.HCM chia theo quận huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà cho người co thu nhập thấp trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)

Theo kết quả từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở do UBND TP.HCM công bố ngày 23 tháng 10 năm 2009 thì tỷ lệ tăng dân số của TP.HCM trong giai đoạn 1999 – 2009 là rất cao (hơn 3,5%). Tốc độ gia tăng này chủ yếu là do tăng cơ học với tỷ lệ trên dưới 0,2% cao hơn con số 0,15% tỷ lệ tăng tự nhiên.

Bảng 2.1 Dân số và biến động dân số của TP.HCM

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số trungbình 6.230.926 6.483.033 6.725.864 6.945.854 7.165398 Các quận 5.232,947 5.436.405 5.627.664 5.778.354 5.884.241 Các huyện 997.979 1.046.628 1.098.200 1.167.500 1.281.157 Tỷ lệ tăng tự nhiên(‰) 11,51 10,66 10,84 10,38 10,37 Tỷ lệ tăng cơ học(‰) 19,97 19,92 21,46 21,71 21,76

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)

Mặc dù dân cư của thành phố ngày càng đông, nhưng sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành và vùng ven đơ, trong khi diện

tích của khu vực này nhỏ hơn rất nhiều so với khu vực ngoại thành (Chi tiết phân bố dân cư của TP.HCM xem phụ lục 01). Chính điều này là một trong các nguyên nhân đưa đến những thách thức trong quản lý hành chính của nhà nước.

Những ưu điểm từ tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM đã thu hút đông đảo dân cư đến đây sinh sống và làm việc. Họ vừa đóng vai trị tạo ra của cải xã hội, vừa là đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và dịch vụ xã hội. Quy mô dân số, cơ cấu dân số là những chi tiêu cơ bản làm nền tảng cho tính tốn, xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch kinh tế xã hội trung và dài hạn. Vì vậy, chính quyền TP.HCM nên có chính sách hợp lý để giải quyết vấn đề dân số, qua đó cũng là giải quyết vấn đề chỗ ở cho người dân, đặc biệt là chỗ ở cho người có TNT nói chung và chỗ ở cho người di cư có TNT nói riêng bởi vì tình hình thực tế về nhà ở cho người có TNT trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải.

2.1.1 Ngƣời có thu nhập thấp khơng có khả năng tiếp cận thị trƣờng nhà ở

Hơn 10 năm trở lại đây, thị trường nhà ở của TP.HCM rất phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là từ giai đoạn 1998 – 1999 đến 2007 tín dụng bất động sản phát triển đã hỗ trợ đắc lực cho thị trường nhà ở. Nhu cầu bất động sản mở rộng không chỉ cho tiêu dùng mà còn cho kinh doanh (đầu tư dài hạn hoặc đầu cơ) đã góp phần sơi nổi hơn cho thị trường này. Mặc dù thị trường phát triển, diện tích xây dựng không ngừng mở rộng nhưng thị trường chỉ tập trung vào người có thu nhập cao để khai thác lợi nhuận, từ năm 1988 đến 2005 có hơn 121 dự án đầu tư của nước ngoài vào thị trường nhà ở cao cấp của TP.HCM với 5,5 tỷ đô la (Bùi, 2010). Hai dự án phát triển đô thị lớn nhất của TP.HCM hợp tác kinh doanh với nước ngoài là khu đơ thị mới Nam Sài Gịn và khu đô thị mới Thủ Thiêm, tất cả loại nhà được đầu tư 100% là dành cho người thu nhập cao.

Bảng 2.2:Tổng quan hai dự án phát triển đô thị lớn nhất Thành phốHồ Chí Minh

Các chỉ tiêu Khu đơ thị mới Nam Sài Gịn Khu đơ thị mới Thủ Thiêm

Tọa lạc HCM, Quận 7, Nhà Bè HCM, Quận 2 Tổng diện tích 409 ha 737 ha Dân sô 500.000 - 1.000.000 dân 130.000 dân Tổng đầu tư 240 triệu đô la 600 triệu đô la Nhà đầu tư CT&D và IPC4

Hợp đồng hợp tác KD 100% vốn nước ngoài Loại nhà Vila, căn hộ cao cấp Vila, căn hộ cao cấp (Nguồn: Michael Waibel, 2007)

Với thực trạng thị trường đầu tư toàn căn hộ cao cấp, mức giá cao gấp nhiều lần so với thị trường nhà ở trung bình, các nhà đầu tư đều hướng đến người tiêu dùng giàu có. Một căn hộ chung cư với mức giá trung bình hiện nay cũng khoảng từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Như vậy, với thực tế đó con đường nào để người thu nhập thấp có thể tiếp cận thị trường nhà ở nếu hoàn toàn để cho “bàn tay vơ hình” của thị trường điều phối.

2.1.2 Thị trƣờng nhà ở thu nhập thấp mất cân đối giữa cung và cầu

Với ưu thế về nhiều mặt đã khiến cho TP.HCM phải đối diện với áp lực vô cùng lớn về nhà ở đặc biệt là nhà ở cho người TNT. Nhu cầu thì rất lớn trong khi số lượng cung ứng rất hạn chế đã gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trên thị trường nhà ở cho người có TNT nói chung.

Nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp đang ngày càng gia tăng với nhiều đối tượng khác nhau từ người dân bản địa đến dân nhập cư; từ các hộ gia đình trong diện quy hoạch, cán bộ cơng chức nhà nước cho đến những người di dân tự do đủ mọi thành phần trong đó chủ yếu là lực lượng cơng nhân làm việc trong các KCN – KCX.

4 CT&D là Tập đoàn Phát triển và Thương mại Trung ương Đài Loan – IPC là Công ty Xúc tiến Công nghiệp Tân Thuận (Việt Nam)

- Đối với các hộ gia đình trong diện quy hoạch, đa số họ là những người có TNT nhưng cho đến nay chỉ mới giải quyết được 30% nhu cầu nhà ở (UBND TP.HCM, 2009). Trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều dự án nữa tiếp tục triển khai thì nhu cầu này càng tăng lên gấp bội.

- Đối với cán bộ, công viên chức nhà nước, theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện cần một quỹ nhà ở khoảng 70.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu nhưng đến cuối năm 2010, chỉ mới có 112 căn nhà được xét duyệt tại quận 12, một con số quá nhỏ so với nhu cầu.

- Đặc biệt là nhu cầu của dân nhập cư từ mọi miền của đất nước đổ về đây, trong đó phần lớn là cơng nhân, lực lượng lao động giữ vai trò quan trọng trong các KCN – KCX. TP.HCM hiện có gần 2 triệu lao động đang làm việc trong các DN trên địa bàn, trong đó 50% là công nhân, với 70% trong số này là dân ngoại tỉnh. Tại các KCN – KCX mặc dù BQL KCX&CN TP.HCM (HEPZA) đã chú trọng và thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân nhưng kết quả cũng vô cùng khiêm tốn. Đến 07/2008 các DN tại các KCN - KCX cung cấp được 7.238 chỗ ở cho người lao động, nhưng con số này chỉ mới đáp ứng khoảng 5% nhu cầu.

Bảng 2.3 : Kết quả xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các KCN – KCX

KCN - KCX Hoàn thành Quy mô Số chỗ ở Giá thuê (ngđ/người/th) Linh Trung 1 07/2008 Nhà 5 tầng 3.838 90 Tân Thuận 08/2007 Nhà 5 tầng 1.900 60 – 120 Vĩnh Lộc 12/2005 720 60 – 120 Tân Tạo 03/2005 Nhà cấp 4 400 60 – 120 Tân Bình 06/2004 Nhà 3 tầng 380 60 – 120 Tổng 21.714 m2 7.238 (Nguồn: HEPZA – tháng 07/2008)

Sắp tới sẽ có thêm 6 dự án nữa (triển khai 2009) sẽ đáp ứng 12.350 chỗ ở cho công nhân tại các KCN (Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Tân Thuận, Linh Trung 2). Những con số này so với nhu cầu thực tế vẫn cịn q ít.

Nhu cầu nhiều nhưng số lượng cung ứng lại rất giới hạn, sự ra đời của luật nhà ở đã tạo điều kiện pháp lý cho khu vực tư nhân tham gia vào thị trường này, nhưng có thể khẳng định các nhà đầu tư khơng mặn mà gì với thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp. Bằng chứng là với hơn 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp được đăng ký, đến nay (2011) TP.HCM mới có 2 dự án đang xây dựng và 4 dự án mới xong phần thủ tục. Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh vấn đề này, ngoài lý do lợi nhuận vì thị trường nhà ở cho các đối tượng khác trên địa bàn vẫn đang rất tiềm năng thì cịn nhiều vấn đề khác như chính sách, ưu đãi…chưa thỏa đáng, chưa thu hút được các nhà đầu tư. Có thể thấy một lượng khiêm tốn cung nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn trong giai đoạn 1991 – 2009 ở bảng dưới đây.

Bảng 2.4 Cung nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP.HCM 1991 - 2009

Chỉ tiêu Diện tích đất Số lƣợng chỗ ở

DN đầu tư 73,000 m2 16,000 Cá nhân, hộ gia đình 1,222,000 m2 415,000 Tổng cộng 1,295,000 m2 431,000

(Nguồn: Bùi, 2010)

Số lượng nhà lưu trú này được xây dựng từ bản thân những DN thuê mướn lao động và từ các cá nhân hộ gia đình với nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều sử dụng để cho thuê.

Tóm lại, cung cầu trên thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp đang mất cân đối nghiêm trọng mà nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ cả hai phía. Những người tiêu dùng tuy có nhu cầu rất lớn nhưng khơng có đủ khả năng để tiếp cận thị trường nhà ở. Điều này thể hiện qua chỉ số đánh giá khả năng tiêu

thụ nhà ở5 của TP.HCM là 15,6 – 16,6 quá cao so với các khu vực khác trên thế giới như Châu Âu chỉ có 6,59; Châu Phi là 2,21; Nam Á là 6,25; Đông Á là 4,15 và Mỹ La Tinh là 2,38 (Bùi, 2010). Thực tế này đã tạo cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM khó khăn trong việc tạo lập chỗ ở. Về phía cung, nhà nước và chính quyền đã nỗ lực khuyến khích thơng qua những chính sách như ưu đãi đầu tư…nhưng cịn nhiều vấn đề chưa được khai thơng làm cho nhà đầu tư còn hời hợt trong quyết định tham gia thị trường này. Có thể thấy được cung cầu trên thị trường này khó có thể cân bằng trong ngắn hay trung hạn. Vì vậy, chính quyền TP.HCM cũng như các cấp chính quyền có liên quan cần nỗ lực hơn nữa để có những chiến lược, những chính sách thiết thực hơn nhằm rút ngắn khoảng cách cung cầu, giúp cho người dân an cư lạc nghiệp, qua đó cải thiện bộ mặt đơ thị, ổn định an ninh xã hội và đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững.

2.2 Sức ép về nhà ở TNT đối với TP.HCM từ hiện tƣợng nhập cƣ quá mức của ngƣời dân các tỉnh của ngƣời dân các tỉnh

Hiện tượng di cư quá mức của người dân các tỉnh đã tạo ra sức ép rất lớn cho vấn đề nhà ở TNT của TP.HCM. Sức ép này đến từ ba khía cạnh: (i) số lượng nhập cư trong thời gian qua rất đông, khiến cho vấn đề nhà ở TNT giải quyết không kịp; (ii) nhu cầu lao động của TP.HCM trong thời gian tới đòi hỏi phải thu hút thêm lao động từ các tỉnh khác, trong khi vấn đề nhà ở hiện tại vẫn chưa đáp ứng nên càng tạo thêm áp lực; (iii) mức độ hấp dẫn của TP.HCM đối với người nhập cư quá lớn nên mặc cho tình hình nhà ở tội tệ, họ vẫn tiếp tục di cư nên càng làm cho vấn đề nhà ở TNT đã nghiêm trọng càng nghiêm trọng thêm.

2.2.1 Áp lực từ tình hình nhập cƣ thời gian qua

Cùng với q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, khu vực thành thị có vẻ đang được mở rộng và khu vực nông thôn đang dần thu hẹp lại. Do áp lực việc làm ngày càng gia tăng khiến cho dòng lao

5 Chỉ số đánh giá khả năng tiêu thụ nhà ở là tỷ số giá nhà ở so với thu nhập bình quân của một hộ gia đình trong một năm

động rời nơng thôn di chuyển đến các thành phố ngày càng đông. Với sức hấp dẫn nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… TP.HCM đã tạo ra sức hút rất lớn đối với dân cư từ các tỉnh khác, đặc biệt là lực lượng lao động đến đây để tìm kiếm cơng việc và cải thiện cuộc sống. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) các yếu tố kinh tế, học tập và gia đình là những lý do chính khiến người dân ở các vùng nông thôn di chuyển đến các đô thị lớn của Việt Nam trong những năm qua, trong đó lý do kinh tế chiếm 79,7%, lý do gia đình chiếm 10% và lý do học tập là 5,1% (Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Khi tiếp cận trên giác độ chính sách, nhiều chuyên gia cho rằng việc tăng dân số cơ học đột biến trong thời gian qua là do Nhà nước mở rộng chính sách về cư trú và đất đai khiến cho người dân dễ dàng mua nhà đất và đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, nên càng ngày càng có nhiều người di chuyển từ các tỉnh đến TP.HCM sinh sống và làm việc (Nguyễn Văn Quang, Viện Nghiên cứu phát triển Thành Phố HCM). Nhưng thực tế, số người di cư đến TP.HCM mua được nhà ở ít hơn rất nhiều so với số lượng người nhập cư đang sống bấp bênh trong những ngôi nhà tự xây bất hợp pháp hay những công nhân từ các tỉnh phải sống tạm bợ trong những khu nhà trọ thiếu hẳn cơ sở vật chất và những tiện nghi tối thiểu. Nguyên nhân là vì dân nhập cư vào TP.HCM đủ mọi thành phần, mọi trình độ và làm đủ mọi ngành nghề từ kỹ sư, bác sĩ đến tiểu thương, xe ôm, công nhân, giúp việc nhà...khơng phải ai cũng tìm được một nơi ở đàng hồng dù chỉ là nhà thuê chứ chưa nói đến mua nhà. Dù cho chính sách có mở rộng nhưng gia tăng nhà ở, đặc biệt là nhà ở TNT cho đối tượng nhập cư khơng theo kịp tốc độ tăng dân số vì thu nhập của những người này khơng đủ cho chi tiêu nhà ở do thực tế giá nhà tại TP.HCM.

Hình 2.2: Tăng cơ học của TP.HCM giai đoạn 2005 - 2009

ĐVT: Người

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)

Trước thực trạng nhà ở như vậy nhưng chênh lệch chuyển đến và chuyển đi của TP.HCM trong những năm qua không ngừng gia tăng, bình quân giai đoạn 2005-2009 mỗi năm mức chênh lệch này là trên 130.000 người. Hiện TP.HCM đang đứng đầu cả nước về số lượng dân nhập cư, ví dụ điển hình từ 07/2007 đến 06/2008 thành phố đã giải quyết đăng ký tạm trú cho 130.000 hộ, cả thường trú và tạm trú xấp xỉ 1 triệu nhân khẩu6. Số lượng người nhập cư tăng đến mức báo động, đa số họ tập trung ở các quận nội thành mới và một số quận ngoại thành. Đặc biệt có những phường dân nhập cư chiếm đến 70% dân số của phường như Phường Tân Tạo A (Q.Bình Tân); Phường Linh Chiểu, Linh Xuân (Q.Thủ Đức); Phường 12 (Q.Gị vấp). Trong đó, Phường Hiệp Thành (Q.12), mỗi năm dân số của phường tăng thêm 10.000 người, trong đó hơn 60% là dân nhập cư. Những người nhập cư của TP.HCM đến từ mọi miền của đất nước, trong đó nhiều nhất là Đồng bằng sơng Cửu Long, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền trung, thấp nhất là khu vực Trung du miền núi và Tây Nguyên.

Nguồn gốc của những người nhập cư vào TP.HCM qua các giai đoạn không có sự thay đổi đáng kể nào về nơi xuất cư, chỉ có khác ở số lượng người

di cư đến đây ngày một đông hơn. Điều này tạo cho tác giả có một phán đốn dường như người dân ở các vùng này có một sự nhận thức nhất định về mức độ hấp dẫn của TP.HCM và những hạn chế ở địa phương họ khiến họ quyết định di cư ngày càng đông làm cho tỷ lệ di cư vẫn duy trì ở vị trí như các giai đoạn trước đây.

Bảng 2.5: Nơi xuất cư của những người nhập cư đến TP.HCM

Nơi xuất cƣ 1984-1989 1994-1999 1999-2004

Trung du miền núi 2,1 3,7 2,38 Đồng bằng sông Hồng 11,5 12,6 14,74 Bắc trung bộ 5,7 11,1 13,99 Duyên hải miền trung 11,3 13,9 13,28 Tây nguyên 3,6 1,6 2,14 Đông nam bộ 26,5 21,7 15,71 Đồng bằng sông Cửu Long 36,0 35,3 36,82 Nước ngồi, khơng xác định 3,3 0,1 0,94 (Nguồn: Lê Văn Thành, 2005 và Điều tra dân số 2004, Cục Thống kê TP.HCM)

Tóm lại, khơng thể phủ nhận dân nhập cư đã có những đóng góp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà cho người co thu nhập thấp trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)