.3 Hạch toán giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo khuôn đúc áp lực cánh bơm đảo nước sục khí chuyên dụng trong nuôi trồng thủy sản thâm canh bằng vật liệu composite (Trang 98 - 103)

1. Giá thành sản phẩm cánh bơm tính theo công thức sau: C = V + H + K + P

Trong đó:

V là tiền mua vật liệu.

H là tiền chi phí quản lý, tính theo phần % của K và P

P là tiền lương cho công nhân, tính theo thời gian 100 đ/phút.

K là tiền khấu hao máy và tài sản cố định, tính dựa theo giá thành ban đầu của máy, phần trăm khấu hao và số chi tiết chế tạo trong một năm.

 Vật liệu thành phần: + Mat 0,12 kg x 30.000= 3.600 đồng + Nhựa nền 0,18 kg x 40.000= 7.200 đồng + Gelcoat 0,04 kg x 50.000= 2000 đồng + Wax(sáp) 0,03 kg x 30.000= 900 đồng + Xúc tác 0,004 kg x 50.000= 200 đồng Tổng tiền vật liệu: V= 13.900 đồng

 Lương của công nhân: + Thời gian cắt mat t1= 15 phút + Thời gian làm sạch khuôm t2= 10 phút

+ Thời gian pha trộn, quet gelcoat t3= 10 phút

+ Thời gian pha trộn nhựa nền+ mat+ xúc tác+ điền đầy khuôm t4= 10 phút + Thời gian đông đặc+ rỡ khuôn + thời gian đóng rắn hoàn toàn t5= 50 phút + Thời gian gia công cơ t6= 25 phút

Tổng thời gian T=120 phút

Tiền lương cho công nhân là: P= 120 phút x 100 = 12.000 đồng  Khấu hao tài sản cố định:

+ Khấu hao cho khuôn là 5.000 đồng

+ Khấu hao cho kéo, ca, xi lanh, chổi cọ là 1.000 đồng Tiền khấu hao là: K= 6.000 đồng

 Tiền chi phí quản lý là: H = 5.000 đồng

Giá thành sản phẩm cánh bơm là: C= V+ H+ P+ K C = 13.900 + 5.000+ 12.000+ 6.000= 36.900 đồng. 2. Giá thành chế tạo khuôn:

 Giá thành phôi nhôm: 12kg x 50000 đ/kg = 600.000 (đồng)  Giá thành phôi đồng: 2,5kg x 105.000 đ/kg = 262.000 (đồng)  Giá thép 2 tấm thép: 160.000 đ

 Giá thép ống Ø34 ,thép đặc Ø36 và thép tròn Ø20: 45.000 đ  Chi phí gia công trên máy phay đứng 100.000 đ

 Chi phí gia công trên máy tiện 200.000 đ  Chi phí gia công trên máy phay CNC ( 40h) 40 x 130000 = 5.200.000

Tổng chi phí = 600.000 + 100.000 + 5.200.000 +260.000+100.000+45.000= 6.405.000 (đồng)

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

VI.1 Kết luận

Sau một khoảng thời gian làm đề tài đến nay đề tài của em đã hoàn thành. Đã chế tạo thành công khuôn đúc áp lực cho cánh bơm nước chuyên dụng bằng vật liệu Composite, đồng thời cũng đã đúc thành công cánh bơm nước chuyên dụng từ vật liệu Composite. Trong quá trình làm đề tài em đã sử dụng nhiều phần mềm CAD/CAM khác nhau và sử dụng công nghệ CNC trong chế tạo cho kết quả chính xác, nhanh chóng và tin cậy cao.

Với những ưu điểm nổi trội của vật liệu Composite thì việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng nó là rất khả quan. Đặc biệt là chúng ta đã áp dụng để chế tạo cánh bơm nước chuyên dụng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, thay thế cho cánh bơm bằng kim loại trước nay, giải quyết được phần nào nỗi lo của người nuôi trồng thủy sản về việc đầu tư trang thiết bị làm việc sao cho có hiệu quả với chi phí thấp.

Cánh bơm đủ bền về cơ tính làm việc tốt trong nước biển. Giá thành vật liệu và giá thành chế tạo cánh bơm thấp.

Việc chế tạo cánh bơm hoàn toàn thủ công vì việc kích thước sợi cắt không đều, việc trộn nhựa cũng chưa được hoàn toàn đều nên chất lượng cánh bơm chưa được hoàn hảo.

VI.2 Đề xuất ý kiến.

Thông qua đề tài em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan của cá nhân em như sau:  Do thời gian đông cứng của vật liệu Composite kéo dài hàng vài giờ(nếu không có chất xúc tác) và trên dưới nửa giờ nếu có chất xúc tác. Nên với một bộ khuôn thì không thể đáp ứng với nhu cầu sản xuất với số lượng lớn . Nếu làm hàng chục bộ khuôn kim loại được gia công bằng máy CNC thì giá thành đầu tư cho khuôn quá cao. Do vậy chúng ta có thể dùng bộ khuôn bằng kim loại ban đầu chế tạo ra âm bản của nó bằng vật liệu composite, sau đó lại chế tạo ngược lại dương bản của nó cũng bằng vật liệu Composite. Có nghĩa là chế tạo hàng loạt bộ khuôn bằng vật liệu Composite giống như khuôn kim loại để làm khuôn cho quá trình chế tạo cánh bơm

 Với công nghệ chế tạo cánh bơm thì phải có đề tài nghiên cứu nghiêm túc để chế tạo máy cắt sợi và máy trộn nhựa ( đảm bảo việc hoà trộn hỗn hợp đồng đều , hạn chế độc hại khi cắt mat), hệ thống đùn-ép phun để đưa hỗn hợp đúc vào khuôn.

 Nếu cánh bơm được sản xuất hàng loạt thì cần có đề tài nghiên cứu cho ra sản phẩm khuôn đúc bằng vật liệu compozite và tính toán lực ép khi đúc. Thay cho khuôn bằng kim loại giá thành khá cao vì phải qua công nghệ gia công trên máy CNC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1]. Trần Ích Thịnh

Vật liệu composite Cơ học và tính toán kết cấu NXB Giáo Dục, năm1994

[2]. Nguyễn Đăng Cường

Composite Sợi thủy tinh và Ứng dụng NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2006 [3]. GS.TSKH Nguyễn Minh Tuyển Bơm, Máy nén, Quạt Trong công nghệ NXB Xây Dựng, năm 2005

[4]. Nguyễn Văn May Bơm, Quạt, Máy nén

NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2003 [5]. Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức Vật liệu composite Cơ học và Công nghệ NXB Khoa học và kỹ thuật năm 2001 [6]. Nguyên Hùng

Vật liệu học cơ sở

NXB Khoa học và kỹ thuật năm 2002 [7]. PGS.PTS Hoàng Trọng Bá.

Sử dụng vật liệu phi kimloại trong ngành cơ khí NXB Khoa học và kỹ thuật năm 1998

Hà Nội 12/2004.

[13]. Báo cáo tổng kết đề tài-Mã số B2005-33-47

“Thiết kế - chế tạo bơm đảo nước chuyên dụng trong nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu phi kim loại”.

Th.S – Đặng Xuân Phương năm 2007 [14] Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa

Biên soạn: PTS. Vũ Hoài Ân

[15] Công nghệ lập trình gia công điều khiển số

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Đoàn Thị Minh Trinh – Nguyễn Ngọc Tâm

[16] Máy công cụ CNC và phương pháp lập trình gia công

Th.S Đặng Xuân Phương

[17] Hướng dẫn sử dụng Pro Engineer 200i Th.S Đặng Xuân Phương

[18] “Xác định cấu tạo lớp và Mat - nhựa hợp lý chế tạo cánh bơm chuyên dụng cho nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu compozite.”

Đề tài tốt nghiệp của sinh viên Đỗ Văn Thân 43CT [19] GS.TS Nguyễn Trọng Hiệp

CHI TIẾT MÁY

Nhà Xuất Bản Đại Học Và Giáo Dục Chuyên Nghiệp [20]

GS.TS Nguyễn Đặc Lộc PGS.TS Lê Văn Tiến PGS.TS Ninh Đức Tốn PGS.TS Trần Xuân Việt

SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo khuôn đúc áp lực cánh bơm đảo nước sục khí chuyên dụng trong nuôi trồng thủy sản thâm canh bằng vật liệu composite (Trang 98 - 103)