Kết luận về giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 53 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết luận về giả thuyết

Như kết quả tính tốn ở trên, ta thấy mức độ hài hịa chung chỉ đạt ở mức trung bình, vì vậy chấp nhận giả thuyết H1 “Quy định về đo lường TS vơ hình của

Việt Nam chưa hài hòa cao so với các CMKT quốc tế về TS vơ hình IAS 38”.

Thơng tư 200/2014/TT-BTC ra đời với nhiều quy định chặt chẽ hơn, ban hành nhiều tài khoản kế toán, cũng như cập nhật nhiều hướng xử lý trong những trường hợp mức độ hài hịa có cải thiện nhưng khơng đáng kể. Điều đó cho thấy tại Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa quá trình xây dựng, hồn thiện VAS để có thể tiến tới hội tụ với quốc tế như mục tiêu đề ra.

Bảng 4.3: Phân tích các điểm khác biệt cơ bản giữa VAS và IAS về TSCĐ vơ hình

Chỉ tiêu

so sánh

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 04)

Chuẩn mực kế toán Quốc tế

(IAS 38)

1. Định nghĩa về TSCĐ vơ hình

“Tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác theo phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố

“Một tài sản cố định vơ hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và khơng có hình thái vật chất cụ thể”.

định vơ hình”.

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình

Tương tự IAS 38, ngoại trừ chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định thêm các điều kiện để ghi nhận tài sản vơ hình:

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

- Thoả mãn tiêu chuẩn về giá trị (hiện nay là trên 30 triệu VNĐ)

Một tài sản vơ hình được ghi nhận là tài sản cố định vơ hình phải thoả mãn định nghĩa của tài sản cố định vơ hình, và chỉ khi:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại và

- Nguyên giá của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. 2. Xác định nguyên giá TSCĐ vơ hình. Trường hợp TSCĐ vơ hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng - Chỉ có một cách ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vơ hình là bằng giá trị hợp lý ban đầu cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

- Ngoài cách ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vơ hình như trên thì doanh nghiệp cịn có thể ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vơ hình theo một giá trị danh nghĩa (nominal amount) (giá trị này được xác định theo các quy định của IAS 20 – Accounting for

Government grants and

Disclosure of Government

Assistance) cộng thêm một số chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

trị sau ghi nhận ban đầu

phương pháp giá gốc để xác định giá trị tài sản cố định vơ hình và khơng đề cập đến giá trị tổn thất luỹ kế trong nguyên giá của tài sản cố định vơ hình.

- Phương pháp đánh giá lại không được chấp nhận trừ một số trường hợp đặc biệt. Giá trị tổn thất không được đề cập đến trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Phương pháp chuẩn (phương

pháp giá gốc): Sau ghi nhận ban đầu, tài sản cố định vơ hình được theo dõi theo giá trị còn lại xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế

- Phương pháp thay thế

(phương pháp đánh giá lại): Sau ghi nhận ban đầu, tài sản cố định vơ hình được theo dõi theo giá trị đánh giá lại bằng giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế.

4. Chi phí trước hoạt động

Cho phép ghi nhận chi phí phát sinh nhằm đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo và chi phí đào tạo nhân viên trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập; chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí dịch chuyển địa điểm được ghi nhận là chi phí sản

Được tính tồn bộ vào chi phí trong kỳ

xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

5. Giá trị cịn lại

có thể thu hồi - tổn thất tài sản

Không được đề cập trong chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Doanh nghiệp nên ước tính giá trị thu hồi của những tài sản cố định vơ hình ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản khơng có biểu hiện giảm giá trị:

- Tài sản cố định vơ hình khơng trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng; và

- Tài sản cố định vơ hình đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng

6. Giá trị thanh lý của TSCĐ vơ hình

- u cầu không thay đổi giá trị thanh lý ước tính khi có thay đổi về giá cả và giá trị.

- Yêu cầu giá tri thanh lý ước tính phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối kỳ kế toán. - IAS 38 còn quy định trong trường hợp giá trị thanh lý ước tính tăng đến mức bằng hoặc vượt quá giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao của tài sản sẽ được xác định là bằng 0 và tiếp tục như thế đến khi giá

trị thanh lý của tài sản được giảm xuống dưới giá trị còn lại của tài sản.

7.Trình bày báo cáo tài chính:

- Yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do khi doanh nghiệp quyết định khấu hao một TSCĐ vơ hình trên 20 năm (khi đưa ra các lý do này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản).

- VAS 04 đưa quyền sử dụng đất vào danh mục TSCĐ vơ hình

- Yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày giá trị cịn lại của TSCĐ vơ hình tạm thời khơng sử dụng và giá trị cịn lại của TSCĐ vơ hình đang chờ thanh lý.

- VAS 04 không yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất và định lượng những thay đổi trong ước tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán hiện tại và các

- Không quy định điều này vì IAS 38 khơng đưa ra một thời gian sử dụng hữu ích tối đa cho TSCĐ vơ hình.

- IAS 38 khơng đề cập đến loại TSCĐ vơ hình này.

- IAS 38 không yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày những vấn đề này.

- Yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất và định lượng những thay đổi trong ước tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế tốn sau. Đó là những thay đổi trong ước tính kế toán liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vơ hình, phương pháp khấu hao và giá trị thanh lý của TSCĐ vơ hình.

kỳ kế tốn sau.

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Bên cạnh những khác biệt cụ thể trong quy định của các CMKT đã gây ra mức độ hài hòa thấp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế đã được phân tích ở trên, các nguyên nhân có ảnh hưởng đến mức độ hài hòa thấp giữa VAS với IAS của toàn bộ hệ thống CMKT Việt Nam và các chuẩn mực liên quan đến TSCĐ vơ hình đang nghiên cứu nói riêng như sau:

Ngun nhân về phía quy trình soạn thảo CMKT

 VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban

hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó khơng được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003; Bên cạnh đó, các hướng dẫn kế tốn được ban hành bởi Vụ chế độ kế toán kiểm toán dựa trên các chuẩn mực được ban hành nhằm hướng dẫn cho việc thực hành kế tốn mà khơng tham khảo ý kiến của người dùng như doanh nghiệp, cơng ty kiểm tốn nên gây ra một số mâu thuẫn giữa chuẩn mực và chế độ kế toán.

 Một số nội dung kế toán chỉ được quy định trong CMKT của Việt Nam mà

không được đề cập trong IAS và ngược lại như các quy định về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng vốn chỉ có trong VAS 04 mà khơng được quy định trong IAS 38; đối với vấn đề đánh giá lại tài sản thì chỉ được quy định ở IAS mà không được quy định ở VAS…

 Dù đã đưa vào thuật ngữ giá trị hợp lý để ghi nhận việc trao đổi tài sản cố định, doanh thu, cơng cụ tài chính nhưng các văn bản liên quan chưa thống nhất về định nghĩa hay chưa có hướng dẫn chi tiết cơ sờ đo lường này.

 Một số quy định trong VAS và IAS có sự khác biệt như đối với chi phí phát

sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp, đối với IAS khơng được tính vào nguyên giá TSCĐVH mà ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, đối với VAS thì cho phép phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm; đối với vấn

lý do khi doanh nghiệp quyết định khấu hao một TSCĐ vơ hình trên 20 năm cịn IAS khơng quy định điều này vì IAS 38 khơng đưa ra một thời gian sử dụng hữu ích tối đa cho TSCĐ vơ hình.

Nguyên nhân từ cơ sở pháp lý hệ thống kế toán Việt Nam cho kế toán TS

 Hạn chế từ các quy định pháp lý cao nhất về kế toán TS: Điều 7- Luật Kế

toán quy định: “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.” trong khi đó các quốc gia khác đang áp dụng giá trị hợp lý vì vậy sẽ cản trở việc áp dụng giá trị hợp lý trong đo lường tài sản Quy định về mọi tài sản của DN.

 Hạn chế từ VAS 01 - chuẩn mực chung: Là chuẩn mực mang tính khn mẫu trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng VAS 01 vẫn chưa thể đóng vai trị tương tự như Khn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày BCTC (IAS framework) bởi chưa đề cập rõ mục đích và đối tượng sử dụng thơng tin trên BCTC như IAS framework. Hạn chế này sẽ làm mất tính định hướng các hoạt động kế toán đặc biệt định hướng về thông tin trọng yếu công bố cho các đối tượng sử dụng.

Bàn luận

Dựa vào một số bài nghiên cứu trước, luận văn này đã kế thừa và tổng hợp lý thuyết về hài hịa kế tốn và khái qt về hệ thống CMKT Việt Nam và quốc tế làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích cụm mờ của Qu and Zhang (2010) để đánh giá đo lường đã được xếp hạng với các điểm tương ứng là 1; 0.7; 0.3 và 0, phương pháp này được sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu về mức độ hài hoà giữa CMKT Việt Nam và quốc tế.

Tuy nhiên, luận văn này có những điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước như: tổng hợp lý thuyết về mức độ hài hòa giữa quy định về đo lường TSCĐ vơ hình của Việt Nam so với CMKT quốc tế, xác định mức độ hài hòa giữa quy định về đo lường TSCĐ vơ hình, đưa ra một số đề xuất nâng cao mức độ hài hòa.

Kết luận chương 4:

Bằng việc so sánh các nhóm khoản mục giữa hai hệ thống chuẩn mực, tính tốn mức độ hài hồ và kiểm định ý nghĩa thống kê của các phép tính, luận văn đã kiểm định giả thuyết H1 nêu ở chương 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài hoà giữa các CMKT về TSCĐ vơ hình của Việt Nam và thế giới cịn thấp vì thế giả thuyết H1 đặt ra ban đầu là đúng, bên cạnh đó, khi thơng tư 200/2014/TT-BTC ra đời mức độ hài hoà được cải thiện nhưng chưa đáng kể.

Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến mức độ hài hồ thấp giữa các CMKT về TSCĐ vơ hình của Việt Nam với CMKT quốc tế là do một số nội dung kế toán chỉ được quy định trong CMKT của Việt Nam không được đề cập trong CMKT quốc tế và ngược lại. Bên cạnh đó cịn có những nguyên nhân khác như môi trường pháp lý, soạn thảo.

Kết quả nghiên cứu này sẽ được vận dụng nhằm đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn chỉnh CMKT Việt Nam về TSCĐ vơ hình sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài hoà các quy định về tài sản cố định vô hình giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 53 - 61)