.4 Chu trình kiểm sốt tíndụng liên tục

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 69 - 107)

Kiểm soát trước khi cho vay

Kiểm soát sau khi cho

vay Kiểm soát trong khi cho vay

Kiểm soát trước khi cho

vay

(1) Thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản.

(2) Thẩm định trước khi cho vay (3) Phê duyệt khoản vay

Kiểm soát trong khi cho

vay

(1) Xác lập hợp đồng tín dụng (2) Giám sát quá trình giải ngân (3) Giám sát tín dụng

Kiểm sốt sau khi cho vay

(1) Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ

(2) Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng (3) Kiểm sốt tín dụng nội bộ độc lập (4) Đánh giá lại chính sách tín dụng

Trong những năm qua, hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long được thực hiện theo khn mẫu, chưa có sự cải tiến chủ động mà chỉ rút kinh nghiệm các tình huống rủi ro đã xảy ra để không bị lặp lại.

- Đối với từng khoản vay: Các báo cáo thẩm định chưa đưa ra được phương án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả, nếu khơng bị từ chối thì u cầu chủ yếu trong kiểm soát rủi ro các khoản vay chỉ mới ở mức độ là tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phương án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm.

- Đối với quá trình quản trị sau khi cho vay: Quá trình này cũng chưa đưa ra được phương án kiểm sốt cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những diễn biến tình hình thực tế khách hàng. Chủ yếu là thực hiện biện pháp kiểm tra sau khi vay theo quy trình cấp tín dụng: kiểm tra sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, nhưng đây cũng là một hoạt động mang tính hình thức, chưa sâu sát thực tế, chưa thường xuyên, do sự hạn chế về số lượng cán bộ và trình độ CBTD.

- Đối với tồn bộ hoạt động tín dụng: Chưa có sự nghiên cứu nào để sử dụng các chiến lược kiểm soát phù hợp; kỹ thuật kiểm soát chưa hiệu quả, chưa có phương án kiểm sốt cho cả thời kỳ nên vẫn cịn chuyển nợ xấu.

Tình hình bán nợ cho VAMC: Trong năm 2017-2019 nợ xấu của Vietinbank Nam Thăng Long đang trong tầm kiểm sốt và có thể áp dụng các biện pháp thu hồi khác nên chi nhánh chưa phải bán nợ cho VAMC.

* Tình hình dự phịng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

Tại Vietinbank – Nam Thăng Long, thời gian qua việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng vẫn được thực hiện đều đặn, tuy nhiên mức trích lập của từng năm là theo kế hoạch được Vietinbank giao từ đầu năm chứ khơng phải hồn tồn căn cứ theo tình hình phân loại nợ. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ dự phịng của Vietinbank – Nam Thăng Long trong giai đoạn 2017-2019 được thể hiện bằng Bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8: Kết quả trích dự phòng RRTDvà xử lý RRTD từ quỹ dự phòng.

ĐVT: triệu đồng.

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Dự phịng phải trích 19.386 25.555 22.728

2. Số nợ được xử lý bằng DPRR 15.556 18.002 12.969

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Vietinbank – Nam Thăng Long)

Thời gian qua dư nợ cho vay tại Chi nhánh có sự giảm mạnh đầu năm 2018 nhưng sau đó đã tăng trưởng đều trở lại, cùng với việc tăng trưởng đó thì Nợ xấu cũng tăng mạnh vào năm 2018 (do có 01 KH lớn phải cơ cấu nợ); tuy nhiên sang năm 2018 sau khi hết thời gian thử thách của KH cơ cấu nợ năm 2018 thì nợ xấu cũng đã giảm, theo số liệu nợ xấu biến động đó, nhu cầu trích dự phịng chung của Vietinbank – Nam Thăng Long cũng phải biến động tương ứng. Bên cạnh đó, do tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở khá thấp nên u cầu về số dự phịng cụ thể phải trích cũng khơng cao, tuy nhiên nhìn chung việc thu hồi nợ xấu và giảm số tiền trích lập ln là yêu cầu cấp thiết của mọi ngân hàng..

Nợ được xử lý bằng dự phòng rủi ro hàng năm như sau: năm 2017 Chi nhánh xử lý rủi ro với số tiền là 15.556 triệu đồng, năm 2018 là 18.002 triệu đồng và năm 2019 là 12.969 triệu đồng. Hầu như qua các năm thì con số xử lý bằng dự phịng rủi ro đều lớn hơn khả năng của Chi nhánh, vì thế giai đoạn vừa qua việc xử lý bù đắp rủi ro mất vốn của hầu như phải dựa vào nguồn của hệ thống. Từ tình hình này địi hỏi Chi nhánh phải có các biện pháp tăng cường năng lực tài chính, tăng cường khả năng tự bù đắp rủi ro bằng nguồn thu từ chính hoạt động tín dụng tại Chi nhánh để tạo nền móng đủ vững hỗ trợ cho hoạt động tín dụng trước những diễn biến khơng tốt và thất thường của chất lượng tín dụng. Đồng thời, nó cũng đặt ra u cầu cần thiết phải tính đến các phương án vận dụng đa dạng, linh hoạt hơn các biện pháp, công cụ bù đắp rủi ro khác cho hoạt động tín dụng trong giai đoạn tiếp đến.

Với thực trạng kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Nam Thăng Long như vậy, Chi nhánh đã chưa thực sự chủ động trong ứng phó và xử lý: khi nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp suy giảm khả năng thanh toán, hoặc giá trị tài sản bảo đảm bị hao mịn theo thời gian thì Chi nhánh khơng đánh giá lại khoản vay một cách kịp thời, toàn diện và hợp lý; cũng chưa chủ động đưa ra biện pháp xử lý tức thời để ngăn chặn khả năng tổn thất xảy ra hay làm giảm thiểu thiệt hại, mà chủ yếu chỉ là thực hiện chuyển nhóm nợ hoặc đưa vào diện giảm mức cho vay vào kỳ

sau. Điều này dẫn đến các rủi ro tín dụng khơng được ngăn chặn kịp thời, có thể phát sinh bất kỳ lúc nào và khi rủi ro cụ thể xảy ra, thiệt hại cũng đã không được giảm nhẹ đáng kể và đúng cách. Chính vì thế mà mặc dù tỉ lệ nợ xấu thấp tuy nhiên nguyên nhân phát sinh và biện pháp thu hồi thì vẫn là vấn đề cịn nhiều vướng mắc mà Chi nhánh chưa có một định hướng xử lý một cách hữu hiệu.

Tình hình này đặt ra yêu cầu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Nam Thăng Long phải xây dựng được cách thức, phương án kiểm sốt rủi ro tín dụng bài bản, cụ thể cho từng thời kỳ một các phù hợp với năng lực, với đặc điểm nội tại về khung pháp lý và nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

2.3.5. Thực trạng tài trợ tổn thất tín dụng

Tài trợ tổn thất tín dụng là khâu cuối cùng của q trình quản trị rủi ro, có nhiệm vụ giải quyết hậu quả của rủi ro để giữ cho hoạt động kinh doanh được tiếp tục bình thường.

Cơng tác này phải đảm bảo có nguồn tài trợ và phải thực hiện các biện pháp tài trợ kịp thời, hợp lý khi rủi ro xảy ra và có tổn thất. Trong đó, hoạt động thiết kế phương án tạo nguồn là phải được triển khai cụ thể ngay từ giai đoạn đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro; hoạt động tài trợ chỉ được triển khai khi đã bắt đầu xuất hiện tổn thất (nguy cơ tổn thất) và đi kèm theo nó ln phải là nhiệm vụ tận thu nợ. Và trong khâu quản trị này, nhiệm vụ thiết kế phương án tạo nguồn tài trợ là khâu then chốt rất quan trọng, làm cơ sở cho hoạt động bù đắp rủi ro.

* Tình hình nợ hạch tốn ngoại bảng giai đoạn 2017-2019:

Nợ ngoại bảng là những khoản nợ cho vay khơng địi được, đã xác định là mất vốn, và ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng của mình để bù đắp. Những khoản nợ này sau đó được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản, khơng tính vào giá trị tổng tài sản của ngân hàng, chúng được hạch toán theo dõi riêng để tiếp tục tận thu cho đến khi thu được hết, hoặc khơng cịn khả năng thu nữa thì được xử lý xóa vĩnh viễn. Khi khoản nợ đã được xuất ra ngoại bảng thì chúng là khoản tổn thất của ngân hàng. Giảm nợ ngoại bảng hiểu theo cách rộng là: Không làm phát sinh tăng thêm và/hoặc thu hồi được nợ ngoại bảng cũng chính là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và tăng năng lực tài chính cho ngân hàng nói chung.

Thực trạng tình hình nợ hạch toán ngoại bảng và thu hồi nợ ngoại bảng của Vietinbank Nam Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện ở Bảng 2.9:

Bảng 2.9: Tình hình nợ ngoại bảng và thu nợ ngoại bảng tại Vietinbank– Chi nhánh Nam thăng Long từ năm 2017 - 2019.

ĐVT: triệu đồng.

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Dư nợ hạch toán ngoại bảng cuối kỳ 172.236 201.162 181.236 2. Thu nợ hạch toán ngoại bảng trong năm 19.374 16.386 28.950

2.1. Khách hàng tự trả nợ 5.300 4.587 6.258

2.2. Kích thích khách hàng trả nợ 2.057 3.179 4.260

2.3. Xử lý bán tài sản trả nợ 7.040 5.952 12.800

2.4. Khởi kiện 2.077 1.668 3.129

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Vietinbank Nam Thăng Long)

Từ bảng số liệu trên, ta có bảng tỷ lệ nợ ngoại bảng như sau:

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ ngoại bảng và mức độ thu nợ ngoại bảng so với dư nợ ngoại bảng cuối kỳ.

ĐVT: %.

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Tỷ lệ nợ hạch toán ngoại

bảng/Tổng dư nợ bình quân 11,9 10,82 6,25

2. Tỷ lệ tăng, giảm dư nợ hạch

toán ngoại bảng - 16,79 - 9,91

3. Mức độ thu nợ hạch toán ngoại bảng so dư nợ ngoại bảng cuối kỳ

11,25 8,09 15,98

Trong giai đoạn 2017-2019, nợ ngoại bảng tại Vietinbank Nam Thăng Long tăng cả số tuyệt đối và tương đối: năm 2018 nợ ngoại bảng tăng 16,79% so với năm 2017, dư nợ ngoại bảng của năm này là 201.162 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 10.82% tổng dư nợ bình qn, trong khi đó mức độ thu nợ ngoại bảng của năm 2018 chỉ là 78.09% nợ ngoại bảng cuối kỳ. Năm 2019 tỷ lệ nợ ngoại bảng/tổng dư nợ bình quân là 6,25%, dư nợ ngoại bảng là 181.236 triệu đồng và mức độ thu nợ ngoại bảng so dư nợ ngoại bảng cuối kỳ là 15,98 %.

Với số dư ngoại bảng hiện nay tương đối lớn, nên yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh thu nợ ngoại bảng song song với quá trình xử lý rủi ro, và đây cũng là một điều kiện phải được cam kết khi tiến hành xử lý nợ xấu. Nhưng thực tế thì trong thời gian qua hoạt động tận thu nợ ngoại bảng có kết quả đáng kể góp phần tăng quỹ thu nhập cho Chi nhánh. Nhưng do đặc thù của dư nợ ngoại bảng thường là với

các KH có khả năng thu thì đã và đang thu hồi được, nhưng những khách hàng cịn lại từ lâu năm thì sẽ là các KH khơng cịn nguồn thu, khơng có khả năng thu…

- Thực tế tình hình triển khai hoạt động tài trợ tổn thất tại Vietinbank – Nam Thăng Long:

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng qua các năm đã được triển khai hoàn chỉnh và đúng mức. Các hoạt động chính của tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là các nghiệp vụ tác nghiệp xử lý bù đắp rủi ro, tạo nguồn cho rủi ro được chú trọng, chủ yếu là trích lập dự phịng rủi ro hàng năm do Vietinbank Việt Nam thơng báo.

+ Q trình tác nghiệp quản trị tín dụng: Chi nhánh khơng có phương án tài trợ, tạo nguồn tài trợ ngay từ đầu, khi phát sinh khoản tín dụng. Trong các báo cáo thẩm định không thể hiện điều này.

+ Các biện pháp, công cụ được sử dụng trong tài trợ tổn thất tín dụng:

Biện pháp chuyển giao tài tài trợ tổn thất tín dụng thì được thực hiện một cách thụ động, khơng linh hoạt, chủ yếu là bằng các hợp đồng bảo hiểm tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.

Biện pháp trung hịa rủi ro thơng qua các cơng cụ phái sinh thì chưa đi vào thực tiễn. Chính vì vậy tồn bộ nhiệm vụ tài trợ rủi ro tín dụng vẫn đang đè nặng lên biện pháp dự phịng rủi ro tín dụng.

Trong khi đó, biện pháp tự bù đắp, mặc dù đang là biện pháp chính để tài trợ tổn thất tín dụng của đơn vị, nhưng nó lại đang yếu về khả năng do năng lực tự trích lập dự phịng hàng năm của Chi nhánh là khơng cao.

+ Đối với q trình tác nghiệp xử lý rủi ro các khoản vay bằng quỹ dự phòng: Theo quy định, khi lập hồ sơ xử lý, Chi nhánh phải lập phương án tận thu đối với khoản nợ được xử lý một cách cụ thể và khả thi. Tuy nhiên, phần lớn các phương án này được lập một cách chung chung, các mốc thời gian và căn cứ để đảm bảo khả năng thu đều khơng chắc chắn, phụ thuộc hồn tồn vào bên ngồi. Nội dung thường có và lặp đi lặp lại tại các phương án thu nợ này là: Sẽ khởi kiện ra tòa để thu nợ, xúc tiến nhanh quá trình thi hành án để phát mại tài sản thu nợ; hoặc: Tiếp tục bám sát con nợ, theo dõi nguồn thu để thu nợ…mà khơng có giải pháp hay chương trình cụ thể, chi tiết cho từng khoản nợ. Các thủ tục này được hồn thành với tính hình thức là chính.

+ Đối với việc thu nợ ngoại bảng sau khi đã xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro: Chưa được thực hiện quyết liệt và kém hiệu quả chưa cao, vì chương trình thu nợ ngoại bảng chưa hữu hiệu. Việc cán bộ theo dõi và thu nợ này chưa được chuyên

biệt, chưa giành thời gian nhiều cho việc thu nợ, chưa thực sự được xem là công việc quan trọng trong quản trị; Chi nhánh chỉ quan tâm đến con số một năm phải thu bao nhiêu, còn lại làm thế nào để thu, khả năng thu của từng khoản nợ đến đâu thì hầu như khó xác định. Vì thế thời gian qua kết quả thu nợ ngoại bảng của Chi nhánh chưa cao.

- Với thực trạng của hoạt động xử lý rủi ro tín dụng chủ yếu là dựa vào biện pháp dự phịng rủi ro tín dụng, trong khi khả năng dự phòng và tự bù đắp của đơn vị không theo kịp với yêu cầu, đã làm cho công tác xử lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua diễn ra chậm, kết quả không cao, các khoản nợ xấu thuộc nhóm nghi ngờ mất vốn và mất vốn khơng được xử lý triệt để, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chính vì thế, u cầu cấp thiết hiện nay của Chi nhánh là phải xây dựng, tổ chức đánh lại hoạt động tài trợ tổn thất tín dụng một cách bài bản–hoàn chỉnh và thực sự hiệu lực, đúng với vai trị và tầm quan trọng trong q trình quản trị tín dụng, nhằm góp phần hướng đến hoạt động tín dụng hiệu quả và bền vững.

2.4. Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

2.4.1 Kết quả đạt được

Để thực hiện tốt việc mở rộng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng; Ngân hàng TMCP cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị RRTD, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát được chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ.... Với những biện pháp triển khai như vậy, thời gian qua Ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh Nam Thăng Long bước đầu đã thu được những kết quả trong việc hạn chế RRTD, cụ thể như sau:

Một là: Công tác phân loại khách hàng và phân loại nợ theo quy định của NHNN được quan tâm thực hiện nghiêm túc.

Cùng với một số văn bản mới được ban hành để nâng cao công tác quản trị RRTD nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, ngày 20/4/2005, ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 69 - 107)