Môitrường pháp lý

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại nhtmcp bưu điện liên việt (Trang 41)

Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được của một quốc gia. Không có phápluật hoặc pháp luật không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt độngtrong nền kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập mộtmôi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện vàđạt kếtquả cao, là cơ sở pháp lýđể giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vìvậy, nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của LienVietPostbank Việt Nam nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia sử dụng dịch vụ tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quanhệ kinh doanh của ngân hàng mới đem lại lợi ích cho cả hai và chất lượng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng mới được đảm bảo và chỉ có trên nền một hệ thống pháp luật đồngbộ, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch thì hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động dịchvụ của ngân hàng mới phát triển.

Chính sách tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia có ảnhhưởng rất lớn đến dịch vụ ngân hàng của NHTM.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước tác động định hướng và điều hành nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản. Chính sách đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua khu vực sản xuất, đến hoạt động ngân hàng. Một nền kinh tế đóng, bắt buộc các ngân hàng hướng về việc khai thác

các nguồn vốn trong nước một cách đơn điệu, các hoạt động ngân hàng chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp trong nước. Ngược lại, một nền kinh tế mở, khả năng huy động vốn, đầu tư và phát triển dịch vụ của ngân hàng tăng lên.

- Chính sách tiền tệ: Mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, bình ổngiá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Tuỳthuộc vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ mà có sự ảnh hưởng khác nhauđến phát triển dịch vụ ngân hàng. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước cóchính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thìlúc đó NHTM huy động được nhiều vốn hơn, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn. Đồng thời các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộccũng ảnh hưởng đến trực tiếp đến môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTMnói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng.Vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế thừa nhận.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại nhtmcp bưu điện liên việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w