CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬ N– KIẾN NGHỊ
6.2. Gợi ý chính sách:
Với những lo ngại và rủi ro tiềm ẩn được nêu ở trên, và các kế hoạch đầy tham vọng của cộng đồng kinh tế ASEAN, lập trường chống tham nhũng hiện tại của Chính phủ các nước vẫn chậm và khơng đủ sức thay đổi tình hình thực tế. Tính minh bạch và chống tham nhũng phải được ưu tiên, với các kế hoạch hành động phải được theo dõi, tiến hành nhanh chóng để đảm bảo tăng trưởng bền vững và đạt được sự thịnh vượng của khu vực. Điều quan trọng là các quốc gia trong khu vực phải tự nhận ra và giải quyết những vấn đề này một cách khẩn trương. Giải quyết những thách thức chống tham nhũng này sẽ yêu cầu hành động ở cả cấp quốc gia và khu vực. Ở cấp quốc gia, các quốc gia phải tăng cường các nỗ lực chống tham nhũng của chính mình, ở cấp khu vực, các nước phải thúc đẩy và tăng cường hợp tác nỗ lực chống tham nhũng trên toàn khu vực để đối phó với các thách thức hiện có và đang nổi lên
Chính phủ các nước trong khu vực cần xây dựng các tiêu chuẩn khu vực chung về khung pháp lý, dựa trên các nguyên tắc và quy định của quốc tế. Có cơ chế hỗ trợ nhanh chóng cho các Chính phủ có năng lực hạn chế, để họ có thể nâng cao các tiêu chuẩn về khn khổ chống tham nhũng hợp pháp, tạo điều kiện chia sẻ, học tập và phân tích các ưu điểm, hạn chế giữa các nước thành viên để có thể tăng cường chung khung pháp lý liên quan, giám sát việc thực thi pháp luật của mình.
Các Quốc gia cần phải sửa đổi luật chống tham nhũng của Quốc gia mình với các cơ chế đảm bảo sự hoạt động độc lập của các cơ quan điều tra và truy tố, để họ có thể thực hiện các chức năng một cách hiệu quả, khơng chịu sự ảnh hưởng từ chính trị hay một thế lực có tiềm lực kinh tế nào. Đồng thời mở rộng chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan chống tham nhũng, để họ có thể điều tra và truy tố các vụ tham nhũng không chỉ của Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mà phải bao gồm cả các cơ quan nhà nước, thậm chí lãnh đạo của Quốc gia cũng phải nằm trong phạm vi theo dõi và điều tra.
Các Quốc gia cần xây dựng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực, nguồn tài chính đủ mạnh để giải quyết những trường hợp tham nhũng khơng chỉ trong nước mà cịn tham nhũng xuyên quốc gia. Để làm được điều đó, các nước thành viên ASEAN nên cùng nhau phát triển chương trình hợp tác và trao đổi để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Chính phủ các nước nên thiết lập các cơ quan chống tham nhũng liên chính phủ ở các cấp khác nhau, cùng nhau xây dựng và thông qua các cam kết chung về chống tham nhũng, tạo ra sự hợp tác thống nhất, liên Chính phủ về vấn đề này. Đồng thời, cần xác định các lĩnh vực ưu tiên để hợp tác, đáp ứng yêu cầu của từng quốc gia và phù hợp với đặc điểm chung của khu vực.
Cùng với việc xây dựng mơi trường hợp tác tồn diện, các nước cần đảm bảo không gian cho các tổ chức xã hội dân sự đóng góp vào sự phát triển của hệ thống luật pháp, chính sách và biện pháp chống tham nhũng
Các nước Đơng Nam Á cần có chính sách kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của các cơng ty đầu tư nước ngồi. Tham nhũng sẽ đưa đến tình trạng các cơ quan cơng quyền bỏ qua kiểm sốt q trình hoạt động, bng lõng quản lý, thậm chí che giấu cho các sai phạm của nhà đầu tư dẫn đến môi trường bị huỷ hoại, lao động bị bóc lột, nợ lương, chính phủ bị trốn thuế, nợ thuế….Điều này sẽ làm giảm giá trị tạo ra của các cơng ty nước ngồi cho Quốc gia sở tại, tại vì một phần giá trị sẽ được dùng để giải quyết những hậu quả nghiêm trọng kể trên.
Ngồi ra, việc chống tham nhũng khơng chỉ của Chính phủ mà cần sự tham gia của nhiều thành phần khác trong nền kinh tế:
- Các tổ chức xã hội, dân sự cần hỗ trợ Chính phủ trong việc phát triển các luật và chính sách mới, theo dõi các chính sách hiện có, giúp thiết lập các tiêu chuẩn mới, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời giám sát việc thực thi nhiệm vụ chống tham nhũng của các tổ chức, cơ quan, và các cấp lãnh đạo.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thương mại và hiệp hội doanh nghiệp xây dựng các phương pháp và chia sẻ chính sách, biện pháp và cơng cụ của họ trong việc thúc đẩy tính tồn vẹn, minh bạch và chống tham nhũng ở các ngành công nghiệp, các ngành kinh tế khác.
- Các tổ chức ngành nghề kinh doanh nên yêu cầu chính phủ và các cơ quan nhà nước thuộc khu vực ASEAN phát triển các chính sách rõ ràng, minh bạch, đảm bảo một sự cạnh tranh, sân chơi kinh tế bình đẳng. Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các quy định, chính sách liên quan về hợp tác kinh tế.
Nói tóm lại, việc chống tham nhũng và quản trị tốt là ngun tắc sống cịn của q trình hội nhập khu vực nhằm tiến tới một sân chơi bình đẳng, cơng bằng cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo hịa bình, an ninh lâu dài, tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội.