Lịch sử xây dựng đền Cố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 44 - 46)

3 Xem ảnh 6, ảnh 7, ảnh 8 tại phụ lục II.

2.2.1. Lịch sử xây dựng đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch nằm phía tây đền Thiên Trường. Đây là di tích thờ Quốc cơng Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tên gọi Cố Trạch theo nghĩa chữ Hán nghĩa là nền nhà cũ. Văn bia “Trùng kiến Hưng Đạo thân vương

cố trạch bia ký” soạn khắc năm Thành Thái thứ 9 (1897) hiện đang lưu giữ tại

đền viết: “Đại vương làm tướng nhà Trần, trung thành suốt mặt trời, mặt trăng,

khí tiết cảm động ý quỷ thần. Năm Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868), khi quan tỉnh sửa lại miếu nhà Trần đào thấy ở bên đơng có mảnh bia vỡ, trên trán bia có sáu chữ: Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ Hưng Đạo thân vương). Tương truyền Tức Mặc là nơi giáng sinh ra vương, đất này chính là nhà cũ”. [16]

Văn bia “Nam Mặc miếu trạch bia ký”[16] soạn khắc năm Duy Tân thứ 2(1908) cũng đã ghi: “Đất Tức Mặc vốn là quê hương của vua Trần, có miếu thờ tự ở đó. Phía đơng miếu có ngơi nhà cũ là nơi Hưng Đạo thân vương lúc sống cư trú”[16]. Văn bia này cũng đã ghi lại sự kiện năm Thành Thái thứ 6

(1894), người trong họ là Trần Trọng Hàng xin xây dựng đền thờ Hưng Đạo đại vương theo kiểu cách gia từ nhà Trần, nhưng bề thế kém hơn, chỉ có chính tẩm và trung đường, hành lang khơng có, mà chỉ dựng 5 gian cho thủ từ ở phía bên trái. Năm 1908, Hiệp biện Đại học sĩ giữ chức Tổng đốc là Phạm Văn Toán quyết định tu sửa lại đồng thời xây thêm kinh đàn (siêu hương) và tiền tế, việc xây dựng đến ngày 21 tháng chạp cùng năm thì hồn thành.[16]

Là một vị tướng tài ba, đứng đầu quân đội nhà Trần, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã sống qua 4 triều vua Trần từ Trần Thái Tông đến Trần Anh Tông. Cuộc đời của ông là cả một sự nghiệp hiển hách, anh hùng cứu dân cứu nước. Do đó cũng như tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ cúng tơn vinh người có cơng dựng làng giữ nước là một tập tục tốt đẹp, một nét lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và lòng biết ơn sâu sắc đối với Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn-vị anh hùng kiệt xuất-nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc ta, đã làm nên những võ công hiển

hách trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mơng. Ngồi ra việc thờ tự đó cịn xuất phát từ sự tin sùng về sự linh dị của Đức Thánh Trần. Trải qua thời gian, người ta vẫn tin rằng Đức thánh Trần ln ln có mặt ở mọi nơi, mọi lúc sẵn sàng trừ tà diệt ác để cứu dân cứu nước, ông vẫn gần gũi và sống mãi trong tâm thức của người đời. Cũng chính vì thế mà trên địa bàn tỉnh Nam Định có tới 194 di tích thờ tự Đức Thánh Trần. Những di tích này vừa mang ý nghĩa lịch sử vừa mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng bao gồm cả đình, đền, miếu, điện, phủ và thậm chí ở cả trong các chùa làng. Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết về ông như sau: “Khiêm tôi từng duyệt qua “Vạn Kiếp bí thư lục” biết đại vương ta xét việc rất minh, tấm lịng nhân hậu khơng những là cột đá cho thời bấy giờ mà còn làm gương mẫu cho đời mai sau, thế thì cơng của đại vương chẳng lớn sao. Còn về thờ tự hoặc để báo lại ơn nhuần, hoặc là để cầu đảo thần thánh, miếu ở đó, nhà cũng ở đó vậy”.[16]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)