Chương 3 : Giải pháp hạn chế RRLS tại Vietcombank
3.2. Kiến nghị giải pháp hạn chế RRLS của Vietcombank và các điều kiện thực
3.2.1.1. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro lãi suất:
Và với các kỳ hạn ngắn vẫn áp trần cùng việc dỡ bỏ từng bước các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, đường cong lãi suất đã dần được hình thành (kỳ hạn ngắn có lãi suất thấp, kỳ hạn dài có lãi suất cao), phù hợp với cơ chế thị trường trong điều kiện không biến động. Đường cong lãi suất hình thành cũng thể hiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế hợp lý hơn, các tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
Với các kỳ hạn ngắn còn áp trần, hiện chưa rõ Ngân hàng Nhà nước có dự tính dỡ bỏ trong thời gian tới hay khơng. Cịn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nhiều, lãi suất các kỳ hạn ngắn thường là công cụ năng động, chủ động hơn trong cạnh tranh huy động vốn.
3.2. Kiến nghị giải pháp hạn chế RRLS của Vietcombank và các điều kiện thực hiện giải pháp: hiện giải pháp:
3.2.1. Kiến nghị giải pháp hạn chế RRLS của Vietcombank
3.2.1.1. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro lãi suất: suất:
Tuy ngân hàng đã được hướng dẫn sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa lãi suất nhưng vẫn chưa đưa vào áp dụng phổ biến trong cơng tác phịng ngừa quản trị rủi ro lãi suất của mình. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, triển khai sử dụng các nghiệp vụ phái sinh nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng thường xuyên vào việc quản trị rủi ro lãi suất của mình. Do các sản phẩm này trên thị trường liên ngân hàng còn rất ít rất khó tìm được tìm được đối tác có nhu cầu ngược với ngân hàng. Đây chính là một trong những điểm ngân hàng phải hoàn thiện trong việc quản trị và phòng ngừa rủi ro lãi suất hiện nay của mình.
Ngân hàng nên nghiên cứu, phân tích rõ những ưu và nhược điểm của các nghiệp vụ phái sinh đã đề cập lý thuyết ở chương 1 để sử dụng linh hoạt trong công tác phịng ngừa rủi ro lãi suất của mình.
Ngân hàng nên nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh trong cơ cấu sản phẩm của mình nhằm hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh và thu hút các khách hàng sử dụng các sản phẩm trên.
Các sản phẩm phái sinh cũng như các sản phẩm khác, muốn được giao dịch trên thị trường cần phải được nhà sản xuất, khách hàng nhận thức được tính hữu dụng và giá trị sử dụng của nó. Tuy nhiên, sản phẩm có thể phát triển được hay khơng lại phụ thuộc và mơi trường pháp lý có tạo điều kiện cho sản phẩm phát triển hay khơng? Chính vì vậy, tạo nhận thức về thị trường tài chính phái sinh cần phải được thực hiện cho cả ba đối tượng đó là “khách hàng”, “nhà sản xuất” và “nhà hoạch định chính sách”.
Hiện nay, các NHTM đã từng bước xây dựng quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phái sinh, nhưng vẫn còn rất hạn chế. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng nhận thức cho nhà sản xuất và khách hàng, nhà hoạch định chính sách, các NHTM, cơ quan quản lý nên cử những nhân viên có năng lực ra nước ngồi học tập, tu nghiệp để nâng cao kiến thức.
Ngân hàng nên tổ chức những buổi giới thiệu sản phẩm tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp đang là khách hàng và sẽ là khách hàng sử dụng những sản phẩm tài chính phái sinh. Ngân hàng có thể coi sản phẩm tài chính phái sinh như các sản phẩm khác, vận dụng nghiệp vụ marketing để đưa các sản phẩm đến với khách hàng dễ dàng hơn. Để tạo nhận thức về thị trường tài chính phái sinh, chúng ta có thể vận dụng những phương pháp Marketing như: quảng bá, tuyên truyền…
Xây dựng nhận thức là một q trình dài, địi hỏi sự kết hợp nhiều phương pháp tuyên truyền, hội thảo, giáo dục – đào tạo cho đến tiếp thị, quảng bá về sản phẩm. Để
làm được điều này cần có sự hưởng ứng và giúp sức của các chuyên gia có am hiểu cả về lĩnh vực marketing và thị trường tài chính.