Một số nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

2.4 Đánh giá về những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện

2.4.3 Một số nguyên nhân

- Bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý là HSC và đơn vị tiếp nhận thông tin là chi nhánh với khách hàng. Chi nhánh gây sức ép lên HSC, HSC thiếu thông tin quản

54

lý, điều hành cơ chế FTP theo chiều hướng hẹp thiếu tính liên thơng với các sản phẩm dịch vụ hữu hình và vơ hình trong phục vụ khách hàng.

Đối với cơ chế quản lý vốn phân tán, các thông tin của các khách hàng được các chi nhánh sử dụng hợp lý, hiệu quả tác động ngay vào các chính sách áp dụng tổng hợp đối với từng khách hàng, từng khoản tiền gửi hoặc khoản tiền vay. Dưới tác động của tính hiệu quả trong kinh doanh, các chi nhánh buộc phải tính tốn cụ thể từng chính sách, khoản ưu đãi áp dụng cho khách hàng.

Nhưng với cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh thuần túy mua bán vốn với HSC. Cơ chế quản lý vốn tập trung yêu cầu các chi nhánh bán toàn bộ tài sản nợ - nguồn vốn huy động cho HSC, lãi suất mua vốn tại tài khoản thanh toán thấp hơn nhiều lần so với lãi suất mua vốn từ tài khoản có kỳ hạn. Dẫn tới hệ quả là các chi nhánh chỉ chú trọng vào chênh lệch đạt được khi huy động được nguồn vốn có kỳ hạn vì hiệu quả cao hơn mà khơng chú trọng vào huy động vốn không kỳ hạn- nguồn vốn đem lại hiệu quả kinh doanh chính cho tồn hệ thống. Các chính sách ưu đãi với các khoản mục khác như dịch vụ, phí… khơng được xem xét tới hoặc xem nhẹ và thiếu tính liên kết tổng hịa lợi ích của khách hàng.

- Cơ chế quản lý vốn tập trung được triển khai đúng vào giai đoạn nhiều biến động, bất ổn của thị trường tiền tệ, nên trên một số phương diện, cơ chế còn một số tồn tại, chưa phát huy đầy đủ vai trị của mình. Trong giai đoạn 2007-2012, thị trường có nhiều thay đổi dẫn đến kỳ vọng điều chỉnh cơ cấu huy động vốn - cho vay không đạt kết quả như mong đợi. Nguồn vốn kỳ hạn dài phụ thuộc nhiều vào cung cầu thị trường, tác động của chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá) và điều hành vĩ mơ của Chính phủ, đặc biệt diễn biến lãi suất dưới áp lực gia tăng liên tục nên việc điều chỉnh FTP chưa có tác động rõ nét đối với các kỳ hạn trung dài hạn.

- HSC vẫn chưa xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh, đủ tính minh bạch về chính sách, hiệu quả của một khách hàng mang lại. Do đó, khi đối diện với xung đột, sức ép từ các cơ hội kinh doanh từ các chi nhánh, chưa thực sự chủ

55

động được các điều chỉnh cơ chế áp dụng hoặc giải quyết sự vụ đã làm giảm hiệu quả của cơ chế điều hành theo FTP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau 6 năm triển khai, cơ chế quản lý vốn nội bộ theo nguyên tắc điều hành vốn tập trung đã đạt nhiều thành quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu quản trị điều hành vốn theo mơ hình ngân hàng hiện đại, góp phần đóng góp một cách hiệu quả vào kết quả kinh doanh chung của ngân hàng.

Trong thời gian đầu triển khai, các chi nhánh còn lúng túng trong ứng dụng chương trình, thể hiện qua kết quả kinh doanh thua lỗ. Đồng thời BIDV cũng chưa có phương pháp triển khai ứng dụng một cách khoa học.

Trong điều kiện thị trường ổn định, cơ chế quản lý vốn tập trung phát huy rất tốt thế mạnh của mình. Tuy nhiên, giai đoạn 2007- 2012 thị trường có nhiều biến động, trong quá trình vận hành từng năm, cơ chế này đã nảy sinh một số vướng mắc và đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, để đảm bảo cân đối vốn an toàn và thực hiện chính sách cạnh tranh với khách hàng. Tuy nhiên, những giải pháp đó, cũng chưa đạt hiệu quả cao.

Bản thân cơ chế quản lý vốn tập trung cũng có nhược điểm, chỉ mới giải quyết được một phần của những bất cập trong quản trị nguồn vốn của ngân hàng. Điều quan trọng là cách vận dụng linh hoạt của các nhà quản trị ngân hàng đối với cơ chế này để phát huy hiệu cao nhất. Vì vậy, các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung phải giải quyết được các vấn đề trên.

Nói tóm lại, mặc dù cơ chế quản lý vốn tập trung có những ưu điểm nhất định so với cơ chế cũ, song, thực tiễn áp dụng cơ chế này đã phát sinh các tồn tại nêu trên, cần phải có giải pháp hồn thiện, khai thác tối đa hiệu quả của cơ chế này.

56

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)