Cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự dai dẳng trong lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

3. PHƯƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3. Cơ sở dữ liệu

Để đo lường sự dai dẳng trong lạm phát ở Việt Nam, tôi sử dụng chuỗi dữ liệu lạm phát tính từ chỉ số giá tiêu dùng của tháng này so với tháng cùng kỳ năm trước (CPI) từ tháng 01/2004 đến tháng 02/2013 để tính cho phương pháp đơn biến.

Tiếp đến, với phương pháp đa biến, tôi sử dụng thêm các chuỗi biến công cụ để sử dụng cho mơ hình GMM bao gồm: lỗ hổng sản lượng (được tính tốn từ chuỗi chỉ số giá sản xuất IIP do không lấy được dữ liệu GDP theo tháng), cung tiền M2, chỉ số giá lương thực thế giới, giá dầu thô thế giới. Các biến được lựa chọn dựa trên các nhân tố tác động lên lạm phát và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (xem Nguyễn Thị Ngọc Trang (2012)). Bảng thống kê mô tả dữ liệu được thể hiện trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 – Thống kê mô tả mẫu dữ liệu

Thời gian mẫu từ tháng 01/2004 đến tháng 02/2013

Biến Tên ĐVT Mean Min Max Nguồn

INF Lạm phát % 10.91744 1.977058 28.31169 IMF M2 Cung tiền Nghìn tỷ đồng 1553393 392122.2 3595909 IMF IIP Chỉ số giá sản xuất (%) 113.9155 89.9 132.4 GSO FOOD Chỉ số giá lương

thực thế giới (%) 137.9988 92.98513 192.3509 IMF OIL Giá dầu thô thế giới $/thùng 75.39237 31.32 132.55 IMF

Lỗ hổng sản lượng: là biến đại diện cho tổng cầu trong nền kinh tế, được tính

bằng cơng thức: Δ𝑦𝑡 = 𝑦𝑡− 𝑦𝑡∗ Trong đó: Δ𝑦𝑡 : lỗ hổng sản lượng

𝑦𝑡 : sản lượng tại thời điểm t

𝑦𝑡∗ : sản lượng tiềm năng tại thời điểm t

Thông thường, ta sử dụng GDP thực để tính lỗ hổng sản lượng, tuy nhiên, với chuỗi thời gian theo tháng, dữ liệu GDP thực khơng có sẵn. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, tơi sử dụng chuỗi dữ liệu chỉ số giá sản xuất (IIP) để thay thế. Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế là hàm xu thế của IIP được tính tốn nhờ vào kỹ thuật Hodrick-Prescott Filter (HP) với giá trị lamda (𝜆) chuẩn cho chuỗi dữ liệu theo tháng (đã được điều chỉnh mùa vụ) là 14400.

Cung tiền mở rộng M2: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáng kể lên lạm phát.

Khi có sự gia tăng trong cung tiền, làm tiền trong xã hội tăng lên, dẫn đến tổng cầu tăng lên, trong khi cầu vượt quá cung, thì mức giá trong xã hội cũng tăng lên, gây ra lạm phát.

Chỉ số giá lương thực và giá dầu thô thế giới: đây cũng là nhân tố quan trọng tạo

nên nguồn gốc của lạm phát. Theo lý thuyết lạm phát chi phí đẩy, hai biến quan trọng tác động lên lạm phát là giá dầu và giá lương thực thế giới. Theo Camen (2006) lạm phát ở Việt Nam giai đoại từ 1996 đến 2005 kết quả là do biến động của giá dầu và gạo trên thế giới.

Kỳ vọng lạm phát trong tương lai và lạm phát trong quá khứ: đây là hai yếu tố

quan trọng góp phần tạo nên lạm phát và đã được đề cập nhiều trong mơ hình đường cong Phillips theo trường phái Keynes mới. Vì dữ liệu lạm phát kỳ vọng trong tương lai ở Việt Nam khơng có, nên người viết sử dụng giá trị thực của lạm phát tương lai với giả định kỳ vọng lạm phát là hợp lý và giá trị của lạm phát tương lai được tính tốn từ hàm số của các biến quá khứ bao gồm lỗ hổng sản lượng, cung tiền M2, giá lương thực và giá dầu thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự dai dẳng trong lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)