Mơ hình phân bố trễ tự hồi quy ARDL của Perasan, Shin và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường cong chữ j song phương giữa việt nam và bảy đối tác thương mại lớn , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mơ hình nghiên cứu

3.1.1 Mơ hình phân bố trễ tự hồi quy ARDL của Perasan, Shin và

Mơ hình ARDL là một kỹ thuật đồng liên kết mới được các nhà kinh tế Đại học Cambridge, Anh phát triển (Perasan và Shin năm 1995; Perasan và cộng sự năm 2001).

Phương pháp kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến hồi quy độc lập khi chưa biết chính xác hồi quy là dừng có xu hướng I(0) hay dừng ở sai phân bậc I(1). Phương pháp này dựa trên cơ sở kiểm định t và kiểm định F tiêu chuẩn, được dùng để kiểm định mức ý nghĩa tại các độ trễ của các biến.

Nghiên cứu Đường cong chữ J song phương giữa Thái Lan và các đối tác thương mại lớn năm 2001 sử dụng phương trình theo mơ hình hiệu chỉnh sai số như sau:

ln TBjt = a + b ln YTHt + c ln Yjt + d ln REXjt + εt (2.1)

và được đưa về dạng phương trình theo mơ hình ARDL:

LnTBj,t = a0+∑n bi LnTBt-i

i=1 +∑n ci LnYTH,t-i

i=1

+∑n di LnYj,t-i

i=1 +∑n fi LnREXj,t-i+ 1LnTBj,t-1

i=1 .

+ 2LnTBTH,t-1+ 3LnYj,t-1+ 4LnREXj,t-1+ t

(2.2)

Phương pháp của Perasan và Shin tránh được việc phân nhóm các biến thành

I(0) hay I(1), và không giống với các kiểm định đồng liên kết tiêu chuẩn, phương

pháp này không cần thực hiện tiền kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Pre-

testing). Theo phương pháp Pesaran và Shin, ước lượng phương trình (2.2) được

- Bước 1. Giả thiết không là không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến

TBj,t, YTH,t, Yj,t và REXj,t , nghĩa là H0: 1= 2= 3= 4=0. Giả thiết đối H1: 1≠0,

2≠0, 3≠0, 4≠0.

Thống kê kiểm chứng giả thiết không tương tự như kiểm định F, nhưng không

cần quan tâm các biến là I(0) hay I(1). Trong nghiên cứu của Pesaran và cộng sự

(1996) đã thiết lập 2 tập giá trị. Một tập giả định tất cả các biến là I(1) và tập kia giả định rằng tất cả là I(0). Điều này cung cấp một dãy bao gồm tất cả cách phân loại có

thể của các biến vào I(1) và I(0) hoặc ngay cả phối hợp ở mức độ nhỏ. Nếu giá trị

kiểm định F lớn hơn giá trị biên trên, giả thuyết không bị bác bỏ, nghĩa là các biến có đồng liên kết. Nếu giá trị kiểm định F nhỏ hơn giá trị biên dưới thì chấp nhận giả

thuyết khơng, nghĩa là khơng có đồng liên kết giữa các biến. Tuy nhiên, nếu kiểm

định F nằm vào khoảng giữa hai biên thì khơng thể kết luận được và cần phải kiểm định trước tính dừng của các biến.

- Bước 2. Ước lượng phương trình (2.2) theo mơ hình hiệu chỉnh sai số hoặc mơ hình phân phối độ trễ của các biến.

3.1.2 Mơ hình nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu “Đường cong chữ J song phương giữa Thái Lan và các

đối tác thương mại lớn” năm 2001, hai nhà kinh tế học Mohsen Bahmani-Oskooee

và Tatchawan Kantipong thuộc Khoa Kinh tế và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế trường Đại học Wisconsin-Milwaukee _ Mỹ đã thiết kế mơ hình cán cân thương mại dựa trên mơ hình chuẩn của Rose và Yellen năm 1989 về thương mại song phương giữa hai quốc gia để kiểm chứng hiện tượng đường cong chữ J giữa Thái Lan và năm đối tác thương mại lớn nhất: Đức, Nhật, Singapore, Anh và Mỹ. Mơ hình sử dụng số liệu được thống kê theo từng quý, trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 1973 đến quý 4 năm 1997, được thể hiện dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính logarithm như sau:

ln TBjt = a + b ln YTHt + c ln Yjt + d ln REXjt + εt

TBj : Là một thước đo đánh giá cán cân thương mại, được định nghĩa là tỷ lệ

giữa xuất khẩu của Thái Lan đến quốc gia j và nhập khẩu của Thái Lan từ quốc gia j.

YTH : Đo lường thu nhập thực của Thái Lan, được thể hiện dưới hình thức chỉ

số (Index).

Yj : Là chỉ số thu nhập thực của đối tác thương mại j.

REXj : Là tỷ giá hối đoái thực song phương giữa đồng Baht của Thái Lan và

đồng tiền của từng đối tác thương mại. Chỉ số này được tác giả tính tốn bằng cơng

thức: REXj = Pj.NEXj/PTH.

Trong đó, PTH là CPI của Thái Lan; Pj là CPI của đối tác thương mại; NEXj là

tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương, được định nghĩa là giá đồng Baht so với một đơn vị tiền tệ của đối tác thương mại j. Như vậy, sự tăng lên của REX phản ánh sự giảm giá thực của đồng Baht.

Trong bài luận văn này, tác giả kế thừa mơ hình nghiên cứu của Bahmani- Oskooee và Kantipong vì Bahmani-Oskooee là nhà kinh tế học đã có nhiều nghiên cứu có giá trị về đường cong chữ J. Bên cạnh đó, nghiên cứu về Thái Lan là một quốc gia châu Á có khá nhiều điểm tương đồng về thương mại quốc tế với Việt Nam.

Mơ hình thực nghiệm nghiên cứu hiệu ứng đường cong chữ J song phương giữa Việt Nam và bảy đối tác thương mại lớn: Úc, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,

Singapore, Thái Lan và Mỹ trong khoảng thời gian 23 năm từ năm 1990 đến năm

2012.

Mơ hình cụ thể như sau:

ln TBjt = a + b ln YVN,t + c ln Yjt + d ln REXjt + εt

trong đó:

TBj : Đo lường cán cân thương mại Việt Nam, định nghĩa là tỷ lệ giữa xuất

Có ba lý do chọn lựa định nghĩa cán cân thương mại là tỷ số giữa xuất khẩu và nhập khẩu (thay vì là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu như một số nghiên cứu truyền thống trước đây):

- Thứ nhất, điều này giúp cho chúng ta có thể biểu diễn cán cân thương mại dưới hình thức logarithm. Nếu định nghĩa là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu, thì trong trường hợp cán cân thương mại thâm hụt mang giá trị âm sẽ khơng tính được logarithm.

- Thứ hai, việc tính tốn dưới hình thức tỷ lệ như thế này sẽ không bị ảnh hưởng của đơn vị đo lường. Trong một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi đơn vị đo lường (Ví dụ như nghiên cứu của Mies_1979 và Himarios_1989).

- Cuối cùng, nghiên cứu Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) đã cho thấy việc sử dụng tỷ lệ để đo lường tỷ lệ phản ánh được cán cân thương mại thực và cán cân thương mại danh nghĩa.

YVN : Đo lường thu nhập thực của Việt Nam, được thể hiện dưới hình thức chỉ

số (Index) để không bị phụ thuộc vào đơn vị đo lường. Tác giả tính tốn chỉ số tăng trưởng GDP thực của Việt Nam tại thời điểm t so với năm gốc 2005.

Yj : Là chỉ số tăng trưởng GDP thực của đối tác thương mại j tại thời điểm t so

với năm gốc 2005.

REXj : Là tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Việt Nam và đối tác thương

mại j, được tính tốn bằng cơng thức: REXj = Pj.NEXj/PVN

Trong đó, PVN là CPI của Việt Nam; Pj là CPI của đối tác thương mại j; và

NEXj là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương của Việt Nam với từng đối tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đường cong chữ j song phương giữa việt nam và bảy đối tác thương mại lớn , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)