Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 46 - 49)

Chƣơng 1 : Quy định của pháp luật về Thẩm phán và xét xử

3.2.1.Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử

3.2.1.Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

i)Tăng cường công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật: Đây là một giải pháp đặc biệt quan trọng, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều Nghị quyết, thông tư hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, các Tập giải đáp vướng mắc nghiệp vụ và xây dựng án lệ nhưng vẫn còn chậm chưa đáp ứng kịp các vấn đề vướng mắc từ thực tiễn xét xử. Trước nhất là hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định mới của Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và các luật tố tụng. Đồng thời cần đẩy mạnh cơng tác lựa chọn, cơng bố án lệ, vì hiện tại mới chỉ ban hành được 10 án lệ, trong đó chỉ có 02 án lệ về tranh chấp kinh doanh, thương mại 44. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn xét xử, để tiếp tục ban hành kịp thời các Giải đáp vướng mắc, Công văn trao đổi nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn, trao đổi, giải đáp các vấn đề nghiệp vụ theo chuyên đề, lĩnh vực.

Cán bộ Thẩm phán cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, chủ động học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật và án lệ mới ban hành. Kịp thời báo cáo Tòa án nhân dân cấp trên những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, đề xuất phương án hướng dẫn, phát hiện, trao đổi vấn đề chưa chính xác trong các văn bản hướng dẫn.

44 Án lệ số 8 và án lệ số 9.

ii) Đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp: Yêu cầu đặt ra với phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp là: Hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; tôn trọng quyền con người; Hội đồng xét xử phải thực hiện hết thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng tiêu chí, u cầu cụ thể của phiên tịa theo tinh thần cải cách tư pháp và tập huấn chuyên sâu về kỹ năng điều hành tranh tụng tại phiên tòa trong từng loại hình tố tụng, từng loại vụ án (hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại ...).

Thẩm phán thực hiện đúng các yêu cầu của việc tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; đơn vị thường xuyên tổ chức các phiên họp tổng kết, trao đổi, rút kinh nghiệm về việc tổ chức phiên tòa, nhất là kỹ năng điều hành tranh tụng.

Thẩm phán thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm để các bên thực hiện đúng và đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ tố tụng của họ. Quá trình hỏi và tranh luận tại phiên tòa phải bảo đảm thực sự khách quan, minh bạch và công bằng, không được thiên vị và định kiến. Các vấn đề về nội dung và tố tụng phải được xem xét một cách khách quan, tồn diện, đầy đủ, khơng được bỏ sót bất cứ vấn đề pháp lý hoặc tình tiết, chứng cứ nào có liên quan đến vụ án. Thẩm phán cần nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ thẩm quyền tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án. Phổ biến, nhân rộng kinh nghiệm tổ chức các phiên tòa đã được tổ chức tốt theo tinh thần cải cách tư pháp.

iii) Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án: Bản án là văn bản tố tụng của Tịa án thể hiện các thơng tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể. Bản án là sản phẩm thể hiện kết quả tồn bộ hoạt động tố tụng trong q trình giải quyết vụ án. Các thông tin thể hiện trong bản án phải đảm bảo tính chính xác; các lập luận, kết luận và các quyết định của Tòa án (Hội đồng xét xử) về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án phải cụ thể, chặt chẽ, logic có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp luật.

Hiện tại ngành Tịa án nhân dân đã có các mẫu bản án, quyết định về hình sự, dân sự, hành chính theo quy định của các luật tố tụng mới ban hành 45. Song cần có tập huấn chuyên sâu về kỹ năng viết bản án, quyết định cho Thẩm phán, tập trung vào những hướng dẫn mới như: lập luận, nhận định, áp dụng, viện dẫn án lệ ...

Đồng thời cần nghiên cứu, xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của bản án, quyết định của Tòa án”; tiêu chí thi đua khen thưởng đối với các Thẩm phán có những bản án, quyết định có tính chuẩn mực.

Tịa án nhân dân thành phố Cà Mau quán triệt, thực hiện đúng các hướng dẫn về mẫu bản án, quyết định; nâng cao nhận thức trách nhiệm của Thẩm phán đối với chất lượng của bản án, quyết định được ban hành. Thường xuyên họp nội bộ rút kinh nghiệm đối với những sai sót trong việc viết bản án, quyết định của Thẩm phán. Chủ động góp ý về những điểm chưa phù hợp trong các mẫu bản án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành để sửa đổi, hoàn thiện và áp dụng chung trong toàn hệ thống. Tuyên dương, khen thưởng đối với Thẩm phán thực hiện tốt và xác định trách nhiệm đối với các Thẩm phán có nhiều bản án khơng đạt u cầu.

Việc công khai bản án, quyết định của Tịa án trên Cổng thơng tin điện tử Tòa án nhân dân là giải pháp được Tòa án nhân dân tối cao triển khai thực hiện toàn ngành năm 2017, được dư luận đánh giá cao. Đây là giải pháp nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của các Thẩm phán, tăng tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, cũng như tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.

Sắp tới phải tổ chức giám sát việc thực hiện về công bố bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân. Thường xuyên cập nhật kết quả đánh giá của dư luận, qua đó làm cơ sở để đánh giá kết quả, mức độ hồn thành cơng tác của từng Thẩm phán, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm ngay đối với các Thẩm phán có bản án sai sót nghiêm trọng. Xác định việc đăng các bản án là một tiêu chí thi đua; biểu dương, khen thưởng phù hợp đối với Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ, xem xét trách nhiệm đối với Thẩm phán thực hiện không nghiêm chủ trương này.

iv) Nâng cao hiệu quả cơng tác hịa giải trong giải quyết án: Việc nâng cao hiệu quả cơng tác hịa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thơng qua hòa giải, vụ án được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm; góp phần tạo sự thống nhất trong nội bộ nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường hiệu quả của cơng tác hịa giải tại Tịa án nhân dân; Quy trình, kỹ năng hịa giải các tranh chấp dân sự. Sắp tới cần tăng cường tập huấn chuyên sâu về kỹ năng hòa giải đối với từng loại án. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để xây dựng phịng chun dụng cho cơng tác hòa giải nhằm nâng cao

hiệu quả cơng tác hịa giải. Nghiên cứu, hồn thiện tiêu chí thi đua, khen thưởng đối với Thẩm phán có nhiều vụ án hịa giải thành.

Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau tổ chức quán triệt, thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn về thủ tục hòa giải của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thẩm phán trong cơng tác hịa giải. Tổ chức phiên hòa giải mẫu, các cuộc họp để tổng kết, rút kinh nghiệm đối với cơng tác hịa giải.

v) Tổ chức các phiên tòa xét xử để rút kinh nghiệm: Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là nhằm giúp các Thẩm phán nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị xét xử, cũng như khi tổ chức phiên tịa; thơng qua hoạt động rút kinh nghiệm sau phiên tòa, các Thẩm phán sẽ được học hỏi để nâng cao về kỹ năng xử lý các tình huống và điều hành phiên tịa, nâng cao trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết, xét xử các loại án.

Cần tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo đúng hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao; chú trọng việc phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp và Tịa án cấp trên trong q trình triển khai thực hiện. Phải xác định việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi Thẩm phán; biểu dương và có các hình thức khen thưởng phù hợp đối với Thẩm phán làm tốt, xem xét trách nhiệm đối với cá Thẩm phán không thực hiện nghiêm chủ trương này. Chú trọng làm tốt việc rút kinh nghiệm sau mỗi phiên tòa theo đúng các bước và nội dung đã được hướng dẫn, khơng làm chiếu lệ, hình thức, đảm bảo tất cả những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của mỗi phiên tịa rút kinh nghiệm phải được phân tích, mổ sẻ để nhân rộng hoặc rút kinh nghiệm chung. Mở rộng quy mô hoạt động rút kinh nghiệm sau khi tổ chức phiên tịa để đơng đảo cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được học hỏi, rút kinh nghiệm chung; tổng hợp những bài học kinh nghiệm để nhân rộng trong toàn cơ quan, đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 46 - 49)