Quần thể khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường được chia làm hai khu nằm cách nhau khoảng 200m Trong đó khu chùa Phổ Minh nằm phía tây, khu đền Trần nằm phía

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 90 - 94)

- Bài trí tượng thờ tại Hậu điện

2.5.1. Quần thể khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường được chia làm hai khu nằm cách nhau khoảng 200m Trong đó khu chùa Phổ Minh nằm phía tây, khu đền Trần nằm phía

cách nhau khoảng 200m. Trong đó khu chùa Phổ Minh nằm phía tây, khu đền Trần nằm phía đơng. Khu đền Trần gồm có ba hạng mục cơng trình là đền Thiên Trường, đền Trùng Hoa và đền Cố Trạch. Căn cứ vào các nguồn tư liệu còn lưu giữ chúng ta đều biết đền Thiên Trường hiện nay được xây dựng vào năm Lê Chính Hồ 15 (1694) và liên tục được trùng tu vào các năm 1733, 1823, 1853, 1868, 1895, 1907…Đối với đền Cố Trạch thì niên đại xây dựng còn muộn hơn. Khởi đầu xây dựng vào năm 1868 và được đại trùng tu vào năm 1894, 1908. Dấu vết qua những lần xây dựng, tu sửa còn lưu lại hiện nay thể hiện qua các lớp hoạ tiết trang trí cùng các hoa văn chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc. Dấu vết sớm nhất và duy nhất hiện cịn lưu giữ chính là bộ cánh cửa của đền Thiên Trường mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII – XVIII. Ngồi ra, quy mơ cùng sự liên kết của bộ vì mái tận dụng tối đa sự đơn giản, hiệu quả, ít chạm khắc, tường xây chịu lực mang đặc trưng của phong cách thời Nguyễn (TK XIX).

Đền Trùng Hoa là một cơng trình được xây dựng năm 2000 với vật liệu chủ yếu bằng gỗ lim, là nơi bài trí tượng đồng của 14 vị vua nhà Trần. Cũng

giống như đền Cố Trạch, ngôi đền Trùng Hoa được xây với quy mô nhỏ và lui sâu so với đền Thiên Trường tạo thành dáng đăng đối.

Nếu như dấu ấn Trần tại khu vực đền Trần là khá mờ nhạt thì tại chùa Phổ Minh điều đó lại khá rõ ràng. Có thể nói chùa Phổ Minh là hiện thân của nghệ thuật tạo hình ở thế kỷ XIII – XIV trên đất Nam Định, có lẽ cả trên toàn quốc nữa [61:66]. Thành bậc lan can, bộ cánh cửa chùa chạm rồng, ngôi tháp chứa đựng xá lỵ vua Trần Nhân Tông cùng nhiều di vật mang phong cách Trần khác đã cho chúng ta biết được cách thức xây dựng cũng như kết cấu mặt bằng kiến trúc của một thời kỳ .

2.5.2. Ngoài những giá trị về kiến trúc, thì quần thể di tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường còn là nơi lưu giữ những lễ hội vừa mang những bản sắc độc đáo riêng, vừa mang đậm sắc thái của cư dân nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ.

Những lễ hội diễn ra tại đền Trần là những lễ hội lớn mang tính cộng đồng rộng rãi. Đây vốn là một cung vua sau này là một ngơi miếu thờ hồng tộc nên những nghi lễ tổ chức đều mang tính quốc gia. Thời phong kiến, vào mỗi dịp lễ lớn như ngày giỗ vị vua đầu tiên Trần Thái Tông, ngày lễ khai ấn đều được tổ chức lớn, được triều đình ban lệ quốc tế, nghĩa là tế lễ lớn trong tồn quốc. Những ngày lễ này khơng chỉ được tổ chức riêng trong phạm vi một ngôi đền mà cịn có sự tham gia của một loạt các di tích quanh vùng thờ các nhân vật Trần hoặc liên quan đến nhà Trần như: đền Bảo Lộc, đền Lựu Phố, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh, đình Phương Bơng, đình – chùa Đệ Tứ, đền Hậu Bồi …Đặc biệt nghi thức rước và xin ấn từ đền Trần về từng di tích được diễn ra trang nghiêm, tái hiện lại dáng dấp của một sinh hoạt vương triều xưa.

Cùng nằm trong một khuôn viên như đền Trần, nhưng lễ hội đền Cố Trạch lại mang một sắc thái tâm linh huyền bí hơn. Có thể nói Trần Hưng Đạo là một hiện tượng hiếm có của lịch sử và văn hố Việt Nam. Từ một vị tướng với bao chiến công hiển hách, một vương công, đệ nhất công hầu của triều Trần đã

trở thành một vị thánh linh thiêng, một vua cha được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Việt Nam. Khơng có một nhân vật lịch sử nào của nước ta lại được dân chúng thờ phụng một cách thành kính và phổ biến như vậy.

Chùa Phổ Minh vốn được nhà Trần xây dựng to lớn hơn vào năm 1262. Năm 1303, tại đây đã mở hội Vơ lượng giảng kinh giới thí và chuẩn cấp tiền cho người nghèo cả nước. Có thể nói, đối với Phật giáo, dưới sự ảnh hưởng của các vị vua Trần ham nghiên cứu Phật học nên chùa Phổ Minh đã đóng một vai trị quan trọng. Ngoài việc là một trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ, chùa Phổ Minh còn là nơi tu hành, nghiên cứu kinh sách của các vua chúa, quý tộc nhà Trần. Hiện nay tại hậu điện của chùa Phổ Minh còn lưu giữ một bức đại tự chữ Hán :

Đông A ngọc điệp phả (Dịng dõi vàng ngọc họ Đơng A) cùng tượng thờ của các

vị Vua, Hoàng hậu, vương phi nhà Trần như: Trần Nhân Tơng, Thiên Cảm Hồng hậu, Khâm Từ Hoàng hậu, Điện suý phu nhân. Ngoài giá trị về kiến trúc, lịch sử, chùa Tháp cịn có giá trị to lớn về ý thức tự lập tự cường của thiền phái Trúc Lâm, một dòng Phật giáo mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam tồn tại suốt hơn bảy thế kỷ. Chính vì vậy, những ngày lễ tại chùa được tổ chức hàng năm vẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo thập phương du khách. Ngày lễ chùa vừa mang những sắc thái tơn giáo vừa kết hợp với lịng biết ơn đối với một vị quân vương, một vị giáo chủ và là một dịp sinh hoạt của công đồng làng xã Tức Mặc xưa và nay.

2.5.3.Vốn là trung tâm của phủ Thiên Trường xưa nên những ảnh hưởng của quần thể khu di tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường đối với các di tích xung quanh là khá rõ rệt. Thời phong kiến, vào mỗi dịp lễ hội, các di tích liên quan trong vùng đều phải rước kiệu về chầu. Đặc biệt ngay cả đối với di tích đình làng Tức Mặc là nơi thờ Thành hồng Phạm Thục Cơn. tướng thời Hai Bà Trưng cũng phải rước kiệu về chầu trong mỗi kỳ lễ hội. Cho đến nay, mặc dù các nghi lễ tế rước long trọng xưa đã bi phai nhạt nhưng khu di tích vẫn là nơi tiếp đón hàng vạn du khách thập phương mỗi năm về dâng hương hành lễ. Riêng

đối với ngôi đền Cố Trạch là nơi thờ Trần Hưng Đạo, trong tâm thức người dân, nơi đây vốn là nền móng cũ của Đức Thánh Trần, điều đó cũng giải thích vì sao đây được coi là một trong những nơi thờ tự chính, là nơi để các di tích khác thường về xin rước chân nhang, thực hiện các nghi thức tín ngưỡng tâm linh mang đậm sắc thái linh thiêng, huyền bí.

Chương 3

Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)