Trễ của lạm phát kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường lạm phát kỳ vọng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

2. Khung lý thuyết về lạm phát kỳ vọng và tổng quan các kết quả

2.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về lạm phát kỳ vọng

2.3.3 trễ của lạm phát kỳ vọng

Nghiên cứu của Windram (2007) cho rằng sự tác động của những nhân tố xã hội – kinh tế tới nhận thức và từ nhận thức tác động tới kỳ vọng là có độ trễ nhất định, khi nền kinh tế xuất hiện các cú sốc thì phải mất một khoảng thời gian để kỳ vọng lạm phát thay đổi. Tốc độ thay đổi tùy thuộc vào: độ dài của cú sốc, phản ứng chính sách của NHTW và cách thức tạo lập kỳ vọng lạm phát. Do vậy, từ ý tưởng này NHTW nên phản ứng và thực hiện những biện pháp quyết liệt, hiệu quả ngay khi cú sốc xảy ra để bình ổn tâm lý thị trường nhằm giữ cho kỳ vọng lạm phát dài hạn của công chúng ổn định. Có như vậy thì việc kéo tỷ lệ lạm phát về mức mục tiêu sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nghiên cứu của Mankiw và đồng sự (2003) cho rằng tốc độ thay đổi kỳ vọng cịn phụ thuộc vào tốc độ thơng tin được truyền đi. Tác giả cho rằng thông tin được truyền đi một cách rất chậm chạp hoặc thậm chí cịn bị mất mát khi tới công chúng (thông tin bất cân xứng). Điều này làm cho phản ứng của công chúng bị lệch về thời gian, kém chính xác và không đồng nhất làm xuất hiện hiện tượng phân tán kỳ vọng lạm phát trong công chúng.

Nghiên cứu của Blanchflower và Maccoille (2009) cho rằng mặc dù cơ chế hình thành kỳ vọng thì tương đối giống nhau tuy nhiên mỗi cá nhân lại có kỳ vọng lạm phát tương đối khác nhau. Điểm khác nhau này phụ thuộc vào giới tính, địa vị, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thậm chí cả vị trí địa lý nơi đối tượng khảo sát sinh sống. Bên cạnh đó, thì trong một số điều kiện nhất định, tình trạng thất nghiệp cao của nền kinh tế cũng khiến chất lượng dự báo giảm, do người lao động bị giảm khả năng mặc cả về tiền lương và họ sẽ đưa mối quan tâm về lạm phát xuống hàng thứ yếu.

Việc hiểu rõ những cơ chế, quá trình cũng như những lệch lạc trong việc hình thành kỳ vọng lạm phát như đã được trình bày ở trên đóng vai trị quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách vị mơ nhằm đối phó với các cú sốc nội sinh và ngoại sinh không mong đợi của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường lạm phát kỳ vọng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)