Xây dựng công cụ đo lƣờng

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển và ngành máy tàu biển trường đại học hàng hải (Trang 37 - 39)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Xây dựng công cụ đo lƣờng

Trong luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng và phương pháp định tính, Bộ công cụ để nghiên cứu định lượng là hai mẫu phiếu xin ý kiến khảo sát cho sinh viên chính quy 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển của trường Đại học Hàng hải. Hai loại phiếu này có nội dung và cấu trúc tương tự như nhau, đều tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp so với các yêu cầu công việc trên biển.

Để tăng tính hiệu quả cho bộ công cụ đo, trong bộ công cụ đo lường đề tài có sử dụng thang đo định danh, thang đo Likert với 5 mức chia.

Thang đo định danh dùng để phân chia các lớp đối tượng, các đặc trưng của từng đối tượng như: Khóa học, năm sinh, hệ đào tạo (cao đẳng hay chính quy), công ty hiện đang công tác, chức danh hiện tại trên tàu, thái độ nghề nghiệp, khối lượng kiến thức, kỹ năng đạt được khi tham gia các loại hình đào tạo khá nhau, Thang đo này giúp đề tài nghiên cứu một số phép toán thống kê : đếm, tính tần suất, tính %, thực hiện một số phép kiểm định giữa các biến.

Thang đo Likert dùng khảo sát mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên, gồm các câu hỏi đóng đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn với 5 mức độ trả lời từ khả năng đáp ứng tốt nhất đến khả năng không hoàn toàn đáp ứng được khả năng làm việc trên tàu của sinh viên; Các câu hỏi mở được đưa ra để người được hỏi tự đưa ra các quan điểm của mình về vấn đề cần nghiên cứu, Trong câu hỏi định lượng được chia làm 03 mảng chính :

Mảng thứ nhất: đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển về mặt kiến thức của cựu sinh viên 2 ngành đi biển :

29

+ Mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên gồm các câu hỏi đóng với việc chọn một trong năm mức độ khác nhau: sinh viên ngành ĐKTB gồm có 15 câu hỏi ; sinh viên ngành MTB gồm có 13 câu hỏi.

+ Mức độ Thành thạo trong việc vận dung kiến thức : gồm có 13 câu hỏi cho sinh viên mỗi ngành.

+ Mức độ hữu ích (mức độ quan trọng và cần thiết) của kiến thức khi được trang bị ở Trường đối với công việc trên tàu: gồm 13 câu hỏi cho mỗi ngành.

+ Tần suất sử dụng kiến thức môn học trong công việc hiện tại : sinh viên ngành ĐKTB gồm 15 câu hỏi; Sinh viên ngành MTB gồm 13 câu hỏi.

+ Mức độ am hiểu kiến thức chuyên môn khi tham gia đào tạo tại một số loại hình (việc am hiểu kiến thức của sinh viên có được % từ các loại hình đào tạo) : gồm 5 loại hình cho 100% mức độ am hiểu kiến thức.

+ Trong mảng kiến thức có một câu hỏi mở để làm rõ nội dung cho các câu hỏi đóng phía trên.

Mảng thứ hai: đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển về mặt kỹ năng của cựu sinh viên 02 ngành đi biển:

+ Mức độ nắm vững các kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo tại trường khi ứng dụng vào các công việc hiện tại: gồm 13 câu hỏi cho sinh viên mỗi ngành.

+ Mức độ thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện các công việc trên tàu : gồm 13 câu hỏi cho sinh viên mỗi ngành.

+ Mức độ hữu ích của các kỹ năng nghề nghiệp được trang bị trong quá trình học đối với công việc hiện tại : gồm 13 câu hỏi cho sinh viên mỗi ngành.

+ Tần suất sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp được trang bị khi học trong Trường vào công việc trên tàu : gồm 13 câu hỏi cho sinh viên mỗi ngành.

+ Mức độ thành thạo kỹ năng nghề nghiệp khi tham gia đào tạo tại một số loại hình (việc thành thạo kỹ năng của sinh viên có được % từ các loại hình đào

tạo) : gồm 5 loại hình cho 100% mức độ thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

+ Phần kỹ năng có 01 câu hỏi mở để làm rõ các nội dung trên.

Mảng thứ 3: đánh giá mức độ đáp ứng công việc thông qua thái độ đối với nghề nghiệp của sinh viên khi làm việc trên tàu: gồm có 03 câu hỏi đóng và 03 câu

30

hỏi mở để đánh giá thái độ nghề nghiệp của sinh viên với việc gắn bó với nghề nghiệp trên biển.

 Ngoài việc đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển thông qua khối lượng kiến thức được trang bị, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ với nghề, Bảng công cụ đo lường còn đưa ra các câu hỏi kiến nghị về việc tăng, giảm thời lượng các môn học về mặt lý thuyết, thực hành (15 câu hỏi cho sinh viên ngành ĐKTB và 13 câu hỏi cho sinh viên ngành MTB) để căn cứ vào đó làm rõ các nội dung trên.

 Ngoài các nội dung trên, phiếu xin ý kiến còn tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý trên tàu, đội ngũ cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy và huấn luyện tại Trường về mức độ hợp lý từ chương trình đào tạo tác động đến sinh viên 2 ngành đi biển và các giải pháp khác phục những vấn để chưa hợp lý trong chương trình đó. Đối tượng phỏng vấn sinh viên chính quy tốt nghiệp Trường ĐHHH là 40 sinh viên ; cán bộ quản lý và cán bộ giảng viên là 25 người. Các mẫu phỏng vấn sẽ được thực hiện ngay sau khi xử lý, phân tích số liệu bằng SPSS nhằm làm khẳng định thêm kết quả của phần xử lý định lượng.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển và ngành máy tàu biển trường đại học hàng hải (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)