Những chuẩn mực quốc tế ngày càng được nhiều ngân hàng nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong hoạt động của mình nhằm quản lý tốt nhất rủi ro lãi suất có thể xảy
ra, đáp ứng tốt những yêu cầu của quá trình hội nhập thị trường tài chính thế giới. Điển hình trong số đó là Hiệp ước Basel II.
Hiệp ước Basel do Ủy ban Quản chế ngân hàng Basel (BSBS) – Thụy sĩ ban hành là hiệp ước về quản lý ngân hàng, bao gồm các đề xuất về luật. Hiệp ước này phần lớn được áp dụng tại Châu Âu, nhưng nó cịn được nhiều nước khác trên thế giới sử dụng với vài trò như một chuẩn mực quốc tế cho ngành tài chính – ngân hàng. Gần đây, NHNN Việt Nam cũng bắt đầu có những bước đi cụ thể để áp dụng chuẩn mực này vào hệ thống NH Việt Nam, ví dụ như yêu cầu các NHTM phải đảm bảo được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn Ngân hàng Châu Á. Dự thảo Hiệp ước Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường dựa trên 3 cột trụ lớn là: (i) Yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) Giám sát và (iii) Công khai thông tin.
Mặc dù sau năm 2010, Việt Nam mới áp dụng Basel II, nhưng Basel II đã ảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng Basel II địi hỏi chi phí khá cao, các tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Khi đó, các ngân hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng, nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuân của ngân hàng.
Đối với rủi ro lãi suất Basel II khuyến nghị các ngân hàng sử sụng mơ hình VAR để xác định rủi ro lãi suất cho ngân hàng của mình. Đối với các ngân hàng không
đủ điều kiện để tiến hành phân tích theo phương pháp này, Ủy ban đề xuất các hệ số để tính rủi ro lãi suất như sau:
Bảng 1.1: Bảng tính hệ số rủi ro lãi suất
Đơn vị: %
Kỳ hạn Hệ số lãi suất
1 tháng hoặc ít hơn 0 6 tháng hoặc ít hơn 0.7 1 năm hoặc ít hơn 1.25 4 năm hoặc ít hơn 2.25 8 năm hoặc ít hơn 3.75 16 năm hoặc ít hơn 5.25 20 năm hoặc ít hơn 7.5
Trên 20 năm 12.5
(Nguồn: BIS 2006)
Một bước chuyển quan trọng trong Basel II về rủi ro lãi suất là Ủy ban cũng yêu cầu phải giám sát hoạt động quản trị rủi ro lãi suất đối với các sổ ngân hàng và vấn đề này được nêu rõ trong trụ cột thứ 2 của Basel II. Trụ cột thứ 2 như là một cảnh báo sớm đối với các nhà giám sát, trong đó các ngân hàng sẽ báo cáo và giải thích cách tính như mơ hình mà mình đã áp dụng trong tính tốn các chỉ tiêu do Ủy ban Basel yêu cầu. Trong trường hợp rủi ro lãi suất mà ngân hàng gặp phải vượt quá mức trong tương quan với số vốn đủ tiêu chuẩn của ngân hàng thì các giám sát sẽ có u cầu tăng mức vốn cần thiết hoặc yêu cầu giảm rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải hoặc có thể kết hợp cả hai biện pháp. Cụ thể, các giám sát đặc biệt chú ý đến các ngân hàng có rủi ro lãi suất vượt quá 20% số vốn cấp 1 và 2. Khi đó, họ phải thực hiện việc thử nghiệm về tình huống khi mà lãi suất tăng giảm 200 điểm cơ sở (2%) để xem xét tác động của nó như thế nào đến giá trị tài sản nợ và tài sản có. Từ đó các giám sát viên và nhà quản trị phối hợp để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã nêu những khái niệm cơ bản nhất về rủi ro lãi suất, hạn chế rủi ro lãi suất, các chỉ tiêu đo lường rủi ro lãi suất như tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, khe hở nhay cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn, ứng dụng các công cụ phái sinh và một số biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất được sử dụng trên thế giới. Chương 1 đã trả lời được một số câu hỏi đã đặt ra ở mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Để hạn chế rủi ro lãi suất không chỉ phụ thuộc vào bản thân NH mà còn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt trong vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cùng với sự chấp nhận của khách hàng về những quy định của NH đối với các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến rủi ro lãi suất.
Chương 2: Thực trạng rủi ro lãi suất và hạn chế rủi ro lãi suất tại Vietcombank. 2.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp ngày 23/5 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mơ hình của một ngân hàng thương mại cổ phần với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.
Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khốn Tp.Hồ Chí Minh đã có thơng báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 97.500.000 cổ phiếu (bằng 6,50%
vốn điều lệ). Đã có hơn 9.400 nhà đầu tư tham gia đấu giá và có tới 8,972 nhà đầu tư trúng đấu giá, trong đó có 146 tổ chức trong nước, 37 tổ chức nước ngoài, 8.411 cá nhân trong nước và 198 cá nhân nước ngoài. Tổng số tiền thu được từ đợt IPO là 11.848.093.375.684 đồng với mức giá thành cơng bình qn là 10.572,70 đồng. Có thể nói, IPO Vietcombank được đánh giá là thành công, do số lượng cổ phần đã bán hết và tỉ lệ đấu giá thành cơng khá cao và thoả mãn cả bố nhóm nhà đầu tư.
Với lịch sử phát triển lâu đời và nỗ lực không ngừng, hiện nay ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đang là ngân hàng có uy tín hàng đầu tại Việt nam, chiếm một phần tương đối lớn trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Thương hiệu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không những đuợc khách hàng trong nuớc công nhận mà cịn đuợc hàng loạt các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao. Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thể hiện khá rõ ràng qua các mặt: là một trong những ngân hàng có quy mơ lớn nhất; tình hình tài chính vững mạnh; kinh doanh hiệu quả; trình độ cơng nghệ hiện đại; nhân lực có trình độ, chun mơn cao; mạng luới hoạt động rộng khắp; ưu thế nổi bật trong nhiều lĩnh vực hoạt động chính như ngân hàng bán bn, tài trợ thương mại, hoạt động kinh doanh thẻ… Tuy nhiên; trong tương lai, thị truờng ngân hàng Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không những đến từ các NHTM trong nuớc mà cịn đến từ các ngân hàng 100% vốn nuớc ngồi mới đã và sẽ đuợc thành lập tại Việt Nam. Ðây là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khơng ngừng tự hồn thiện mình và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.1.1.2. Mơ hình tổ chức và quản lý
2.1.1.3. Mạng lưới và các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Ngoại thương Việt Nam:
Mạng lưới: Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 198 Trần Quang Khải, Quận
Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng có một (1) hội sở chính, một (1) Sở giao dịch, một (1) Trung tâm Đào tạo và bảy mươi tám (78) chi nhánh trên tồn quốc, ba (3) cơng ty con tại Việt Nam, hai (2) công ty con tại nước ngồi, bốn (4) cơng ty liên doanh, hai (2) cơng ty liên kết và một (1) văn phịng đại diện đặt tại Singapore.
Các hoạt động chính:
- Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân. - Cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép
- Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Kết quả hoạt động và định hướng phát triển
2.1.2.1. Kết quả hoạt động trong những năm vừa qua
Một là, năm 2008, Vietcombank đã có những bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của mình, trở thành ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên đi tiên phong trong chủ trương cổ phần hoá hệ thống ngân hàng nhà nước.
Hai là, sau khi cổ phần hoá, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn nỗ lực phấn đầu để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mơ hoạt động và ln hồn thành tốt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng luôn ở mức cao một cách hợp lý, bền vững trên tất cả các lĩnh vực:
- Đối với công tác huy động vốn: tốc độ huy động bình quan giai đoạn 2008 – 2012 đạt 16,20%.
- Đối với hoạt động tín dụng: dư nợ tín dụng của Vietcombank duy trì sự tăng trưởng tốt và hoành thành các kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn giai đoạn 2008 -2012 đạt 20%.
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng góp gần 10% vào tổng thu hàng năm của Vietcombank.
- Đối với hoạt động kinh thẻ: Sau khi cổ phần hố, Vietcombank ln chú trọng đầu tư phát triển hoạt động thẻ và tiếp tục khẳng định được vị thế hàng đầu trên thị trường thẻ, chiếm 55% thị phần thẻ tại Việt Nam.
chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của Vietcombank với donha sổ chuyển tiền trong năm 2011 đạt 1,43 tỷ USD, năm 2012 đạt 1,23 tỷ USD chiếm 15% thị phần trong cả nước.
Ba là, Vietcombank luôn đứng đầu thị trường Việt Nam về các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho khối doanh nghiệp xuất khẩu. Tính đến năm 2012, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 38,80 tỷ USD và chiếm 17% thị phần cả nước, đồng thời Vietcombank cũng đã có quan kệ đại lý với hơi 1.800 ngân hàng tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bốn là, Vietcombank ln làm tốt vai trị chủ lực và chủ đạo, thực hiện tốt vai trò dẫn dắt thị trường, trở thành cơng cụ hiệu quả của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô đối với kinh tế thông qua kênh thị trường tài chính tiền tệ.
Năm là, Vietcombank đã bước đầu thiết lập mơ hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và đạt được một số kết quả bước đầu. Vietcombank luôn đảm bảo các chỉ số an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, phân loại nợ minh bạch và nghiêm túc theo Điều 7, Quyết định số 493/QĐ-NHNN đồng thời giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý trong từng giai đoạn khác nhau.
Sáu là, năm 2011 Vietcombank đã chọn Mizuho Corporate Bank làm đối tác chiến lược, mang lại lợi ích chung cho cả hai bên cũng như góp phần vào lợi ích quốc gia.
2.1.2.2. Định hướng phát triển trong những năm tới
Mục tiêu chung trong chiến lược phát triển của Vietcombank thời gian tới đến năm 2020 là đưa Vietcomank trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đồn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Định hướng phát triển:
- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại.
- An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyết suốt. - Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao
và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
- Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán, sáp nhập và hợp nhất khi có đủ điều kiện.
Định hướng kinh doanh:
- Thị trường: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế.
- Lĩnh vực kinh doanh: Lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, trong đó tiếp tục củng cố, phát triển bán buôn đi đôi với đẩy mạnh bán lẻ, coi đó là cơ sở nền tảng để phát triển bền vững.
- Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.
- Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù hợp.
- Về sản phẩm: Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm bán buôn, bán lẻ, các sản phẩm liên kết trên nền tảng cơng nghệ hiện đại; bên cạnh đó từng bước phát triển các sản phẩm ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác.
- Về khách hàng, phát triển mạng lưới khách hàng đa dạng, phong phú và vững chắc. Với khác hàng bán buôn: tập trung vào các nhóm khách hàng: tập đồn, tổ chức kinh tế lớn; doanh nghiệp FDI, SME và các cơ quan quản lý nhà nước. Với khách hàng bán lẻ: trong tín dụng tập trung vào các nhóm khách hàng: khách hàng có thu nhập cao, trung lưu, trí thức, cán bộ cơ quan nhà nước và các hộ gia đình; trong huy động vốn và thanh tốn: phục vụ cho khác hàng đại chúng. - Marketing và bán hàng: Chuyên nghiệp hoá hoạt động marketing và bán hàng.
Hội sở chính xây dựng chính sách, quản lý và hỗ trợ bán hàng các chi nhánh là đơn vị trực tiếp marketing và bán hàng.
Một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản đến năm 2015:
- Tổng tài sản: tăng trưởng bình quân khoảng 12-15%/ năm;