Thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54)

Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý

2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam

2.5.3. Q trình phát triển và vai trị của giá trị hợp lý tại Việt Nam

a. Quá trình phát triển giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam

Bốn chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001: Chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, chuẩn mực số 03- Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực số 04- Tài sản cố định hữu hình và chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác. Khi đó giá trị hợp lý dùng để ghi nhận giá trị tài sản cố định trong các trường hợp trao đổi, biếu tặng cũng có thể là dùng để xác định tài sản cố định trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp hoặc dùng để xác định doanh thu. Tiếp đến ngày 31-12-2002 bộ tài chính ban hành 6 chuẩn mực đợt 2 cũng lần lượt đề cập đến giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý còn mở rộng sang các chuẩn mực ban hành các năm tiếp theo. Để cụ thể thực hiện các chuẩn mực trên thì các thơng tư hướng dẫn như thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31-12-2007, thông tư 20/2006/TT-BTC thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20-03-2006, …

Chuẩn mực số 3-Tài sản cố định hữu hình 2001 Chuẩn mực số 4-Tài sản cố định vơ hình 2001 Chuẩn mực số 14-Doanh thu và thu nhập khác 2001

Chuẩn mực số 1-Chuẩn mực chung 2002

Chuẩn mực số 6-Thuê tài sản 2002

Chuẩn mực số 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái 2002

Chuẩn mực số 5-Bất động sản đầu tư 2003

Khn mẫu lý thuyết kế tốn là một trong những nền tảng lý thuyết để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01-Chuẩn mực chung, xác định việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là dựa vào giá gốc, trong trường hợp khơng có giá gốc thì sẽ sử dụng giá trị hợp lý thay thế.

VAS 01 có quy định: “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”. Trong các chuẩn mực cụ thể của Việt Nam cũng giống như các quy định trước đây trong các chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý. Định nghĩa giá trị hợp lý không thống nhất. Cụ thể:

 Chuẩn mực 03- Tài sản cố định hữu hình: “Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá”.

 Chuẩn mực 14- Doanh thu và thu nhập khác: “Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá”. Trong các chuẩn mực cụ thể định nghĩa về giá trị hợp lý thì chuẩn mực 14 định nghĩa về giá trị hợp lý được xem là định nghĩa đầy đủ nhất vì đề cập đến cả tài sản lẫn nợ phải trả. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn trừu tượng chưa cụ thể:  Giá trị hợp lý là giá trao đổi hoặc giá thanh tốn khơng cụ thể là giá này người bán tài sản nhận hoặc người mua tài sản phải trả (hoặc người nợ phải thanh toán hay người sở hữu khoản nợ nhận được).

 Những người tham gia trong trường hợp này là tự nguyện chứ không phải các bên không liên quan.

 Thời điểm xác định giá trị hợp lý cũng khơng rõ ràng.

Nhìn chung, định nghĩa về giá trị hợp lý đầy đủ nhất trong chuẩn mực kế toán

Việt Nam giống như định nghĩa về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 17- Thuê tài sản. Trong khi đó, IAS 17 ban hành vào năm 1982 chứng tỏ, chuẩn mực kế toán Việt Nam lạc hậu rất nhiều so với thế giới.

Bên cạnh định nghĩa về giá trị hợp lý thì cách thức xác định giá trị hợp lý cũng chưa quy định rõ ràng. VAS 04- Tài sản cố định hữu hình có đưa ra cách xác định giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý có thể là (VAS 04 đoạn 24):

 Giá niêm yết tại thị trường hoạt động.

 Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vơ hình tương tự.

Cách xác định này giống như dữ liệu đầu vào mức 1 trong IFRs 13, tức là có giá tham chiếu. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản cố định vơ hình mà khơng đồng nhất tức là tương tự thì giá trị hợp lý là giá của nghiệp vụ mua bán tài sản tương tự đó mà khơng có bất cứ sự điều chỉnh nào thực hiện. Điều này không hợp lý bởi các tài sản tương tự thì chúng có những đặc điểm khơng tương đồng do đó giá trị hợp lý cần phải điều chỉnh. Ngồi ra, đoạn 25, VAS 4: “Nếu khơng có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá tài sản cố định vơ hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thơng tin tin cậy hiện có.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy chuẩn mực kế tốn Việt Nam cũng đã có nhắc đến

phương pháp xác định giá trị hợp lý dựa trên ước tính (dữ liệu đầu vào không quan sát được) của doanh nghiệp, trường hợp khơng có thị trường hoạt động doanh nghiệp. Dẫu vậy, việc đề cập này còn mờ nhạt chưa rõ ràng.

b. Vai trò của giá trị hợp lý

So với các nước trên thế giới, họ đã sử dụng giá trị trong 4 trường hợp như đã trình bày ở chương 1. Kế tốn giá trị hợp lý ở Việt Nam cịn quy định chung chung chưa cụ thể, chỉ sử dụng giá trị hợp lý cho trường hợp đầu tiên: “xem giá hợp lý như sự thay thế giá gốc trong trường hợp giá gốc không xác định được”. Một trong những lý do, giá trị hợp lý có vai trị khiêm tốn như vậy bởi các thị trường hoạt động cho các tài sản ở Việt Nam chưa phát triển mạnh. Chẳng hạn, chứng khốn là một trong những tài sản có thị trường hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị hợp lý nhưng phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn sử dụng giá gốc để ghi nhận ban đầu và vào cuối kỳ, kể cả các ngân hàng (nơi có hệ thống tổ chức được xem là kiện toàn so với các doanh nghiệp khác). Một số doanh nghiệp có đánh giá chứng khoán theo giá thị trường như Vinamilk nhưng cũng chỉ là trình bày cho tài sản tài chính, nợ tài

chính vẫn chưa trình bày theo giá trị hợp lý. Hầu hết, các doanh nghiệp cũng khơng bắt buộc phải trình bày giá trị hợp lý cho các tài sản.

2.5.4. So sánh những qui định về kế toán giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý

Mặc dù, chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhưng khi ban hành thì đã có một số sửa đổi8:

8

Lê Vũ Ngọc Thanh, 2005. Luận văn thạc sỹ “Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh

Khoản mục VAS IAS

Hàng tồn kho - Ghi nhận ban đầu theo giá gốc.

- Đánh giá sau ghi nhận ban đầu theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được

-Giống Việt Nam

Tài sản cố định -Ghi nhận theo giá gốc -Không cho phép đánh giá lại trừ khi có quy định của nhà nước

- Báo cáo theo giá trị còn lại (giá gốc trừ hao mòn lũy kế)

-Ghi nhận ban đầu theo giá gốc

- Cho phép đánh giá lại

-Báo cáo theo giá gốc trừ khấu hao lũy kế trừ lỗ do giảm giá; hoặc theo giá trị hợp lý

2.6. Thực trạng sử dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam

Để tìm hiểu các báo cáo tài chính hiện nay có sử dụng giá trị cho các khoản mục trên báo cáo tài chính hay khơng, người viết tiến hành chọn báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm 2012 của 100 cơng ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 1). Cách chọn 100 cơng ty trên được thực hiện bằng cách chọn theo thứ tự mã chứng khoán trên sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tập hợp và thống kê kết quả khảo sát của các công ty, người viết nhận thấy, các công ty khảo sát chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Trình bày tài sản theo giá trị ghi sổ.

Kết quả có 85 cơng ty khơng trình bày giá trị hợp lý cho tài sản và nợ phải trả: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang, Công ty cổ phần Alphanam, Công ty Cổ phần Bibica, Công ty cổ phần FPT, Cơng ty cổ phần Hồng Anh Gia Lai….

Chẳng hạn, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong phần thuyết

minh công ty trình bày như sau: “Cơng ty chưa đánh giá giá trị hợp lý của tài sản

tài chính và nợ phải trả tài chính tại ngày kết thúc niên độ do thông tư 210 và các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và các cơng cụ tài chính. Thơng tư 210 u cầu áp dụng chuẩn

Bất động sản đầu tư

- Ghi nhận ban đầu theo giá gốc

- Báo cáo theo giá trị còn lại (giá gốc trừ hao mòn lũy kế)

-Ghi nhận ban đầu theo giá gốc

- Báo cáo theo giá gốc trừ khấu hao lũy kế trừ lỗ do giảm giá; hoặc theo giá trị hợp lý

mực báo cáo tài chính quốc tế về việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính nhưng khơng đưa ra hướng dẫn tương đương cho việc ghi nhận và đánh giá cơng cụ tài chính bao gồm giá trị hợp lý nhằm phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính”.

Hoặc cũng có một số cơng ty có trình bày giá trị hợp lý nhưng chung quy lại cũng là giá gốc. Chẳng hạn, công ty cổ phần Alphanam trình bày: “giá trị hợp lý bằng giá trị ghi

sổ tại ngày lập báo cáo tài chính do khơng đủ thơng tin xác định giá trị hợp lý”.

Nhóm 2: Trình bày giá trị hợp lý cho tài sản tài chính.

Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy 15 công ty còn lại đã sử dụng giá trị hợp lý cho tài sản tài chính: Cơng ty cổ phần Thủy sản Mekong, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh, ngân hàng ACB. Tuy nhiên, đối với nợ phải trả tài chính thì các cơng ty vẫn trình bày theo giá trị ghi sổ.

Khi trình bày tài sản tài chính theo giá trị hợp lý, các cơng ty cũng trình bày cơ sở đo lường giá trị hợp lý. Ví như, ngân hàng ACB, trình bày:

ĐV: triệu đồng Giá trị ghi sổ sách So với giá thị trường Giá thị trường Dự phịng Tăng Giảm Chứng khốn vốn niêm yết 304.685 - (248.106) 56.579 (248.106) Trái phiếu chính phủ 3.860.352 - - 3.860.352 -

Mặt khác, ngân hàng ACB cũng trình bày cơ sở đo lường giá trị của các chứng khoán trên như sau:

 Giá trị thị trường của chứng khoán vốn niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội được tính dựa vào giá bình qn của ngày giao dịch cuối cùng

 Giá trị thị trường của chứng khoán vốn niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được tính dựa vào giá đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng của năm tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

 Giá trị thị trường của chứng khốn nợ được trình bày bằng giá trị sổ sách do Ngân hàng khơng có cơ sở để xác định giá trị thị trường của các chứng khoán nợ này.

Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta nhận thấy rằng dù tại Việt Nam các chuẩn mực kế toán quy định về việc sử dụng giá trị hợp lý nhưng việc vận dụng vào trong các cơng ty vẫn cịn ở mức khiêm tốn. Hầu hết, trong phần thuyết minh của các công ty đều sử dụng giá gốc để ghi nhận giá trị cho các tài sản đang nắm giữ. Khi thơng tư 210/2009TT-BTC ban hành có hiệu lực từ 2011 thì một số cơng ty đã manh nha bắt đầu sử dụng. Thông tư 210 được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến cơng cụ tài chính. Do cơng cụ tài chính là định nghĩa rộng, bao trùm nhiều loại hình tài sản và nợ phải trả tài chính nên việc áp dụng các chuẩn mực sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng còn mang tính hình thức, ví dụ một số cơng ty trong phần thuyết minh trình bày cách phân loại các cơng cụ tài chính theo cách phân loại như thơng tư 210/2009TT-BTC. Sau đó, các cơng ty này lại thuyết minh bổ sung:

“Ngân hàng chưa xác định giá trị hợp lý của các khoản mục này do chưa có hướng dẫn về xác định giá trị hợp lý theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như thơng tin chưa có đủ”.

Hoặc: “giá trị hợp lý bất động sản đầu tư khơng được xác định bởi vì cơng ty khơng thực hiện việc định giá. Khơng có giao dịch gần đây trên thị trường cho bất động sản tương đồng và nằm cùng địa điểm với bất động sản đầu tư của công ty”.

Đồng thời, người viết cũng nhận thấy rằng, khi áp dụng giá trị hợp lý cho các chứng khoán các công ty chỉ dừng lại việc ghi nhận giá trị hợp lý, chưa ghi nhận các khoản lãi hay lỗ do đánh giá lại. Dẫu vậy, các công ty cũng đã thuyết minh phương pháp các công ty này xác định giá trị hợp lý cho các chứng khoán. Bất động sản đầu tư thì hầu như vẫn ghi nhận tồn bộ theo giá gốc chưa xác định được giá trị hợp lý. 2.7. Ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính

thích hợp của các thơng tin trên báo cáo tài chính9

Những tranh cãi xung quanh giá trị hợp lý thông thường là tính đáng tin cậy và thích hợp của thơng tin (Christensen and Nikolaev, 2009). Báo cáo tài chính nên cung cấp những thơng tin hữu ích cho nhà đầu tư và những chủ nợ để giúp cho họ ra những quyết định đầu tư. Những quyết định đầu tư này sẽ tác động đến phân phối thu nhập cũng như phúc lợi của mọi người trong xã hội. Do đó, những quyết định phải được dựa trên những thơng tin thích hợp, đáng tin cậy và kịp thời để góp phần phát triển nền kinh tế. Việc cung cấp những thông tin trên sẽ giúp gia tăng và cải thiện chất lượng những quyết định của nhà đầu tư và giảm bất cân xứng thông tin. Chọn sử dụng giá trị hợp lý hay giá gốc phụ thuộc vào nguồn lực và cố gắng của doanh nghiệp chi ra để có được giá trị hợp lý đáng tin cậy. Trở ngại chính của giá trị hợp lý là độ tin cậy của nó khơng những tác động đến những quyết định của người sử dụng mà còn tác động đến những hợp đồng của họ. Điểm yếu của giá trị hợp lý là làm gia tăng chi phí cơng ty khi các nhà quản lý thực hiện hoạt động tái định giá các tài sản. Tồn cầu hóa và sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)