CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN
5.2 Một số gợi ý đề xuất trong công tác điều hành tỷ giá và cải thiện cán
thƣơng mại
5.2.1 Cân nhắc quan điểm về đóng góp của tỷ giá cho vấn đề giảm nhập siêu
Để giải quyết tình trạng nhập siêu cao và dai dẳng trong thời gian qua, chính sách giảm giá đồng nội tệ vẫn được xem là một công cụ can thiệp chủ yếu. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc giảm giá VNĐ chỉ có tác
động cải thiện đối với 2 trong 7 đối tác thương mại trong giai đoạn 1990 – 2012. Điều này cho thấy rằng nên cân nhắc quan điểm về đóng góp của tỷ giá cho vấn đề giảm nhập siêu, chính sách định giá thấp VNĐ có thực sự đóng góp hiệu quả cho nỗ lực giảm nhập siêu?
Bên cạnh biến tỷ giá hối đoái, các biến số vĩ mơ khác cũng góp phần khơng nhỏ vào việc khuyến khích xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại, như biến GDP của Việt Nam cũng góp phần cải thiện cán cân thương mại song phương ở trường hợp Thái Lan trong nghiên cứu thực nghiệm.
5.2.2 Xem xét tác động gộp của điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thƣơng mại
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ngoại trừ trường hợp Úc và Trung Quốc tồn tại độ trễ của tác động điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thương mại song phương, 5 trong 7 trường hợp cịn lại đều có bậc độ trễ bằng 0, điều này có nghĩa là tác động của điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thương mại (nếu có) chỉ tích cực trong khoảng thời gian ít hơn một năm rồi lại trở về trạng thái ban đầu. Như vậy, nhìn chung chính sách điều chỉnh tỷ giá hầu như khơng cải thiện được căn bản tình hình nhập siêu của nền kinh tế.
Việc giá trị nhập khẩu giảm khơng đáng kể có thể được giải thích là phần lớn hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, xuất khẩu khơng tăng như kỳ vọng có thể do phần lớn hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam đều sử dụng tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu lớn, do đó chi phí đầu vào gia tăng ảnh hưởng đến giá đầu ra.
5.2.3 Xem xét các nguyên nhân cơ bản của vấn đề thâm hụt thƣơng mại
Trong giai đoạn 1990 – 2012, tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị thương mại trung bình khoảng 19% mỗi năm (Phụ lục 1.4). Trong suốt 23 năm này, chỉ có 3 lần tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu giảm là trong các năm 1991, 1998 và 2009.
Trong 10 năm gần đây (2003-2012), tốc độ tăng trưởng trung bình là 21% mỗi năm; đặc biệt trong năm 2007, tốc độ này lên đến 31%. Giá trị xuất khẩu/GDP tăng
từ 39% năm 1990 lên đến 78% năm 2012; nhập khẩu/GDP tăng từ 44% lên đến 79% trong cùng kỳ; khiến cho tổng giá trị thương mại tăng từ 83% lên đến 157%.
Tất cả những điều này thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế; nhưng đi kèm với nó là tình trạng nhập siêu kéo dài và dai dẳng. Cán cân thương mại luôn thâm hụt trong suốt thời gian nghiên cứu 23 năm; đặc biệt, trong 2 năm 2007 và 2008, tỷ lệ thâm hụt chiếm đến 29% giá trị xuất khẩu.
Điều kiện cần và đủ để giải quyết được vấn đề nhập siêu cao và kéo dài là phải phân tích từ gốc rễ vấn đề_các nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến động về cán cân thương mại. Như đã phân tích ở phần trên, vấn đề cơ cấu xuất nhập khẩu là một yếu tố quan trọng. Việc tồn tại một tỷ lệ khá cao trong nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước là một điểm yếu của cán cân thương mại Việt Nam. Do đó, cần phải chú trọng đầu tư và phát triển các ngành kinh tế phụ trợ nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các ngành sản xuất; vì nếu một nền kinh tế vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu thì sẽ dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngồi.
Bên cạnh đó, các hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam như lương thực, dệt may… cũng phải dựa vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu (Ví dụ nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu cho ngành lương thực; nhập khẩu bông, sợi cho ngành dệt may…). Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu cịn yếu kém nên khả năng tăng xuất khẩu vẫn còn bị hạn chế. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu về hàm lượng lẫn giá trị, tập trung vào các mặt hàng chủ lực có chất lượng, thương hiệu nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững thể hiện nỗ lực mang tính chiến lược để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại.
Nền sản xuất hàng hóa Việt Nam hiện vẫn có năng suất lao động thấp, cơng nghệ lạc hậu, chủ yếu là gia cơng nên tính cạnh tranh khơng cao. Để nâng sức cạnh tranh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, cịn cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp tốt hơn các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, xã hội và hoạch
định tầm nhìn chiến lược. Do đó, bài tốn lớn nhất là phải xử lý tổng thể để nâng sức cạnh tranh chứ không chỉ dựa vào tỷ giá.
5.2.4 Lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp với nền kinh tế
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Theo IMF (Thể hiện ở Phụ lục 5.1), đây là nhóm cơ chế neo tỉ giá với biên độ được điều chỉnh (Crawling bands). NHNN cơng bố tỷ giá giao dịch bình qn liên ngân hàng theo tỷ giá VNĐ/USD (Phụ lục 3.5) và biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức (Phụ lục 5.2). Với việc quy định biên độ tỷ giá, các NHTM có thể chủ động hơn trong việc niêm yết tỷ giá giao dịch và giảm bớt căng thẳng trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, việc ấn định biên độ quá lớn hoặc quá nhỏ không phù hợp tình hình kinh tế sẽ gây ra những ảnh hưởng đế thị trường ngoại hối. Ví dụ như biên độ hẹp làm cho tỷ giá ít bị biến động nhưng cũng có thể làm tỷ giá trên thị trường tự do tăng cao gây ra hiện tượng găm giữ USD.
5.2.5 Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt
Tỷ giá là biến số vĩ mơ có tính chất nhạy cảm và phức tạp. Việc điều hành chính sách tỷ giá không chỉ tác động đến tình hình kinh tế quốc tế, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân và các cơ hội của doanh nghiệp. Việc neo giữ tỷ giá bất chấp các quy luật của thị trường sẽ làm cho môi trường kinh doanh trở nên rủi ro, làm giảm sút lịng tin của người dân vào Chính phủ.
Hiện nay, bên cạnh các chính sách điều chỉnh tỷ giá, NHNN cũng có những biện pháp quản lý khác như quy định về biên độ tỷ giá. Với việc điều chỉnh biên độ trong từng giai đoạn, NHNN có thể linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tỷ giá để bình ổn thị trường. Cho đến nay, biên độ tỷ giá vẫn được duy trì ở mức +/- 1% theo quy định được NHNN công bố từ ngày 11/02/2011; việc ổn định chính sách là điều tốt nhưng cũng phải xem xét đến tình hình phát triển của nền kinh tế, nên chăng việc điều chỉnh biên độ để phù hợp với giai đoạn hiện nay?
Trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế, cần thận trọng khi xem xét vấn đề phá giá hay neo tỷ giá với biên độ thích hợp. Tính linh hoạt trong chính sách
về tỷ giá thể hiện qua việc điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, xem xét tỷ giá trong mối tương quan với cán cân thương mại và các chính sách khác.
5.2.6 Xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ
Đồng USD đóng một vai trị quan trọng trên thị trường ngoại hối Việt Nam; đồng tiền này được sử dụng trong hầu hết các giao dịch liên quan đến ngoại tệ. Có thể nhận thấy cơ chế tỷ giá mà Việt Nam đang thực hiện trong những năm qua được xác lập khá chặt chẽ theo đồng USD. Bên cạnh đó, tỷ giá giao dịch bình qn liên ngân hàng do NHNN công bố được chọn là tỷ giá VNĐ/USD (Phụ lục 3.5).
Tuy nhiên bên cạnh Mỹ, vẫn cịn có nhiều đối tác chiếm tỷ trọng cao trong thị phần thương mại với Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc chiếm trung bình 15%, Nhật chiếm 12% trong giai đoạn 1990 – 2012 (Phụ lục 1.1). Nếu xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ gồm đồng tiền của những đối tác chiếm tỷ trọng thương mại cao sẽ phản ánh tốt hơn về sức mua của đồng nội tệ so với đồng tiền của các đối tác lớn. Bên cạnh đó, việc xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ cũng có thể tạo điều kiện tốt cho môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc thanh toán và ra quyết định phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình, tránh được rủi ro khi lệ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền.
Để thực hiện biện pháp này, NHNN cần phải minh bạch về phương pháp xác định và rổ tiền tệ nhằm giúp doanh nghiệp chọn lựa định hướng chiến lược kinh doanh một cách phù hợp.
5.3 Những hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo Hạn chế của luận văn:
Do những hạn chế về quá trình thu thập dữ liệu cũng như kỹ năng của tác giả, luận văn vẫn chưa phân tích được chi tiết các khía cạnh của cán cân thương mại Việt Nam. Tác giả chỉ nghiên cứu thực nghiệm đối với chuỗi dữ liệu theo năm trong giai đoạn 1990 – 2012, đây là khoảng thời gian chưa được xem là dài hạn đối với một mơ hình cán cân thương mại.
Đề xuất một số hƣớng phân tích tiếp theo của đề tài:
- Nghiên cứu thực nghiệm mơ hình cán cân thương mại song phương theo
chuỗi dữ liệu quý để thấy được tác động các bước trễ ngắn hạn hơn.
- Nghiên cứu thực nghiệm cán cân thương mại đa phương theo dữ liệu
thương mại tổng hợp để thấy được tác động tổng qt của mơ hình.
- Nghiên cứu khía cạnh hệ số co giãn theo giá của xuất khẩu và nhập khẩu để
thấy được cụ thể tác động tích cực của phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại theo điều kiện Marshall-Lerner.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Bộ Kế hoạch và đầu tư. Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền
kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO. Hà Nội tháng 5 năm 2010.
Dự án hỗ trợ thương mại đa biên. Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt
Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO. Hà Nội, tháng 10 năm
2009.
Nguyễn Ngọc Bảo. Nhập siêu ở Việt Nam qua các góc nhìn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tháng 8 năm 2013.
Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Tài Chính Quốc Tế. TP.HCM năm 2011.
Nguyễn Ngọc Thơ. Chính sách tỷ giá hậu WTO. Tạp chí Phát triển Kinh tế. Tháng 09 năm 2006.
Nguyễn Thị Ngọc Trang. Chống lạm phát: phải tìm đúng bệnh. Thời báo Kinh tế
Sài gòn. Tháng 3 năm 2008.
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm
Văn Hà, 2010. Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế. Bài
Nghiên cứu NC-21 của VEPR.
Trần Hoàng Ngân, 2001. Thanh toán quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê.
Từ Cao Ánh. Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt
Nam với năm đối tác lớn. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. TP.HCM năm 2010.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2012. Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô
đến con đường tái cơ cấu. Nhà xuất bản Tri thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
Abdorreza Soleymani and Behnaz Saboori, 2011. The J-curve: Evidence from
Commodity Trade Between Malaysia and Japan. The International Journal of
Applied Economics and Finance, 6, 64-73.
Bahmani-Oskooee, M. and Artatrana Ratha, 2007. The Bilateral J-Curve: Sweden
vesus her 17 Major Trading Partners. Applied Economics, 4(1), 1-13.
Bahmani-Oskooee, M. and Hanafiah Harvey, 2010. The J-Curve: Malaysia vesus
her Major Trading Partners. Applied Economics, 42, 1067-1076.
Bahmani-Oskooee, M. and Rajarshi Mitra, 2009. The J-Curve at the Industry Level:
Evidence from US - India Trade. Economics Bulletin, Volume 29, Issue 2.
Bahmani-Oskooee, M. and Ratha, Artatrana, 2004. The J-Curve: A Literature
Review. Applied Economics, 36, 1377-1398.
Bahmani-Oskooee, M. and Tatchawan, K., 2001. Bilateral J-Curve between
Thailand and her Trading Partners. Journal of Economic Development, 26, 107-17.
elibrary-data.imf.org/DirectoryofTradeStatistics/ elibrary-data.imf.org/InternationalFinancialStatistics/
Krugman, Obstfeld and Melitz, 2010. International Economics_Theory and Policy.
9th Edition, Pearson.
Kulkarni, K. and Clark, Andrew, 2009. Testing the J-Curve Hypothesis: Case
Studies from Around the World. International Economics Practicum, Final Paper.
Pesaran, M. Hashem and Y. Shin and RJ. Smith, 2001. Bounds Testing Approaches
Pesaran, M.H, and Y. Shin, 1995. An Autoregressive Distributed Lag Modeling Approach to Cointegration Analysis. In Centennial Volume of Rangar Frisch, eds. By S. Strom, A. Holly, and P. Diamond, Cambridge University Press, Cambridge.
PHỤ LỤC 1: CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
PL1.1 10 quốc gia có tỷ trọng thƣơng mại lớn nhất với Việt Nam (Giai đoạn 1990 - 2012)
Đơn vị: triệu USD
Đối tác thương mại Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Tổng thị phần thương mại Tỷ trọng thị phần thương mại Trung Quốc 62.869,398 147.249,532 210.118,930 15% Nhật 87.964,695 83.605,573 171.570,268 12% Mỹ 112.893,327 27.169,112 140.062,439 10% Singapore 29.736,711 77.051,716 106.788,427 7% Hàn Quốc 24.440,740 86.576,960 111.017,700 8% Thái Lan 14.364,036 45.192,242 59.556,278 4% Úc 34.082,063 13.013,470 47.095,533 3% Malaysia 20.057,944 25.857,028 45.914,972 3% Đức 24.591,832 16.684,142 41.275,973 3% Hồng Kông 14.983,994 18.728,631 33.712,625 2% Với thế giới 665.152,234 776.098,042 1.441.250,276 100%
PL1.2 Các đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (Giai đoạn 1990 – 2012)
Đơn vị: triệu USD
Năm Mỹ Nhật Trung Quốc Úc Singapore Đức Hàn Quốc Malaysia Anh Netherlands
1990 0,005 340,320 7,784 7,701 194,503 41,238 26,734 4,991 1,924 6,372 1991 0,009 719,342 19,340 5,181 425,041 6,733 51,318 14,485 2,374 16,201 1992 0,111 833,900 95,628 21,372 401,669 34,448 93,544 68,449 27,489 20,137 1993 0,058 936,903 135,824 54,700 380,276 50,095 99,396 55,759 23,017 28,130 1994 94,861 1.179,294 295,686 46,020 593,469 115,224 86,448 64,776 55,657 60,577 1995 169,740 1.461,021 361,874 55,352 689,786 218,004 235,324 110,556 74,651 79,753 1996 204,239 1.546,436 340,190 64,780 1.289,999 228,008 558,326 77,660 125,146 147,438 1997 286,769 1.675,430 474,097 230,428 1.215,916 411,418 417,018 141,647 265,215 266,794 1998 468,949 1.514,489 440,139 471,538 740,880 552,450 229,144 115,216 335,795 304,109 1999 504,065 1.786,238 746,388 814,565 876,362 654,313 319,857 256,489 421,182 342,924 2000 732,954 2.575,201 1.536,391 1.272,476 885,916 730,321 352,637 413,861 479,395 390,983 2001 1.065,335 2.509,801 1.417,400 1.041,801 1.043,734 721,797 406,082 337,224 511,582 364,542 2002 2.452,800 2.437,000 1.518,300 1.328,300 961,100 729,000 468,700 347,800 571,600 404,300 2003 3.938,600 2.908,600 1.883,100 1.420,900 1.024,700 854,700 492,100 453,800 754,800 493,000 2004 5.024,800 3.542,100 2.899,100 1.884,700 1.485,300 1.064,700 608,100 624,300 1.010,300 581,900 2005 5.924,000 4.340,300 3.228,100 2.722,800 1.917,000 1.085,500 663,600 1.028,300 1.015,800 659,200 2006 7.845,100 5.240,100 3.242,800 3.744,700 1.811,700 1.445,300 842,900 1.254,000 1.179,700 857,400 2007 10.104,500 6.090,000 3.646,100 3.802,200 2.234,400 1.854,900 1.243,400 1.555,000 1.431,300 1.182,100 2008 11.886,800 8.467,800 4.850,100 4.351,600 2.713,800 2.073,400 1.793,500 2.030,400 1.581,000 1.577,400 2009 11.355,800 6.291,800 4.909,000 2.276,700 2.076,300 1.885,400 2.064,500 1.681,600 1.329,200 1.334,700 2010 14.238,132 7.727,660 7.308,800 2.704,004 2.121,314 2.372,736 3.092,225 2.093,118 1.681,884 1.688,312 2011 16.927,760 10.781,150 11.125,030 2.519,100 2.285,650 3.366,900 4.715,450 2.832,410 2.398,190 2.147,980 2012 19.667,940 13.059,811 12.388,227 3.241,146 2.367,897 4.095,247 5.580,436 4.496,103 3.033,586 2.476,306 Tổng cộng 112.893,327 87.964,696 62.869,398 34.082,064 29.736,712 24.591,832 24.440,739 20.057,944 18.310,787 15.430,558
PL1.3 Các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
(Giai đoạn 1990 – 2012) Đơn vị: triệu USD
Năm Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Singapore Thái Lan Mỹ Malaysia Hồng Kông Đức Indonesia 1990 4,600 53,113 168,972 496,962 17,008 0,566 0,824 196,864 118,559 9,797 1991 18,416 152,076 157,660 722,208 14,230 1,050 6,156 194,810 101,242 49,402 1992 31,849 211,170 239,435 821,630 41,221 1,996 35,913 142,909 40,649 39,781 1993 85,526 481,525 452,344 1.058,264 99,528 3,808 24,828 145,444 72,044 84,452 1994 144,208 720,493 585,706 1.145,848 225,705 44,325 66,078 318,573 149,085 116,338 1995 329,688 1.253,555 915,714 1.425,181 439,755 130,385 190,479 418,968 175,513 189,967 1996 328,982 1.781,420 1.260,342 2.032,599 494,539 245,871 200,290 759,391 288,201 148,987 1997 404,371 1.564,486 1.509,284 2.127,957 575,166 251,530 226,790 598,880 280,813 199,971 1998 514,991 1.420,860 1.481,663 1.963,966 673,507 326,427 248,957 557,344 359,949 256,492 1999 673,059 1.485,834 1.618,293 1.878,496 561,825 323,103 304,997 504,734 268,729 286,754