Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thơng lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính cơng khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS. Xét riêng về chuẩn mực tài sản, IAS/IFRS đang hướng tới

Trong đó: Ri: số lượng khoản mục xếp hạng Rank = i i = 1; 0.7; 0.3; 0

đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm bảo tính “liên quan” của thơng tin kế tốn đối với các đối tượng sử dụng, trong đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS. Mặc khác, Việt Nam chưa có thị trường, khung pháp lý cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong q trình đo lường của kế tốn. Tuy Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng có đề cập đến giá trị hợp lý trong một số trường hợp cụ thể, nhưng các căn cứ đề vận dụng giá trị hợp lý thì chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, trong hơn mười năm qua VAS đã không được cập nhật những sửa đổi bổ sung IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003.

Theo nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2012) được tiến hành nhằm xác định mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế, thông qua việc so sánh CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế liên quan đến 10 CMKT chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC. Kết quả phân tích cho thấy mức độ hài hịa bình qn là 68%. Mức độ hài hòa về mặt đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa về mặt khai báo thơng tin (57%). Mức độ hài hịa của các chuẩn mực liên quan đến doanh thu và chi phí cao hơn các chuẩn mực liên quan đến tài sản. Trong đó, mức độ hài hồ của chuẩn mực “Tài sản cố định vơ hình” (57,4%) thấp hơn mức trung bình (68%).

Từ nghiên cứu trước và dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán và các văn bản quy định liên quan về TS vơ hình đã được ban hành trong thời gian qua nên tác giả tin rằng các quy định của Việt Nam hài hòa chưa cao với các CMKT quốc tế về chuẩn mực TS vơ hình IAS 38 nên giả thuyết đặt ra là:

H1: Quy định về đo lường TS vơ hình của Việt Nam chưa hài hòa cao so với các CMKT quốc tế về TS vơ hình IAS 38.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 45 - 46)