Lựa chọn sơ đồ công nghệ reforming xúc tác:

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng reforming xúc tác CCR để nhận xăng có chất lượng cao với công suất 20000 thùng/ngày (Trang 53 - 54)

nghệ reforming xúc tác:

Qua tìm hiểu các sơ đồ công nghệ reforming xúc tác cho ở trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

• Xét trên cả lĩnh vực kinh tế và kĩ thuật thì quá trình reforming CCR đều vượt trội hơn quá trình reforming lớp xúc tác cố định (tái sinh gián đoạn). Nó được thể hiện ở những điểm sau:

- Phân xưởng reforming CCR cho phép thực hiện quá trình reforming ở áp suất thấp nhất có thể và lượng sản phẩm thu được là lớn nhất. Nếu cùng với điều kiện đó thì phân xưởng reforming tái sinh gián đoạn hoàn toàn không thể hoạt động chỉ sau vài ngày. Trong thực tế, tốc độ tạo cốc lớn đã được hạn chế tối thiểu với quá trình reforming CCR,

đồng thời lượng H2 và

C5+ được tạo ra tối đa.

- Đồng thời lượng sản phẩm lỏng thu được lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng việc tạo cốc nhanh trong quá trình reforming lớp xúc tác cố định làm cho lượng sản phẩm thu được giảm sút. Còn với quá trình

reforming CCR, lượng reformat, H2, aromatic thu được luôn ổn định và không bị thay đổi. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng sản phẩm bởi vì nếu chất lượng sản phẩm không đồng nhất sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kĩ thuật khi sử dụng.

- Quá trình hoạt động CCR đảm bảo chất xúc tác luôn duy trì được các tính năng của nó trong thời gian dài do được tái sinh liên tục.

- Phân xưởng reforming CCR có tốc độ dòng cao hơn, có thời gian làm việc dài và ổn đinh hơn do không phải dừng toàn bộ hệ thống, có ý nghĩa lớn trong việc vận hành.

- Trong phân xưởng reforming CCR, hệ thống tái sinh và hệ thống reforming có thể tách riêng biệt, thuận tiện cho việc duy trì và bảo dưỡng.

Với những ưu điểm vượt trội như vậy nên phân xưởng reforming CCR được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay hầu như tất cả các phân xưởng reforming xúc tác mới được xây dựng đều áp dụng quá trình CCR. Nhưng phát triển quá trình reforming CCR thực ra chỉ có hai hãng là UOP và FIN (IFP). Đến năm 1996, UOP đã có 139 nhà máy và FIN có 48 nhà máy CCR [3].

• So với công nghệ CCR của FIN, công nghệ CCR của UOP có nhược

điểm là khối lò phản ứng rất cao do các lò phản ứng được xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, số lượng đường ống ít hơn, quá trình vận hành dễ dàng hơn, chất xúc tác dễ dàng đi từ lò phản ứng trên xuống lò phản ứng dưới bằng trọng lực. Còn công nghệ CCR của FIN sử dụng nhiều lò phản ứng đặt song song với nhau nên chiếm nhiều diện tích xây dựng và sử dụng số lượng đường ống dẫn lớn, phải dùng hệ thống khí nâng để đưa chất xúc tác từ đáy lò phản ứng trước lên đỉnh lò phản ứng kế sau.

Thực tế sản xuất và xây dựng đã chứng minh tính hiệu quả của công nghệ CCR của hãng UOP vượt trội hơn so với quá trình CCR của hãng FIN. Chính vì vậy trong đồ án này xin được chọn công nghệ CCR của hãng UOP (gọi là CCR-Platforming) để tính toán và đưa vào thiết kế cho phân xưởng reforming xúc tác.

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng reforming xúc tác CCR để nhận xăng có chất lượng cao với công suất 20000 thùng/ngày (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w