Tình hình thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung tại BIDV từ 2007-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 54)

2.3 Quá trình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung từ 2007 đến 2012

2.3.4 Tình hình thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung tại BIDV từ 2007-

- Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện cơ chế FTP, cả HSC và chi nhánh còn

lúng túng trong triển khai và áp dụng, thể hiện qua kết quả kinh doanh thua lỗ trong thời gian đầu thực hiện. Đây là thời kỳ nguồn cung vốn trên thị trường dồi dào, nguồn vốn thị trường rất dồi dào, huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng tăng trưởng nhanh. Tại BIDV, HSC liên tục giảm giá FTP mua vốn để hạn chế dư thừa vốn khả dụng và không giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn. Nhiều chi nhánh của BIDV chưa chú trọng đến huy động vốn tại địa bàn để tái lập nền vốn mà sử dụng vốn của HSC thông qua mua vốn bằng giá FTP ở mức thấp, có lợi hơn so với huy động vốn từ thị trường với chi phí quản lý cao.

Năm 2007, HSC chưa có điều kiện để tách riêng FTP mua/bán vốn theo từng đối tượng khách hàng mà áp dụng chung một mức giá FTP, theo đó HSC và chi nhánh đã chú trọng huy động từ tổ chức lớn với chi phí thấp, đạt tăng trưởng nhanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, mặt khơng tích cực ở chủ trương này là đã không chú trọng huy động vốn dân cư, nguồn vốn kinh doanh tạo nền vốn ổn định cho ngân hàng mặc dù với chi phí lãi và chi phí quản lý cao khiến năm 2007, huy động vốn dân cư

38

tăng trưởng âm, tỷ trọng huy động vốn dân cư nhanh chóng sụt giảm từ 43% năm 2006 xuống còn 35% năm 2007.

- Trong 09 tháng đầu năm 2008, huy động vốn khó khăn, lạm phát tăng cao,

NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng đối tượng phải dự trữ bắt buộc. Thanh khoản của hệ thống NHTM khó khăn kéo dài, lãi suất huy động vốn liên tục tăng cao và cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Quý IV/2008, lạm phát được kiểm soát, để ngăn chặn suy giảm kinh tế do khủng hoảng tài chính lan rộng tồn cầu, NHNN áp dụng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ khiến nguồn vốn tương đối dồi dào trong khi cho vay tăng chậm, trong nhiều tháng, nguồn vốn ở trạng thái dư thừa.

Trong giai đoạn này, với mục tiêu thực hiện chính sách của nhà nước, BIDV là ngân hàng tiên phong dẫn dắt thị trường giảm lãi suất huy động và cho vay thể hiện qua việc điều hành FTP theo hướng giảm giá mua vốn theo nguyên tắc thận trọng, kiểm sốt chi phí vốn đầu vào, hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng, thay đổi chính sách FTP 1 giá bằng điều hành FTP 2 giá. Theo đó, đã điều tiết giảm lượng vốn khả dụng dư thừa, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn cho tăng trưởng tín dụng và đầu tư khác. Ngồi ra, HSC cịn thực hiện chính sách giá bán vốn thấp hơn giá mua vốn cho một số kỳ hạn ngắn < 6 tháng để khuyến khích tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, tín dụng tài trợ xuất khẩu, quy định lãi suất huy động tối đa hoặc quy định mức chênh lệch lãi suất tối thiểu so với FTP để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. HSC đã thiết lập lại việc giao kế hoạch huy động vốn, tăng trách nhiệm cân đối vốn của chi nhánh. Công tác giao kế hoạch và điều hành FTP luôn là các biện pháp điều tiết song song, bổ trợ lẫn nhau để vừa đạt được quy mô, cơ cấu nguồn vốn, vừa đánh giá cơng bằng đóng góp của chi nhánh.

- Trong năm 2009, Chính phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất 4% để kích thích tăng

trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng vượt q quy mơ tăng huy động vốn (tăng trưởng tín dụng 38% trong khi tăng trưởng huy động vốn là 29%), với hệ quả lãi suất huy

39

động liên tục tăng kể từ tháng 8 và luôn tiệm cận với trần lãi suất quy định của NHNN (10,499%/năm, trần lãi suất là 10,5%/năm). Đây là năm có thể xem là năm khó khăn nhất trong công tác huy động vốn của BIDV.

Kể từ năm 2009, HSC đã xây dựng cơ chế giá FTP mua, bán vốn riêng cho từng đối tượng khách hàng dân cư, tổ chức kinh tế, định chế tài chính, theo đó, cơng tác huy động vốn theo đối tượng khách hàng ngày càng được chú trọng, vừa thực hiện được chính sách khách hàng, vừa phù hợp với việc phân chia đối tượng huy động vốn theo mơ hình tổ chức TA2, gắn trách nhiệm của các ban liên quan tại HSC trong công tác huy động.

- Năm 2010 có nhiều biến động đối với thị trường tài chính ngân hàng, một

loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng đã đưa lãi suất trong nền kinh tế tăng cao trong suốt năm 2010. Trong những tháng đầu năm 2010, lãi suất cho vay phổ biến là 14-17%, lãi suất huy động khoảng 12%. Cuối năm 2010, cuộc đua lãi suất lại bùng phát trở lại trước áp lực của Thông tư 13/2010/TT-NHNN 20/05/2010 của Thống đốc NHNN (trong đó, có quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động khơng được vượt quá 80%). Trong giai đoạn này, lãi suất tiền gửi diễn biến phức tạp, bất lợi cho công tác huy động vốn.

Trước tình hình khó khăn này, HSC đã thực hiện một loạt chính sách mạnh để khuyến khích tăng trưởng huy động vốn, đưa công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, cụ thể: linh hoạt điều chỉnh tăng giá mua và bán vốn FTP VND phù hợp với diễn biến thị trường, theo hướng tăng chênh lệch lãi suất chiều mua > chiều bán và kỳ hạn dài > kỳ hạn ngắn để khuyến khích đẩy mạnh huy động vốn nhằm giữ khách hàng, thu hút nguồn vốn dài hạn. Theo đó, thu nhập từ hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng đáng kể, NIM huy động vốn chiếm 51% NIM toàn ngành, cao hơn NIM cho vay, là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.

- Năm 2011 tiếp tục chứng kiến nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt

40

trường tài chính tiền tệ như lạm phát vẫn ở mức cao, nhập siêu cao, tăng trưởng thấp, lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với phương châm chủ động, quyết liệt, linh hoạt, thận trọng, bám sát chỉ đạo của cơ quan quản lý và diễn biến thị trường, BIDV chủ động tái cơ cấu hoạt động một cách toàn diện nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động. BIDV khép lại năm 2011 với hai sự kiện lớn: phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công rực rỡ và tham gia hỗ trợ quá trình hợp nhất ba ngân hàng: NHTM Sài Gịn, Ngân hàng Việt Nam Thương tín, Ngân hàng Đệ Nhất theo chỉ đạo của Chính phủ, NNHH.

Trước những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong suốt năm 2011, hoạt động huy động vốn của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. BIDV đã áp dụng đồng bộ chính sách hợp lý trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng triển khai các cơ chế động lực trong huy động vốn.

Đầu năm 2011, trước diễn biến số dư nguồn vốn huy động liên tục đi xuống, thanh khoản hệ thống ngày càng căng thẳng, đòi hỏi tất cả các chi nhánh phải nỗ lực giữ vững nền vốn và kiểm sốt chặt chẽ giải ngân tín dụng. HSC đã kịp thời điều chỉnh tăng FTP mua vốn với đối tượng khách hàng cá nhân, tăng FTP bán vốn đối với các khoản cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán.

Ngày 16/5/11, HSC điều chỉnh giảm FTP bán vốn đối với các khoản cho vay ngắn hạn các đối tượng ưu tiên: xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khắc phục hậu quả lũ lụt nhằm hỗ trợ, chia sẻ với các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng với chi phí hợp lý.

Tháng 6/2011, NHNN ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011, thông tư 09/2011/TT-NHNN ngày 9/4/2011 quy định lãi suất huy động VND tối đa 14%/năm, huy động USD tối đa 2%/năm đối với khách hàng dân cư và 0,5%/năm đối với khách hàng tổ chức.

41

Trên cơ sở đó, Chi nhánh tiếp tục bám sát diễn biến lãi suất thị trường, chỉ đạo FTP từng thời kỳ của HSC để đưa ra các mức lãi suất, sản phẩm có tính cạnh tranh cao để thu hút được tiền gửi khách hàng, thực hiện phân nhóm khách hàng cụ thể để áp dụng các chính sách khách hàng phù hợp, đảm bảo lợi ích khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra, trước khi nhận tiền gửi của khách hàng, chi nhánh có trách nhiệm tìm hiểu rõ nguồn gốc tiền gửi của khách hàng đặc biệt những khoản tiền gửi từ đối tượng khách hàng chưa có hoặc có nhưng khơng thường xun liên tục quan hệ tiền gửi tiền vay tại chi nhánh và chào gửi số tiền lớn (30 tỷ đối với khách hàng tổ chức và 10 tỷ đối với khách hàng cá nhân).

Tháng 8/2011, nguồn vốn huy động VND của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi đó tăng trưởng tín dụng ở mức thấp dẫn đến vốn khả dụng tạm thời dư thừa đáng kể. Nguồn cung trên thị trường liên ngân hàng khá dồi dào, lãi suất duy trì ở mức thấp và tiếp tục xu hướng giảm. HSC điều chỉnh giảm FTP bán vốn VND. Đối với, tín dụng ngoại tệ tăng trưởng tương đối cao trong khi huy động vốn ngoại tệ trong nước sụt giảm mạnh, HSC điều chỉnh FTP theo hướng hạn chế tín dụng ngoại tệ, tăng FTP bán vốn USD.

Cuối năm 2011, nhằm thiết lập và ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, tăng tính cạnh tranh lành mạnh, đưa đường cong lãi suất về quy luật chung, hạn chế rủi ro kỳ hạn đối với các tổ chức tín dụng, NHNN ban hành thơng tư 30/TT-NHNN quy định lãi suất huy động VND tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 6%/năm trả sau cho mọi đối tượng khách hàng. HSC điều chỉnh giảm FTP mua vốn VND kỳ hạn dưới 1 tháng.

- Năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh

nghiệp nói riêng cịn nhiều khó khăn, BIDV đã chủ động lường đón và linh hoạt ứng phó, sáng tạo trong điều hành kế hoạch kinh doanh, nỗ lực phấn đấu để đạt những kết quả đáng ghi nhận mang tính đột phá. Cùng với việc chuyển đổi hoạt động theo mơ hình ngân hàng TMCP, BIDV đã xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu BIDV

42

giai đoạn 2012-2015 gắn với mục tiêu, yêu cầu tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Chính phủ, tích cực triển khai các chương trình, giải pháp tuân thủ các chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN: triển khai gói hỗ trợ tín dụng đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở xã hội, góp phần tháo gỡ nút thắt trên thị trường bất động sản.

Thực hiện chủ trương đổi mới tồn diện trong cơng tác điều hành hoạt động khi BIDV chuyển sang mơ hình ngân hàng TMCP, năm 2012 chú trọng sự đổi mới cơ chế quản lý vốn tập trung nhằm đạt hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng bền vững, tạo tính chủ động tối đa cho chi nhánh trong việc quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị. Theo đó, cơ chế quản lý vốn tập trung theo hướng phù hợp thông lệ chung, điều kiện thị trường Việt Nam, tách bạch rõ hai chức năng phân bổ thu nhập chi phí và điều hành vốn.

Bên cạnh cơ chế khen thưởng động lực huy động vốn được sửa đổi theo hướng động viên kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn mà không làm tăng mặt bằng lãi suất huy động, HSC bổ sung cơ chế phạt chi nhánh khơng hồn thành kế hoạch huy động vốn bình quân được giao:

Số tiền phạt= Tỷ lệ phạt * (Kế hoạch huy động vốn bình quân giao trong kỳ- Huy động vốn bình quân thực hiện trong kỳ)

Tỷ lệ phạt hiện đang áp dụng 4%/ năm. Ngoài ra HSC áp dụng chế tài về tăng trưởng tín dụng kỳ tiếp theo đối với chi nhánh khơng hồn thành kế hoạch huy động vốn bình quân trong kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)