Cơ sở lý luận thuộc về đề tài

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển và ngành máy tàu biển trường đại học hàng hải (Trang 27 - 35)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.Cơ sở lý luận thuộc về đề tài

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản :

+ Đánh giá: là căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo, Đánh giá có thể là định lượng dựa vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị [01].

Theo tác giả J.M Deketele: “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó.”

Theo tác giá Phạm Xuân Thanh trong loạt bài viết về Lý thuyết đánh giá thì:

“Đánh giá là một thuật ngữ chung để chỉ việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và xử lý, phân tích dữ liệu làm cơ sở để đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”

 Đáp ứng công việc được hiểu là đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu của công việc, Người có khả năng đáp ứng với công việc là những người có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành tốt các yêu cầu, đòi hỏi công việc.

19

 Đáp ứng công việc trên biển: là những kỹ sư ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ về chuyên ngành để đáp lại các yêu cầu hỏi hỏi công việc chuyên môn và có khả năng cao nhất cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ về những tác động khách quan của môi trường biển. [18, tr 8].

 Nắm vững: là khả năng nắm chắc, hiểu thấu đáo những nội dung về kiến thức, kỹ năng khi được trang bị (Trung tâm từ điển Vietlex, 2007 :123).

 Thành thạo: là sự thành thục, do đã quen làm, quen dùng, có tay nghề (Trung tâm từ điển Vietlex, 2007:123.)

 Hữu ích: là việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị vào công việc một cách có ích, đúng lúc.

 Tần suất: là số lần sử dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị vào công việc đang làm.

Trong luận văn, nghiên cứu mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên 2 ngành đi biển của Trường Đại học Hàng hải ở 5 mức :

Mức độ đáp ứng rất tốt: với những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ

nghề nghiệp thì sinh viên hoàn toàn đáp ứng một cách xuất sắc, sáng tạo, linh hoạt, yêu nghề, đáp ứng được các yêu cầu công việc được giao khi làm việc trên tàu.

Mức độ đáp ứng khá tốt : So với việc đào tạo khi còn học trong trường,

khả năng đáp ứng công việc của sinh viên ở mức độ này là hoàn thành tốt các công việc được giao khi làm việc trên tàu.

Mức độ đáp ứng tốt: việc ứng dụng khối lượng kiến thức, kỹ năng, thái

độ khi được đào tạo trong trường đã giúp sinh viên hoàn thành các công việc được giao khi làm việc trên tàu.

Mức độ đáp ứng không tốt, trung bình: So với việc được đào tạo trong

trường, khả năng chuyên môn, nghiệp vụ mà sinh viên áp dụng vào các công việc trên tàu chỉ đáp ứng được một phần công việc được giao.

Mức độ đáp ứng không hoàn toàn tốt: So với việc được đào tạo trong

trường, sinh viên không đáp ứng được công việc chuyên môn trên tàu.

+ Thuyền bộ: là những thuyền viên (thành viên) thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển [18, tr 9].

20

 Môi trường làm việc trên biển: bao gồm các hoạt động diễn ra trên biển. Các thuyền viên làm việc độc lập trên biển sẽ chịu tác động lớn về sự ổn định của tàu do điều kiện thời tiết (sóng, gió, bão, thủy triều, mớn nước,…), ngoài khả năng về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ thuyền viên còn phải học cách thích nghi với các tình huống khẩn cấp xảy ra như : phòng cháy chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, y tế, vấn đề ô nhiễm trên biển ; khả năng ứng phó với điều kiện thời tiết khí hậu xấu, diễn biến phức tạp [18, tr 10].

1.2.2. Mô hình lý thuyết được sử dụng trong đề tài :

*) Mô hình của Benjamin Bloom (1956):

Đã phân biệt ba khía cạnh của hoạt động giáo dục, bao gồm: Cung cấp nhận thức: các kỹ năng trí tuệ (Kiến thức); Tác động thái độ: sự phát triển trong các lĩnh vực tình cảm hoặc cảm xúc (Thái độ); Hình thành kỹ năng: các kỹ năng thuộc về chân tay hay thể chất (Kỹ năng), Các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ này cũng chính là mục tiêu của quá trình đào tạo, Có nghĩa là, sau một chương trình đào tạo, các học viên cần thu được những kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ mới:

Về nhận thức (Bloom, 1956): Khía cạnh nhận thức bao gồm kiến thức và sự

phát triển các kỹ năng thuộc về trí tuệ. Đó là các kỹ năng: hồi tưởng hoặc nhận biết các thực tế, các mô hình và các khái niệm cụ thể, góp phần vào sự phát triển các kỹ năng, khả năng trí tuệ. Các kỹ năng này được phân chia thành sáu loại chính được liệt kê theo trình tự cấp độ nhận thức từ thấp đến cao (theo độ khó) như sau: Đánh giá; tổng hợp, phân tích, áp dụng, hiểu, biết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thái độ (Krathwohl, Bloom, Masia, 1973): bao gồm hành vi mà ở đó

chúng ta giải quyết mọi chuyện trên cơ sở tình cảm, chẳng hạn như cảm xúc, các giá trị, sự trân trọng, lòng nhiệt tình, động lực và thái độ, Năm lĩnh vực hoạt động chính được liệt kê bắt nguồn từ hành vi đơn giản nhất tới phức tạp nhất: Tiếp thu các giá trị, tổ chức, đánh giá, phản hồi, đón nhận.

Về kỹ năng (Dave, 1975): bao gồm cử động thể chất, sự hợp tác và sử dụng

các lĩnh vực thuộc kỹ năng động cơ, Sự phát triển các kỹ năng này đòi hỏi phải có sự thực hành và được đo lường trên khía cạnh tốc độ, sự chính xác, khoảng cách, quy trình hoặc các kĩ thuật thực hiện. Năm hạng mục chính được liệt kê từ hành vi

21

đơn giản nhất tới hành vi phức tạp nhất: Sự tự nhiên hóa, sự ăn khớp, sự chính xác, sự thao tác, sự bắt chước.

*) Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra:

Do đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng khắt khe với các sản phẩm đầu ra tại các cơ sở đào tạo đặc biệt là bậc đại học, căn cứ vào Chỉ thị số 7823/CT- BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009-2010 và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo

dục đại học giai đoạn 2010-2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số

2196/BGD&ĐT ngày 2 tháng 4 năm 2010 về việc Hướng dẫn xây dựng và công bố

chuẩn đầu ra ngành đào tạo cho các trường Đại học, Học viên, Cao đẳng trong cả nước, đây là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu của việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra nhằm:

- Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.

- Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.

22

- Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động, [12,tr 2-3]

1.2.3. Một số đặc điểm của ngành đi biển :

Con tàu là tài sản có giá trị to lớn, là một đơn vị sản xuất đặc biệt, hoạt động đặc biệt trên biển, xa đất liền, đối tượng chuyên chở là hàng khách và hàng hóa ; Con tàu thường xuyên chịu tác động của nhiều điều kiện biến động và khắc ngiệt như : gió, bão tố, băng trôi, đá ngầm, luồng lạch… Đội ngũ thuyền viên làm việc trên tàu ít người, nhưng phải độc lập giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật, kinh tế ngoại giao, pháp luật.

Con tàu được trang bị nhiều loại thiết bị hiện đại và đa dạng như Hệ thống điều khiển tự động; hệ thống xác định vị trí tàu, hệ thống Rada ; Hệ thống GPMS ; hệ thống Máy Diesel; tua bin khí và hơi; các thiết bị an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển… Ngoài ra, con tàu còn là một công trình kiến trúc tổng hợp, tập trung nhiều tiến bộ khoa học trên đó [18, tr 11-13].

Từ những đặc điểm ngành nghề trên nên sản phẩm đào tạo phải đảm bảo sức khỏe để thích hợp với mọi điều kiện trên biển, có trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành thành thạo, thái độ làm việc nghiêm túc trên 3 phương diện: Quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và khai thác vận hành.

Ngành Điều khiển tàu biển: trang bị cho người học khối kiến thức tổng hợp về khả năng định vị vị trí tàu trên biển; khả năng điều khiển tàu chạy trên biển; biết vận dụng các kiến thức về thiên văn, địa văn, khí tượng, la bàn từ, thủy nghiệp trong việc đảm bảo an toàn cho toàn bộ con tàu trong quá trình vận hành vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và năng suất nhất. Đồng thời đây là ngành đào tạo ra đội ngũ thuyền viên có khả năng ứng phó được với các tình huống khẩn cấp trên tàu như: an toàn tính mạng con người trên tàu; bảo vệ môi trường biển; biết ứng phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, [18, tr 15-17].

Ngành Máy tàu biển: trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có

hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật vận hành, các thiết bị máy móc trên tàu, có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu để đảm đương công việc của một kỹ sư ngành khai thác máy tàu biển như : nắm vững một các có hệ thống, biết phân

23

tích, vận dụng vào thực tiễn sản xuất các môn học chuyên ngành như: Diesel, khai thác, tự động, nồi hơi, máy phụ, máy lạnh… Ngoài ra còn biết quản lý sử dụng đồng thời hệ thống máy tàu, khả năng thiết kế những bộ phận nhất định của hệ động lực ; Quản lý vận hành thành thạo và có khả năng sửa chữa các máy móc và thiết bị trên tàu, biết tổ chức đội ngũ máy để thực hiện khắc phục những sự hư hỏng [18,tr 17-18].

Đặc điểm đào tạo sinh viên 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển đều tuân theo các tiêu chuẩn trong bộ công ước quốc tế STCW 78/95 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ban hành và các quy định trong Quyết định số 31/2008/QĐ- BGTVT ban hành ngày 26/12/2008.

+ Giới thiệu về bộ công ước quốc tế STWC 78/95:

Yếu tố con người luôn đóng vai trò then chốt trong bất kỳ hoạt động kinh tế, xã hội nào, Đối với vận tải biển, khi mà con tàu thường xuyên phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, ẩn chưa nhiều rủi ro, thì yếu tố con người càng trở lên quan trọng. Sự an toàn của con người, con tàu, môi trường biển cùng với trên 80% lượng hàng hóa lưu thông trên thế giới phụ thuộc vào thái độ chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đi biển.

Nhằm thống nhất về tiêu chuển chuyên môn nghiệp vụ cho người đi biển trên toàn thế giới, năm 1978 Tổ chức tư vấn hang hải liên chính phủ IMCO đã ban hành Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca, viết tắt là STCW 78 (The International Convention on Standards of Training, Certification an Watchkeeping) và Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật SCTW Code,STCW78 được áp dụng bắt buộc vào năm 1984, Cho đến năm 1995 bộ tiêu chuẩn này được sửa đổi bổ sung toàn diện và được gọi là STCW78/95.

STCW 78/95 quy định các tiêu chuẩn về thời gian đào tạo, các nội dung cơ bản cần được đào tạo và huấn luyện, cũng như kinh nghiệm đi biển cho thuyền viên đảm nhận các chức danh chuyên môn trên tàu biển, STCW 78/95 đồng thời cũng quy định về tiêu chuẩn đối với các cơ sở đào tạo, huấn luyện, thuyền viên làm việc trên tàu biển, Như vậy, các quốc gia muốn tham gia STCW78/95 phải xây dựng các cơ sở đào tạo, huấn luyện, nghiệp vụ cho thuyền viên phù hợp với các quy định nêu trong bộ luật này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

Để tham gia vào STCW 78/95, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam triển khai các hành động cụ thể và phối hợp với các cơ quan đào tạo nhằm đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, cho phù hợp. Nhờ nỗ lực của các cơ quan quản lý cũng như các cơ sở đào tạo Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của công ước STCW 78/95 vào ngày 01/02/1998. Đây chính là điều kiện cần để Việt Nam có thể xâm nhập sâu rộng vào thị trường hàng hải toàn cầu và mở rộng thị trường lào động quốc tế cho Thuyền viên Việt Nam.

Để khuyến khích chuẩn hóa chất lượng thuyền viên theo STCW 78/95 vào năm 2000, IKMO công bố Danh sách Trắng (White List) với 71 quốc gia, IMO khuyến cáo các chủ tàu không nên sử dụng thuyền viên không được đào tạo tại các quốc gia và cơ sở đào tạo thỏa mãn bộ tiêu chuẩn này. Tàu treo cờ các quốc gia không nằm trong Danh sách Trắng sẽ được các lực lượng PSC chú ý và tăng cường kiểm tra, (PSC - Posrt State Control là lực lượng kiểm tra hàng hải thuộc chính quyền cảng quốc gia, PSC có nhiệm vụ kiểm tra các tàu ghé cảng của mình trên phương diện thực hiện các quy định về an toàn và chống ô nhiễm môi trường phù hợp với công ước quốc tế do IMO ban hành) [7].

Ở nước ta, nhằm chuẩn hóa trong việc đào tạo và huấn luyện thuyền viên, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về đào tạo và huấn luyện thuyền viên, trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu của Công ước STCW78/95. Theo quyết định số 66/2005/QĐ-BGTVT ban hành ngày 30/11/2005 các chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (Phó hai, phó ba), sỹ quan máy (Máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan vô tuyến điện, sỹ quan điện, sỹ quan an ninh, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ, thợ máy chính, thợ máy, thợ điện, nhân viên vô tuyến điện, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, phục vụ viên, bếp trưởng, cấp dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụ hành khách, tổ trưởng phục vụ bàn, quản lý kho hành lý, thợ giặt là, kế toán, thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, trật tự viên, thợ máy lạnh và thợ bơm. Trong thực tế,

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển và ngành máy tàu biển trường đại học hàng hải (Trang 27 - 35)