để mở rộng thị trường và tiết kiệm chi phí.

Tỷ lệ phát triển kinh tế bình qn đầu người (biến PPP) đi ngược lại với nghiên cứu của Alemu (2012), Quazi (2014) đó là nhân tố PPP sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đối với khả năng thu hút FDI. Cả hai mơ hình REM và FGLS đều cho thấy hệ số Beta<0 lần lượt ở mức ý nghĩa 10% và 5%, thể hiện biến PPP tác động tiêu cực tới thu hút FDI. Chỉ số PPP cho thấy các nước Đơng Nam Á có mức sống trung bình và thấp, sự biến động ngược chiều của PPP đối với nguồn vốn FDI thể hiện khu vực này không phải là thị trường tiêu thụ mục tiêu của các công ty đa quốc gia, sản phẩm làm ra không hướng tới khách hàng trong khu vực. MNCs đang tận dụng chi phí nhân cơng rẻ cộng thêm lực lượng lao động dồi dào để nâng cao năng lực sản xuất, từ đó xuất khẩu sản phẩm sang các nước có chỉ số PPP cao hơn, các nước được cho là thị trường mục tiêu của các công ty đa quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ,...).

Biến GDP và PPP phản ánh đúng một phần lý thuyết đầu tư quốc tế được xây dựng bởi Dunning (1981), đó là các cơng ty đa quốc gia tìm kiếm các mục tiêu là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô và tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại quốc gia sở tại để sản xuất hàng hóa, nguyên liệu tinh chế và sau đó xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, lực lượng lao động giá rẻ vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với khu vực, nếu như không tận dụng được giai đoạn dân số trẻ để phát triển kinh tế thì phải đối mặt với thực tế là người lao động khơng có đủ khả năng tài chính để trang trải cuộc sống khi tuổi thọ ngày một tăng lên, họ sẽ trở thành gánh nặng của xã hội về sau. Ngồi ra, các cơng ty đa quốc gia tiếp cận đầu tư, hướng vào việc tận dụng các nguồn lực sẵn có như tài ngun (biển, rừng, khí đốt,…), sau đó chế biến nhưng khơng phục vụ nhu cầu thị trường Đông Nam Á mà xuất khẩu tới các nước giàu, việc đầu tư này có đóng góp vào tăng trưởng GDP nhưng lại khơng mang lợi ích về xã hội khi người dân của nước sở tại lại không được hưởng thụ nguồn lợi từ nước nhà. Vấn đề thu hút FDI cũng sẽ không bền vững trong tương lại nếu các nguồn lực sẵn có giảm dần theo thời gian, khơng có biện pháp thay thế sẽ giảm sức hút đầu tư

nước ngồi.

Để tối đa hóa những lợi ích từ nguồn vốn FDI, các nước Đơng Nam Á không chỉ tiếp tục dựa vào lợi thế về lao động giá rẻ, mà cần phải cải thiện chất lượng lao động để thu hút đầu tư, đây là một yếu tố thể hiện cho khả năng thu hút FDI bền vững. Nếu như tuổi thọ (biến AGE) là nhân tố đại diện cho chất lượng chăm lo đời sống cũng như mức độ chăm sóc sức khỏe của quốc gia thì Giáo dục (EDU) đại diện cho trình độ tay nghề và khả năng tiếp thu của lao động nước đó. Kết quả hồi quy cho thấy cả hải biến AGE và EDU đều có biến đổi cùng chiều với dịng vốn FDI, sự tác động tích cực của chất lượng nhân lực lên dịng vốn FDI đã chứng minh các MNCs quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản xuất của Doanh nghiệp. Thực tế chứng minh rằng, ở Đông Nam Á, các MNCs thường đầu tư vào ngành sản xuất, lắp ráp, gia cơng,... những ngành ít sử dụng cơng nghệ hiện đại, mà tập trung sử dụng lao động phổ thơng có sức khỏe, thể chất tốt. Trong báo cáo đầu tư ASEAN năm 2016 cho thấy, ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất từ 18 tỉ USD năm 2014 lên 29 tỉ USD năm 2015, trong khi đó ngành dịch vụ lại giảm 21% giá trị đầu tư. Cùng với đó, trình độ tay nghề là yếu tố cực kỳ quan trọng thể hiện cho khả năng tiếp thu công nghệ của lao động nước chủ nhà, là một phần trong hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ của các nước đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn cơng nghệ thơng minh, tự động hố phát triển mạnh, thì nhu cầu sử dụng lao động có trình độ, tay nghề cao từ các cơng ty nước ngồi càng rõ ràng hơn. Vì vậy, có thể khẳng định chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị then chốt trong khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Khachoo và Khan (2012), Wheeler và Mody (1992) cho rằng Cơ sở hạ tầng chất lượng làm tăng năng suất lao động của đầu tư và vì vậy sẽ hấp dẫn FDI chảy vào nhiều hơn, còn hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư sẽ tăng cao. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy kết quả ngược lại, ở mức ý nghĩa 1%, ba mơ hình REM, FEM và FGLS đều đánh giá chất lượng hạ tầng yếu kém lại làm tăng nguồn vốn FDI ở Đông Nam Á. Điều này phù hợp với quan điểm của ODI (1997), cơ sở hạ tầng nghèo nàn vừa là trở ngại nhưng

lại vừa là cơ hội tốt cho hoạt động đầu tư quốc tế. Chính cơ sở hạ tầng nghèo nàn là cơ hội đầu tư cho các cơng ty nước ngồi, nếu chính phủ nước nhận đầu tư cho họ tham gia vào lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở đây. Báo cáo đầu tư Asean (2016) đã đánh giá, cơ sở hạ tầng đang dần trở thành động lực tăng trưởng chính của Đơng Nam Á, các nước trong khu vực đang tích cực xây dựng sân bay, đường cao tốc, và hệ thống giao thông công cộng hiện đại. Tuy nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng địi hỏi cần nhiều nguồn lực tài chính, cơng nghệ để thực hiện, điều mà các nước Đông Nam Á đa số đều không đủ tiềm lực để gánh vác. Để giải quyết vấn đề đó, các quốc gia Đơng Nam Á quay sang thu hút dịng vốn đầu tư từ những quốc gia giàu có ln sẵn sàng hợp tác đầu tư như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Trong những năm qua, nếu như các công ty Trung Quốc đầu tư mạnh trong việc xây dựng hạ tầng điện trong khu vực, với các dự án năng lượng lớn tại Lào, Myanmar, Malaysia,... thì nhiều cơng ty Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia đầu tư nâng cấp và xây dựng hạ tầng giao thông như đường cao tốc, cầu đường bộ, đường sắt,....Đặc biệt, xu hướng trong các năm tiếp theo, lĩnh vực hạ tầng viễn thông sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI.

Ở mức ý nghĩa 1%, kết quả nghiên cứu cho thấy biến RATE có hệ số Beta mang dấu âm, điều này thể hiện chi phí vốn vay trong nước được đánh giá có tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI, điều này phù hợp với thực tế, vì FDI là đầu tư dài hạn, nhà đầu tư thường dùng vốn vay để xây dựng nhà máy, phân xưởng, mua máy móc thiết bị… Do vậy, nếu lãi thấp, sẽ giúp giảm chi phí vốn của doanh nghiệp và ngược lại nếu lãi suất cao, họ sẽ có tâm lý e ngại đầu tư.

Cuối cùng, ở mức ý nghĩa 5%, ở mơ hình FEM Độ mở thương mại (biến TRADE) cho thấy có ảnh hưởng tích cực đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Alemu (2012), khi ông cho rằng mức độ mở cửa của nền kinh tế là một trong những yếu tố truyền thống tác động tới sự dịch chuyển của dòng vốn FDI. Đối với các MNCs có xu hướng đầu tư để sản xuất rồi xuất khẩu sản phẩm hồn thiện ra nước ngồi, thì việc Chính phủ có chính sách thắt chặt giao thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất,

lắp ráp và làm tăng chi phí khi xuất khẩu, dẫn đến giảm sức hút đầu tư. Tại Đông Nam Á, các quốc gia đều có chính sách mở cửa nền kinh tế, phản ánh xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mà điều này thể hiện rất rõ trong tầm nhìn và chiến lược của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ khi được thành lập, với chủ trương vừa thúc đẩy xây dựng một thị trường chung thông qua sự tự do di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động tay nghề, vừa thực hiện xây dựng một ASEAN mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu. Điển hình là nỗ lực thơng qua việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tiến hành thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế tồn diện khu vực (RCEP), đồng thời tích cực triển khai mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với các nước và khu vưc khác như Mỹ, liên minh châu Âu (EU), Canada, Nga,.... Ngoài ra, việc mở cửa thương mại là điều mà các MNCs quan tâm, với động cơ sâu xa là tận dụng các nước đang phát triển như các nước Đông Nam Á là một địa điểm cải thiện vị trí thương mại quốc tế của họ, vì Đơng Nam Á nằm liền kề với các quốc gia thị trường tiêu thu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tham nhũng vào luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đông nam á (Trang 47 - 54)