của ngƣời dân các tỉnh
Hiện tượng di cư quá mức của người dân các tỉnh đã tạo ra sức ép rất lớn cho vấn đề nhà ở TNT của TP.HCM. Sức ép này đến từ ba khía cạnh: (i) số lượng nhập cư trong thời gian qua rất đông, khiến cho vấn đề nhà ở TNT giải quyết không kịp; (ii) nhu cầu lao động của TP.HCM trong thời gian tới đòi hỏi phải thu hút thêm lao động từ các tỉnh khác, trong khi vấn đề nhà ở hiện tại vẫn chưa đáp ứng nên càng tạo thêm áp lực; (iii) mức độ hấp dẫn của TP.HCM đối với người nhập cư quá lớn nên mặc cho tình hình nhà ở tội tệ, họ vẫn tiếp tục di cư nên càng làm cho vấn đề nhà ở TNT đã nghiêm trọng càng nghiêm trọng thêm.
2.2.1 Áp lực từ tình hình nhập cƣ thời gian qua
Cùng với q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, khu vực thành thị có vẻ đang được mở rộng và khu vực nông thôn đang dần thu hẹp lại. Do áp lực việc làm ngày càng gia tăng khiến cho dòng lao
5 Chỉ số đánh giá khả năng tiêu thụ nhà ở là tỷ số giá nhà ở so với thu nhập bình quân của một hộ gia đình trong một năm
động rời nông thôn di chuyển đến các thành phố ngày càng đông. Với sức hấp dẫn nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… TP.HCM đã tạo ra sức hút rất lớn đối với dân cư từ các tỉnh khác, đặc biệt là lực lượng lao động đến đây để tìm kiếm cơng việc và cải thiện cuộc sống. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) các yếu tố kinh tế, học tập và gia đình là những lý do chính khiến người dân ở các vùng nông thôn di chuyển đến các đô thị lớn của Việt Nam trong những năm qua, trong đó lý do kinh tế chiếm 79,7%, lý do gia đình chiếm 10% và lý do học tập là 5,1% (Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Khi tiếp cận trên giác độ chính sách, nhiều chuyên gia cho rằng việc tăng dân số cơ học đột biến trong thời gian qua là do Nhà nước mở rộng chính sách về cư trú và đất đai khiến cho người dân dễ dàng mua nhà đất và đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, nên càng ngày càng có nhiều người di chuyển từ các tỉnh đến TP.HCM sinh sống và làm việc (Nguyễn Văn Quang, Viện Nghiên cứu phát triển Thành Phố HCM). Nhưng thực tế, số người di cư đến TP.HCM mua được nhà ở ít hơn rất nhiều so với số lượng người nhập cư đang sống bấp bênh trong những ngôi nhà tự xây bất hợp pháp hay những công nhân từ các tỉnh phải sống tạm bợ trong những khu nhà trọ thiếu hẳn cơ sở vật chất và những tiện nghi tối thiểu. Nguyên nhân là vì dân nhập cư vào TP.HCM đủ mọi thành phần, mọi trình độ và làm đủ mọi ngành nghề từ kỹ sư, bác sĩ đến tiểu thương, xe ôm, cơng nhân, giúp việc nhà...khơng phải ai cũng tìm được một nơi ở đàng hoàng dù chỉ là nhà thuê chứ chưa nói đến mua nhà. Dù cho chính sách có mở rộng nhưng gia tăng nhà ở, đặc biệt là nhà ở TNT cho đối tượng nhập cư khơng theo kịp tốc độ tăng dân số vì thu nhập của những người này không đủ cho chi tiêu nhà ở do thực tế giá nhà tại TP.HCM.
Hình 2.2: Tăng cơ học của TP.HCM giai đoạn 2005 - 2009
ĐVT: Người
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)
Trước thực trạng nhà ở như vậy nhưng chênh lệch chuyển đến và chuyển đi của TP.HCM trong những năm qua không ngừng gia tăng, bình quân giai đoạn 2005-2009 mỗi năm mức chênh lệch này là trên 130.000 người. Hiện TP.HCM đang đứng đầu cả nước về số lượng dân nhập cư, ví dụ điển hình từ 07/2007 đến 06/2008 thành phố đã giải quyết đăng ký tạm trú cho 130.000 hộ, cả thường trú và tạm trú xấp xỉ 1 triệu nhân khẩu6. Số lượng người nhập cư tăng đến mức báo động, đa số họ tập trung ở các quận nội thành mới và một số quận ngoại thành. Đặc biệt có những phường dân nhập cư chiếm đến 70% dân số của phường như Phường Tân Tạo A (Q.Bình Tân); Phường Linh Chiểu, Linh Xuân (Q.Thủ Đức); Phường 12 (Q.Gị vấp). Trong đó, Phường Hiệp Thành (Q.12), mỗi năm dân số của phường tăng thêm 10.000 người, trong đó hơn 60% là dân nhập cư. Những người nhập cư của TP.HCM đến từ mọi miền của đất nước, trong đó nhiều nhất là Đồng bằng sơng Cửu Long, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền trung, thấp nhất là khu vực Trung du miền núi và Tây Nguyên.
Nguồn gốc của những người nhập cư vào TP.HCM qua các giai đoạn khơng có sự thay đổi đáng kể nào về nơi xuất cư, chỉ có khác ở số lượng người
di cư đến đây ngày một đông hơn. Điều này tạo cho tác giả có một phán đốn dường như người dân ở các vùng này có một sự nhận thức nhất định về mức độ hấp dẫn của TP.HCM và những hạn chế ở địa phương họ khiến họ quyết định di cư ngày càng đông làm cho tỷ lệ di cư vẫn duy trì ở vị trí như các giai đoạn trước đây.
Bảng 2.5: Nơi xuất cư của những người nhập cư đến TP.HCM
Nơi xuất cƣ 1984-1989 1994-1999 1999-2004
Trung du miền núi 2,1 3,7 2,38 Đồng bằng sông Hồng 11,5 12,6 14,74 Bắc trung bộ 5,7 11,1 13,99 Duyên hải miền trung 11,3 13,9 13,28 Tây nguyên 3,6 1,6 2,14 Đông nam bộ 26,5 21,7 15,71 Đồng bằng sông Cửu Long 36,0 35,3 36,82 Nước ngồi, khơng xác định 3,3 0,1 0,94 (Nguồn: Lê Văn Thành, 2005 và Điều tra dân số 2004, Cục Thống kê TP.HCM)
Tóm lại, không thể phủ nhận dân nhập cư đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của TP.HCM nhưng gia tăng dân số cơ học do di dân quá mức như vậy đang gây khơng ít khó khăn cho cơng việc quản lý của các cấp chính quyền nơi đây, nguy cơ làm xáo trộn các định hướng quy hoạch của địa phương nếu khơng có biện pháp quản lý hữu hiệu vấn đề nhập cư và nhà ở cho đối tượng này.
2.2.2 Gánh nặng tăng lên do nhu cầu lao động tăng trong thời gian tới
Với lợi thế trên nhiều mặt, TP.HCM đã thu hút nhiều dòng vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, số lượng cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, KCN – KCX ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng lao động và nhu cầu lao động ngày càng nhiều, chủ yếu nguồn lao động này là thu hút từ các tỉnh khác.
Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp của TP.HCM 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số DN trên địa bàn 23.670 30.477 36.875 45.076 58.405 DN trong nước 22.700 29255 35.551 43.568 56.815 DN có vốn ĐT nước ngoài 970 1.222 1.324 1.508 1.590 Lao động trong các DN 1.345.343 1.499.641 1.547.353 1.695.681 1.772.917 DN trong nước 1.275.625 1.116.249 1.138.020 1.248.964 1.322.549 DN có vốn ĐT nước ngồi 342.718 383.392 409.333 446.717 450.368
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)
Nhu cầu lao động ngày một tăng, nhưng xu hướng trình độ học vấn của những người nhập cư đến TP.HCM giảm so với trước đây, có đến 56% lao động nhập cư có trình độ trung học cơ sở (Lê, 2006). Điều này càng làm khó khăn thêm cho giải quyết nhà ở vì trình độ ở mức đó, thu nhập khơng cao, việc trang trải chi phí thuê những phòng trọ tạm bợ còn chật vật trước thực tế thị trường nhà ở của TP.HCM q “sơi động” như vậy thì khả năng để thuê hay mua một nơi cư trú đàng hồng là rất khó nếu chỉ dựa vào thị trường mà khơng có can thiệp từ chính quyền.
Theo dự báo từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nguồn lao động dự kiến TP.HCM cần cho giai đoạn 5 năm (2011 – 2015) sẽ từ khoảng 280.000 đến 300.000 chỗ làm/năm, tăng khoảng 3 – 3,5% mỗi năm. Riêng các KCN - KCX, hiện tại TP.HCM có 3 KCX và 10 KCN với 1.200 dự án đang hoạt động, thu hút khoảng 252.000 lao động (tính đến 8-2010) nhưng các DN vẫn liên tục nằm trong tình trạng thiếu lao động bởi vì ở các KCN – KCX đang dần chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng các ngành nghề có hàm lượng chất xám, kỹ thuật cơng nghệ cao, gia tăng các ngành dịch vụ, hạn chế các ngành nghề thâm dụng lao động. Thế nhưng, hiện
nguồn cung lao động có trình độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà tuyển dụng nên đã gây ra tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động. Điều này có nghĩa là số lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, thừa lao động khơng có tay nghề nên lương của đối tượng lao động này khơng cao, thiếu lao động có trình độ nên mức lương trung bình cũng khó nâng lên. Đồng lương khó cải thiện do yêu cầu công việc không được đáp ứng nhưng số lượng người đến TP.HCM tìm việc liên tục tăng, điều đó làm cho vấn đề tìm kiếm một nơi cư trú đàng hoàng càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó, TP.HCM đang tiếp tục triển khai xây dựng thêm 7 KCN mới và mở rộng các KCN hiện hữu với diện tích đất cơng nghiệp hơn 3.000 héc ta nữa, cho nên nhu cầu lao động sẽ càng căng thẳng và nhu cầu chỗ ở đặc biệt là chỗ ở cho người lao động nhập cư càng căng thẳng hơn nếu thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở cho công nhân trong các KCN – KCX khơng được phát triển phù hợp vì có đến 70% lao động nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp (Lê, 2005).
Hiện nay, do TP.HCM vẫn là thành phố hạt nhân nên đa số dân các tỉnh di cư đến đây và tạo áp lực cho thị trường nhà ở. Nhưng nếu nhìn xa hơn, chúng ta có thể thấy các KCN – KCX chính là chất xúc tác gắn kết TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng nai, Bà Rịa – Vũng Tàu tạo nên chùm đô thị phát triển bậc nhất cả nước7. Cho nên, nếu tận dụng được lợi thế về không gian và sự phát triển cơng nghiệp, dịch vụ của khu vực này thì vấn đề nhà ở cho người di cư có TNT tại TP.HCM có khả năng được cải thiện. Bởi khi liên kết vùng được hình thành, TP.HCM có thể mở rộng liên kết kinh tế - xã hội (có thể di dời một số KCN, DN sang lãnh thổ vùng) và mở rộng không gian xây dựng nhà ở TNT cho các đối tượng lao động gần với các nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế vùng. TP.HCM nên xem xét đến lối ngõ này và nên xây dựng các kế hoạch chiến lược để giải quyết vấn đề nhà ở TNT trong mối quan hệ vùng ngay từ bây giờ.
7 TS. Bùi Thị Mai Hồi (2010), Chính sách tài chính phát triển thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr. 39
2.2.3 Mức độ hấp dẫn của TP.HCM đối với ngƣời dân nhập cƣ
Để hỗ trợ cho phân tích thực trạng nhà ở TNT trong mối tương quan với vấn đề di cư và gợi ý chính sách, tác giả có tiến hành một khảo sát để đánh giá các yếu tố của TP.HCM làm hấp dẫn người nhập cư. Vì những người này tham gia một phần rất lớn gây nên áp lực nhà ở TNT và trật tự xã hội của TP.HCM. Nên nếu biết yếu tố nào tác động mạnh đến dịng di cư thì có thể tác động biến đổi (hồn cảnh, đặc điểm, vị trí…của yếu tố đó) theo hướng tích cực để có thể giảm áp lực dân số đơng gây phức tạp cho vấn đề nhà ở mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chi tiết nghiên cứu thể hiện ở Phụ lục 02. Dưới đây xin tóm tắt một số kết quả như sau:
Qua khảo sát cho thấy, 75% người dân các tỉnh phải thuê nhà trọ khi đến TP.HCM sinh sống và làm việc, chỉ một phần rất nhỏ khoảng trên dưới 5% là có nhà sở hữu, phần còn lại họ sống nhờ nhà họ hàng, người quen hoặc làm việc tại các DN, cơ sở sản xuất có sẵn chỗ ở cho người làm. Gần 30% trong số họ đánh giá tình trạng nơi ở hiện tại của mình về chất lượng là kém hơn nơi ở của họ trước khi đến TP.HCM, một lượng tương đương như vậy thì cho là họ đang có một nơi cư trú tốt, đa phần những người này là người sở hữu nhà riêng hoặc ở nhờ nhà họ hàng, người quen. Trong khi đó, một tỷ lệ khá lớn trên dưới 40% cho rằng điều kiện sống như vậy là bình thường hoặc có những người khơng có ý kiến về chất lượng nơi ở hiện tại. Như vậy có nghĩa là khoảng 70% dân nhập cư đang có nơi cư trú ở mức độ hài lòng từ trung bình trở xuống.
Mặc dù phải sống nhờ vào người thân quen hoặc sống tạm bợ trong những khu nhà trọ lụp xụp, không đủ tiện nghi, nhưng chỉ khoảng 10% người được hỏi trả lời là họ khơng thích, trong khi có đến 67% thì thích và rất thích sống tại TP.HCM. Lý do khiến họ di chuyển đến đây là vì yếu tố kinh tế và chất lượng y tế, giáo dục của nơi này. Hơn 60% những người này cho rằng họ tìm kiếm việc làm dễ dàng tại TP.HCM với mức thu nhập cao hơn nơi họ sống trước đó.
Hơn 90% người nhập cư đánh giá chi phí cho cuộc sống tại TP.HCM là cao, thậm chí rất cao. Tuy nhiên, thực tế này dường như không tác động nhiều
đến quyết định di cư của người dân các tỉnh, bằng chứng là dòng di cư đổ về nơi đây ngày càng nhiều. Điều đó có thể lý giải bởi ba khả năng (1) khi sống tại TP.HCM thu nhập của họ đủ bù đắp chi tiêu, chi phí cao nhưng bù lại bởi thu nhập cao và cơ hội việc làm nhiều nên khơng phải bơn ba tìm việc như ở nơi khác; (2) dù chật vật về chỗ ở nhưng người nhập cư sẽ yên tâm hơn về tương lai con cái vì chúng có được mơi trường giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhì cả nước; (3) chỗ ở có khó khăn, chi tiêu có đắt đỏ nhưng nhìn chung những khó khăn này vẫn cịn ít hơn khó khăn mà họ đối mặt trước đây nên họ chịu đựng để kỳ vọng tương lai sẽ tốt hơn.
Tóm lại, thực trạng dễ vỡ của một đơ thị lớn không đủ mạnh để cưỡng lại độ hấp dẫn của nó đối với dịng người nhập cư. Họ đã, đang và sẽ tiếp tục di cư đến đây vì cơ hội việc làm, thu nhập nơi này vẫn đang rất tiềm năng. Bên cạnh đó là lợi thế về dịch vụ công như giáo dục, y tế, giao thông…so với các địa phương khác. Trong khi đó, vấn đề chỗ ở khơng ổn định của những người nhập cư hiện hữu và nhu cầu chỗ ở cho những dòng di cư mới sẽ đẩy TP.HCM vào tình trạng bất ổn về an ninh nếu chính quyền TP khơng kịp thời có những chính sách hợp lý để giải quyết. Thiết nghĩ TP.HCM nên có chính sách lựa chọn đối tượng TNT trong nhóm người nhập cư này để hỗ trợ nhà ở sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương. Điều này một phần để lôi kéo nguồn nhân lực chất lượng, một phần để hạn chế hiện tượng nhập cư (vì nếu có TNT và không đủ yêu cầu, điều kiện để được hỗ trợ nơi ở, khơng thể cạnh tranh nổi thì buộc người di cư phải quay về nơi ở trước đó hoặc đến một nơi nào khác khơng phải TP.HCM) và quan trọng hơn cả là đảm bảo phát triển bền vững và trở thành đô thị văn minh.
2.3 Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở cho ngƣời di cƣ có TNT tại TP.HCM
Với thực trạng tình hình nhập cư của TP.HCM trong thời gian qua, tác giả nghĩ rằng, TP.HCM không chỉ xác định phát triển nhà ở cho người có TNT nói