1.2.3.2 .Dân số và dân tộc
1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
1.2.4.1Cơ sơ hạ tầng kỹ thuật: Giai đoạn đến năm 2008, cũng với sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Chăm Pa Sắc như giao thông, điện, nước, thông tin liện lạc, … đã được cải thiện đáng kể có tác dụng tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương, góp phần tăng khả năng vận chuyển khách, khả năng tiếp cận các điểm du lịch, tạo điều kiện thuật lợi trong sinh hoạt của du khách và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong thời gian tới.
Hệ thống giao thông:
- Hệ thống đƣờng bộ: Hệ thống đường giao thong của tỉnh Chăm Pa Sắc dài 3.158 km, Trong đó đường bộ 2.962 km, đường nhựa 467 km, đường bê tôn 8,7 km, đường cấp pối 923 km, đường đất đỏ 1,563 km, đặc biệt tuyến đường bộ phía Bắc sang Việt Nam
+ Pakse – Lao Bảo dài 500 km. + Pakse – Đông Hà dài 570 km. + Pakse – Hà Nội dài 1.170 km. + Pakse – Đà Nẵng dài 820 km. Tuyến đường bộ phía Nam sang Việt Nam
+ Pakse – Quảng Ngãi dài 499 km.
+ Pakse – Siêng Treng Vương quốc CamPuChia – TP Hồ Chí Minh dài 745 km.
- Đƣờng hàng không : Sân bay Tỉnh Chăm Pa Sắc cách trung tâm Pakse dài 3 km, sân bay Pakse đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế cấp khu vực từ tháng 3/2002. Do vị trí địa lý giáp với các tỉnh của Thái Lan, Campuchia, nên Chăm Pa Sắc có thêm lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách đến tham quan.
- Đƣờng sông: Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc là có sơng Me Kơng chảy qua
từ đầu đến cuối tỉnh, sông Me Kông đã ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt khách du lịch có thể đi tham quan các điểm du lịch bằng thuyền như: đi thuyền ngắm cảnh bên bờ sông Mê Kông và sông Sê Đôn. Đến tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày lễ đua thuyền trên dịng sơng Sê Đơn, tạo điều kiện thu hút du khách đến tỉnh Chăm Pa Sắc đáng kể.
1.2.4.2. Cơ sơ hạ tầng xã hội
Các cơng trình văn hóa, thể thao: một số sân golf, sân tennis tại pakse và các khu du lịch đã được xây dựng; và sân vận động tỉnh cũng nằm trong trung tâm Pakse, năm 2009 tỉnh Chăm Pa Sắc đã làm nhiệm vụ tổ chức thể thao tồn quốc, tạo điều kiện hình thành du lịch thể thao, thu hút du khách rất nhiều.
Hệ thống bảo tàng, thư viện đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, điểm đến phục vụ du khách.
Các cơng trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: hệ thống y tế từ tỉnh
đến cơ sở được củng cố, kiện tồn. Các chương trình y tế được triển khai thực hiện tốt, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế cũng đảm bảo phục vụ khách du lịch trong trường hợp cần thiết tạo nên sự an tâm cho du khách.
Các cơng trình dịch vụ khác: hệ thống ngân hàng tại các thành phố,
huyện, khách sạn đều có dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại chỗ cho khách du lịch. Tại thành phố Pakse đã có hệ thống thanh tốn thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tư động.
Ngoài ra các bản gần khu du lịch như người dân huyện Sa Na Som Bun cũng có chun mơn sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tạo sản phẩm lưu niệm cho du khách đến tham quan.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH. NGÀNH DU LỊCH.
1.3.1 Các yếu tố bên ngồi
Mơi trường kinh tế
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cho du lịch.
Mơi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị, hịa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có tài nguyên về du lịch cũng khơng phát triển được du lịch nếu như ở đó ln xảy ra các sự kiện thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hịa bình.
Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hịa bình ổn định thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân - khách du lịch tiềm năng. Ngược lại ở những nước có nền chính trị, hịa bình bất ổn hay có những biến cố cách mạng, đảo chính qn sự….thì sự phát triển của du lịch là hạn chế, nhiều khi bị phá hủy.
Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm hãm sự phát triển của ngành, ví dụ như một số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì khơng có cái mới.
Yếu tố tự nhiên
Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Các điều kiện về mơi trường tự nhiên đóng vai trị là những tài ngun thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng, khí hậu ơn hịa, động, thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
Yếu tố nhân văn
Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý ngĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đơng khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Đây được coi là tài nguyên đặc biệt hấp dẫn của ngành du lịch. Nếu tài nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài ngun du lịch nhân văn thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Như vậy
xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.
1.3.2. Yếu tố bên trong
Các điều kiện về tổ chức
Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể như: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, đó là bộ máy quản lý vĩ mơ về du lịch bao gồm: Chính sách phát triển du lịch, quy hoạch, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính. Và sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, đó là bộ máy quản lý vi mơ về du lịch. Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch. Quốc gia nào nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành cơng trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế nói chung. Cơ sở hạ tầng tốt thì lợi thế cạnh tranh rất mạnh về thu hút du khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư.
Nguồn nhân lực
Xét đến tận cùng của vấn đề thì con người là yếu tố then chốt và ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển du lịch. Thành công của ngành du lịch được dựa trên từng con người với điều kiện chúng ta phải nhận thức được tác động của cách chúng ta làm việc.
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU CỰC.
Thái Lan: Thái Lan là một trong những điểm thu hút khách du lịch
nhiều nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia, bởi lẽ ưu thế quyết định của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn lại khá tốt. Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong Bộ thể thao và Du lịch và các chính sách vĩ mơ được thực hiện bởi các cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phương chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 1997 - 2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hai hướng ưu tiên chính là: bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.
Chính phủ đã phát động phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước của họ, kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiếu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc Thái Lan. Mặt khác, cơ quan du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai các chương trình giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp dân cư. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện bởi các cơ quan du lịch Thái Lan. Các cơ quan du lịch Thái Lan hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Ngoài ra, Thái Lan cịn xây dựng nhiều chương trình rất sáng tạo và độc đáo để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Thái Lan cịn thiết lập những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, có sức thu hút cao như chương
mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka, "Luck is in the Air" nhằm đẩy mạnh lượng khách đến Thái Lan bằng chương trình khuyến mãi vé của Thái Airways...
Việt Nam: Việt Nam hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn
nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách. Ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả cao trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2008 ngành du lịch Việt Nam đã thu hút hơn 3.8 triệu lượt khách quốc tế và thu được 60,000 tỷ đồng. Những thành tựu này do sự nỗ lực của chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các cơ quan ngành du lịch Việt Nam. Sau đây ra một số vấn đề rút ra được trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam:
- Từng bước xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, đặc biệt là có sự điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn.
- Từng bước xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên mơn hóa du lịch.
- Tận dụng tốt những thế mạnh như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao và hình ảnh quốc gia được nâng cao.
- Đã phát huy được vài trị của cơng tác tun truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc hướng đến khai thác thế mạnh về du lịch mua sắm, du lịch hội nghị - hội chợ - triển lãm, du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.
- Sản phẩm du lịch ngày càng đa dang hóa, các công ty kinh doanh du lịch đã thành lập tour du lịch liên vùng.
- Việt Nam đang xác định xu hướng phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững.
1.5 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƢỢC TỪ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC
Từ những kinh nghiệm về việc quản lý phát triển du lịch của các nước trong khu vực và một số quốc gia khác, cho thấy được những thành công ở các quốc gia này cũng khơng thành cơng tại một số quốc gia khác, vì vậy có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Sự hiểu thấu sâu sắc từ trung ương đến địa phương về chủ trương - chính sách phát triển du lịch của nhà nước cũng như sự nâng đỡ tích cực của chính phủ, nó là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch của quốc gia.
- Chính phủ của các nước đều rất chú trọng đến việc phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và Du lịch và đều đã xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao với các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt và uyển chuyển.
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, các cá nhân đơn vị kinh doanh và chính quyền địa phương để hoạch định, tổ chức, phát triển du lịch theo quy hoạch chung; Việc quản lý của chính phủ đối với hoạt động du lịch phải nghiêm ngặt.
Hơn nữa, phát triển du lịch phải chú trọng bảo vệ môi trường xã hội, ngăn ngừa sự suy đồi của nền văn hóa địa phương, bảo đảm trật tự, vệ sinh tại các khu du lịch. Cùng với lượng du khách ào ạt đến các khu du lịch trong các kỳ nghỉ, lễ hội là thói quen, lối sống thực dụng của du khách, là văn hóa ngoại lai thâm nhập vào cộng động địa phương. Vậy cần nêu cao truyền thống dân
tộc, tích cực giới thiệu cho du khách hiểu nền văn hóa của địa phương, khơng để bị tác động ngược bởi lối sống của du khách.
- Chương trình, sản phẩm du lịch phải thể hiện được nét độc đáo, đặc thù của địa phương quốc gia mình, khơng nhầm lẫn với nơi khác và ln được đổi mới đa dạng hóa.
- Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh cho du khách trong q trình tham quan du lịch. Dù có phong cảnh tuyệt vời, di tích lịch sử văn hóa độc đáo nhưng tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội khơng đảm bảo thì cũng khơng thể thu hút du khách đến tham quan đông được.
Tóm tắt chƣơng 1
Tỉnh Chăm Pa Sắc là một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế với nhiều tiềm năng về vị trí địa lý, tài ngun thiên niên, về địa hình, khí hậu, tài nguyên nhân văn. Du lịch Chăm Pa Sắc giữ vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Lào nói chung cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Chăm Pa Sắc là trung tâm du lịch Miền Nam của Quốc gia. Ngành du lịch Chăm Pa Sắc được xác định là ngành kinh tế mũi