CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KIỀU HỐI
3.2 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG KIỀU HỐI CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀ
VÃNG LAI
Tăng cường liên kết các hoạt động giữa NHTM và cơ quan quản lý kiều hối hoặc thành lập một ngân hàng phát triển quốc gia để khai thác nguồn tài chính tiềm năng kiều hối trong khn khổ chiến lược phát triển quốc gia liên kết với khu vực tài chính và đa phương. NHNN cũng có thể yêu cầu NHTM gửi một phần dự trữ của họ (10-15 phần trăm) trong ngân hàng phát triển quốc gia, với các mục tiêu tạo thành dòng dư thừa thanh khoản được tạo ra để chuyển tiền vào các dự án phát triển, hỗ trợ sự hình thành vốn của ngân hàng phát triển quốc gia, và mời các ngân hàng thương mại trở thành đối tác của dự án phát triển.
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp địa phương và khu vực trong nền kinh tế, ngành giáo dục, và sức khỏe tài chính để kích thích nguồn tiền gửi về. Cụ thể hơn, các ngân hàng cần hỗ trợ các dự án "phát triển cộng đồng" bằng cách phát triển mạng lưới địa phương, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức tài chính, trung tâm y tế, trường học và gia đình liên kết với nhau để trao đổi và thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên với các dịch vụ về tài chính, giáo dục , dịch vụ y tế và lao động.
Tận dụng tính thanh khoản của kiều hối để đầu tư kinh tế và phát triển xã hội, tiếp cận dòng tiền gửi về để đầu tư vào các dự án công cộng của cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, đường sắt, công giao thông vận tải), du lịch, nông nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ (quần áo, trạm xăng, xe hơi sửa chữa,…). Phát triển sản phẩm và dịch vụ để đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, hợp tác với khu vực tư nhân. Ngân hàng nhà nước phải đảm bảo sự tham gia của ngân hàng thương mại bằng cách cung cấptrợ cấp hoặc mức lãi suất thấp hơn để tài trợ cho các dự án trong nông nghiệp, y tế, giáo dục và các dự án giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Những người di cư có khả năng tham gia vào các chương trình đầu tư lớn có thể tăng khả năng để họ tiếp cận với những tài sản sinh lợi nhuận và lợi ích kinh doanh khác. Nghiên cứu của 71 nước đang phát triển bởi Adams (2008) kết luận rằng kiều hối nhận được bình qn đầu người của một quốc gia có liên quan tích cực đến lợi nhuận đầu tư từ nguồn tiền chuyển về nhà. Trong nghiên cứu này, bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng lượng tiền mà những người nhập cư chuyển tiền cho các gia đình có liên quan đến mục tiêu quốc gia lớn hơn để thúc đẩy cả về kinh tế và đầu tư xã hội. Do đó, ý kiến về việc xây dựng ngân hàng phát triển quốc gia để hỗ trợ và hội tụ lợi ích của cả người di cư và lợi ích quốc gia và tận dụng việc sử dụng kiều hối từ cá nhân đến địa phương, khu vực và dự án phát triển quốc gia có thể khả thi đối với Việt Nam.
Việt Nam cần có những chính sách năng động để hỗ trợ cộng đồng người di cư mong muốn đóng góp vào sự phát triển của quê hương như cung cấp những chương trình đào tạo: chính phủ thành lập quỹ có sẵn cho những người di cư có nhu cầu quay trở lại quê hương và mở các doanh nghiệp nhỏ, với điều kiện là người di cư tham gia vào các chương trình đào tạo trong cả nước. Các chương trình đào tạo nhằm mục đích nâng cao năng suất và kích thích doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập, lãnh đạo doanh nghiệp nắm vững những quy định, chính sách, ưu đãi dành cho đối tượng người di cư, mặc khác cũng nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như
công nghệ sinh học phục vụ nơng nghiệp. Chính phủ cũng thường xuyên tổ chức chiến dịch truyền thông trên các phương tiện truyền thông khác nhau về các chương trình ưu đãi: thơng tin trước khi di cư và định hướng (Philippines), hội chợ và các chuyến thăm định hướng cho người di cư và gia đình họ (Colombia và Tunisia), và đường dây nóng cho các nhà đầu tư nhập cư (Tunisia).
Tạo điều kiện để cá nhân và hộ gia đình có thể tiếp cận với cơng cụ tài chính. Trong khi những tổ chức tài chính trung gian như Ngân hàng, quỹ tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ kiều hối chuyển tiền, họ cũng có thể hưởng lợi từ việc cung cấp các dịch vụ kiều hối điều này sẽ thu hút được khách hàng mới. Từ đó, các Ngân hàng có cơ hội để khuyến khích khách hàng đầu tư và tiết kiệm thông qua việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ liên kết giữa kiều hối và tiêu dùng, vay mua nhà, bảo hiểm v.v… Khuyến khích chuyển tiền thơng qua các kênh ngân hàng có thể khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn (vì chuyển bằng tiền mặt, kiều hối ít có khả năng được đầu tư và tiết kiệm hơn so với chuyển tiền qua Ngân hàng).
Các NHTM chú trọng công tác nhận và chi trả ngoại tệ, cả mạng lưới nhận và chi trả kiều hối trong và ngồi nước. Chính phủ cũng đang thúc đẩy việc mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của các ngân hàng tại nước ngồi, nơi có nhiều người Việt Nam lao động, học tập và bà con Việt kiều sinh sống, làm ăn. Đồng thời phối hợp với Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngồi tìm hiểu thực tế quy định chuyển tiền của các nước sở tại, khả năng thực tế để đưa ra biện pháp giúp người Việt Nam lao động sinh sống ở nước ngồi có thể chuyển ngồi về nước một cách thuận lợi.
Chính phủ cần có chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với nguồn tiền của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho gia đình, người thân và tạo điều kiện thuận lợi để họ cùng gia đình được tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Xây dựng các ưu đãi về thuế đối với nguồn tiền kiều hối sử dụng cho mục đích đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Có chế độ khen thưởng kịp thời những kiều bào có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền chính sách, chủ trương của Nhà nước và vận động gửi tiền về Việt Nam với số lượng nhiều, thường xuyên.
Nhà nước cần chủ động có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm giảm sự mất cân đối trong đầu tư ở các làng nghề, vùng lãnh thổ, gia tăng đầu tư trên thị trường bất động sản và giảm sự bất ổn trên thị trường vốn. Cần thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực dẫn dắt kiều hối đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và phát triển con người, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần cải thiện môi trường kinh doanh vì mơi trường kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo cơ hội gia tăng hiệu quả đầu tư cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Minh bạch nguồn thông tin về văn hố kinh doanh ở Việt Nam, cần có nhiều chiến dịch quảng bá để cung cấp đầy đủ các thơng tin về chính sách của Nhà nước nhằm giải toả tâm lý cho kiều bào ở nước ngoài, thu hút ngày càng nhiều các doanh nhân là kiều bào từ các nước trên thế giới đầu tư về quê hương. Hình thành thêm những tổ chức làm cầu nối thích hợp cho kiều bào về nước và xây dựng một diễn đàn có tính chất thường niên về tư vấn chính sách cho Chính phủ đối với một số lĩnh vực quan trọng của kinh tế - xã hội có sự tham gia của trí thức kiều bào.
Sau khi phân tích thực trạng của cán cân vãng lai của Việt Nam có thể thấy thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai chịu tác động chủ yếu của thâm hụt cán cân thương mại. Kể từ khi gia nhập WTO, mặc dù kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn khơng bì kịp với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ, đã làm hàng hóa nước ngồi tràn vào Việt Nam trong khi để tăng tốc độ xuất khẩu không phải là việc đơn giản mà địi hỏi phải có thời gian lâu dài. Thêm vào đó, nguồn gốc sâu xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam khi chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị tổn thương khi có các cú “shock” từ bên ngồi. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, ... trong những năm qua tăng
nhanh đáng kể. Do đó, bên cạnh việc sử dụng nguồn kiều hối, Chính phủ cần tận dụng nguồn lực về tri thức, kinh nghiệm của kiều bào đang định cư tại nước ngoài để cải thiện hoạt động xuất khẩu. Ví dụ: thành lập câu lạc bộ doanh nhân của kiều bào, phối hợp tổ chức những cuộc triển lãm, giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao đến với khách hàng thế giới. Lấy ý kiến một cách khách quan của kiều bào về sản phẩm chủ lực, hàng xuất khẩu chính của Việt Nam để tìm hiểu làm thế nào để cải thiện sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, vì sao một số sản phẩm khơng thể cạnh tranh với hàng hóa các nước ngồi, thói quen văn hóa của dân bản địa để nâng cao chất lượng sản phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cần tăng cường trao đổi về mặt kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nhập khẩu những máy móc cơng nghệ mới thay vì thừa hưởng kỹ thuật cơng nghệ lỗi thời, lạc hậu như thực trạng FDI hay ODA. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp nước ngoài mà chủ doanh nghiệp là kiều bào Việt Nam, cần chủ động hợp tác liên lạc, để có những đơn đặt hàng về sản phẩm bên cạnh đó là đơn đặt hàng về nguồn lao động Việt Nam, tạo điều kiện để xuất khẩu lao động Việt Nam vì đây chính là cơ hội để học hỏi về kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm, môi trường làm việc tại nước ngoài, khi lực lượng này trở về nước có thể trở thành lao động chủ lực nòng cốt để phát triển kinh tế nước nhà.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đưa ra những đề xuất, khuyến nghị chính sách gồm hai nhóm giải pháp:
- Làm thế nào để thu hút và phát triển nguồn kiều hối?
- Sau khi đã thu hút được nguồn kiều hối thì sử dụng nguồn lực này như thế nào để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai?
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quát về vấn đề hết sức “nóng bỏng” của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đó là “Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai” tại Việt Nam. Thông qua việc nhận thức tầm quan trọng của nguồn kiều hối đối với tất cả lĩnh vực của kinh tế xã hội. Tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai bằng các phương pháp định lượng phổ biến như mơ hình FEM, REM với dữ liệu bảng. Các kết quả từ mơ hình tác giả xây dựng chính là bằng chứng quan trọng để đưa ra những gợi ý, khuyến nghị về chính sách.
Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, việc thu thập lượng dữ liệu lớn là rất khó và gặp rất nhiều hạn chế về số liệu, khó đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Vì vậy, rất có thể kết luận mà tác giả đưa ra có thể khác với một số quan sát và nghiên cứu. Tác giả đã cố gắng tiếp cận với nguồn số liệu đang tin cậy như Tổng cục thống kê Việt Nam, IMF, WB, NHNN… để cung cấp cho người đọc những bằng chứng đáng tin cậy nhất.
Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả cũng mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào sự phát triển của đất nước, mặc dù khơng tránh được sai sót do kiến thức còn hạn chế. Tuy nhiên, tác giả vẫn mong muốn những khuyến nghị, gợi ý về chính sách của mình có thể đóng góp cho các cơ quan chức năng và những tác giả sau trong việc nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này và khắc phục những hạn chế của bài nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Cao Đức (2008), Thâm hụt Cán cán tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp,
Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) và Trung tâm Phân tích và dự báo (CAF).
2. Đặng Thu Hằng, Vũ Thanh Hà, Phan Hoàng Yến và Nguyễn Thuỳ Dương (2010), Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh chuyển kiều hối – kinh nghiệm nghiên cứu của một số nước và của Việt Nam, Học viện Ngân hàng.
3. Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy (2012), Các giải pháp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2012, 18-25.
4. Nguyễn Việt Hòa, Phạm Thị Ngọc Trang, Nguyễn Hồ Thanh Vĩnh (2011),
Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá lên lạm phát và cán cân thương mại, Cơng trình nghiên cứu dự thi giải thưởng
nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà kinh tế trẻ” – Năm 2011.
5. Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007), Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và Cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995 – 2004, Tạp chí khoa học
Đại học Huế, số 43.
6. Liên minh Châu Âu - Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam (2011), Báo cáo
tổng quan về tình hình di cư của cơng dân Việt Nam ra nước ngồi, Available
at: [http://dicu.gov.vn].
7. Tơ Trung Thành – Đại Học kinh tế quốc dân Hà Nội (2010), Đầu tư công “lấn
át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mơ hình thực nghiệm VECM, Available at:
[http://vi.wordpress.com/tag/kinh-te-tai-chinh/].
8. Nguyễn Đức Thành (2008), Từ cuộc tranh luận trong kinh tế học vĩ mô về kiều
hối đến những gợi mở cho thực tiễn ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Kinh
tế và Chính sách (CEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 9. Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2011), Tài chính quốc tế, Trường Đại học Kinh tế
10. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống
kê.
11. Đào Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Bảo Huyền (2011), Thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kiều hối trong phát triển kinh tế Việt Nam, Học viện Ngân
hàng.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12. Adams, Richard H. & John Page (2003), International Migration, Remittances, & Poverty in Developing Countries, Policy Research Working
Paper No. 3179, The World Bank.
13. Asian Development Bank (2006), Workers' Remittance Flows in Southeast Asia, No. 011806.
14. Bouhga-Hagbe, Jacques (2004), A Theory of Workers’ Remittances With an Application to Morocco?.Working Paper No. WP/04/194, International
Monetary Fund.
15. Buch, Claudia M. & Anja Kuckulenz (2004), Worker Remittances & Capital
Flows to Developing Countries. Discussion Paper No. 04-31, Centre for
European Economic Research (ZEW).
16. Bugamelli, Matteo and Francesco Paternò (2005), Do Workers’ Remittances Reduce the Probability of Current Account Reversals?, Policy Research
Working Paper No.3766, World Bank.
17. Chami, Ralph; Connel Fullenkamp, & Samir Jahjah (2005), Are Immigrant Remittance Flows a Source of Capital for Development?, IMF Staff Papers,
Vol. 52: 55-81.
18. Dang Nguyen Anh, Tran Thi Bich, Nguyen Ngoc Quynh, Dao The Son (2010), Development on the Move - Measuring and Optimising Migration’s Economic and Social Impacts in Vietnam, Global Development Network.
19. DennisW. Jansen, Diego E. Vacaflores, and George S. Naufal (2012),
TheMacroeconomic Consequences of Remittances, International Scholarly
20. Drinkwater, Stephen; Paul Levince & Emanuaela Lotti (2003), The Labor Market Effects of Remittances, Working Paper, University of Surrey.
21. Emmanuel K.K. Lartey, Federico S. Mandelman,and Pablo A. Acosta (2008),
Remittances, Exchange Rate Regimes, and the Dutch Disease: A Panel Data Analysis, Federal Reserve Bank,Working Paper 2008-12.
22. Giovanni P. Olivei, Economist, Federal Reserve Bank of Boston. Erika M.