Chƣơng 1 : Quy định của pháp luật về Thẩm phán và xét xử
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử
3.2.2. Nhóm giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực Thẩm phán và trách nhiệm
trách nhiệm của ngƣời đứng đầu
i) Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án: * Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán: Để nâng cao chất lượng cơng tác xét xử thì vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, theo đó cần tập trung thực hiện tốt 03 nhiệm vụ trọng tâm sau: (i) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán để lựa chọn những người thật sự có đức, có tài để bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án các cấp. (ii)
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán. (iii) Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; đề cao kỷ cương, kỷ luật, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ và xử lý trách nhiệm đối với các Thẩm phán có hành vi vi phạm.
Thứ nhất là đối với công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán: Tiếp tục tổ chức thi hành tốt các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về tiêu chuẩn, điều kiện Thẩm phán, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán. Hoàn thiện các quy chế, quy định trong công tác cán bộ để tạo khung pháp lý cơ bản lâu dài cho xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện thống nhất tiêu chuẩn của từng chức danh Thẩm phán gắn với vị trí việc làm của từng Tịa án nhân dân.
Thứ hai là công tác đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán: Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tạo nguồn, luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán vừa để đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán theo quy hoạch, vừa là để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.
Đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của từng chức danh Thẩm phán; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức pháp luật mới, các kỹ năng nghiệp vụ xét xử, nhất là kỹ năng xét xử, giải quyết án kinh doanh, thương mại. Chú trọng đào tạo các kiến thức pháp luật quốc tế, ngoại ngữ cho đội ngũ Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.
Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống để mỗi Thẩm phán phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”, phải thật sự là những người ln cơng minh, chính trực, đặt lợi ích của nhân dân, của nhà nước lên trên hết, tuyệt đối tuân thủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật, với tinh thần thượng tôn pháp luật, khách quan, không thiên vị, tư lợi cá nhân. Nâng cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ Thẩm phán Tòa án các cấp.
Thứ ba là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; đề cao kỷ cương, kỷ luật, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ và xử lý trách nhiệm đối với các Thẩm phán có hành vi vi phạm: Tổ chức Đảng tại Tòa án phải
tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) với cơng tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án các cấp trong sạch, vững mạnh.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về công tác giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ Thẩm phán. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra kỷ luật công vụ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.
Xây dựng Quy chế về đạo đức Thẩm phán; sửa đổi, bổ sung Quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức Tịa án nhân dân bảo đảm kỷ cương và nâng cao hiệu quả công tác.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án: Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng Quy định và tổ chức thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án theo đúng quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Định kỳ hàng năm tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho Thẩm tra viên và Thư ký Tịa án. Đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với các ngạch công chức này cho phù hợp với đặc thù cơng tác Tịa án. Tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ để các Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án theo học các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ; khuyến khích các cán bộ này tự học tập, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ.
ii) Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu: Đây là một yêu cầu được đề cập tại nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và được cụ thể hóa trong các Kế hoạch, Chỉ thị của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao để lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơng tác của các Tịa án.
Để tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, thời gian tới cần có quy định của Tòa án nhân dân tối cao về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, làm cơ sở cho việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện. Thực hiện việc thi tuyển để bổ nhiệm các chức vụ quản lý trong Tòa án nhân dân. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu Tòa án các cấp trong việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp theo chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, nơi nào làm tốt thì biểu dương, nơi nào làm chưa tốt thì phải xác định trách nhiệm đối với người đứng đầu. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đối với việc tổ chức công tác xét xử, đảm bảo tiến độ và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ và công tác đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán. Chánh án Tòa án thành phố Cà Mau cần chú trọng làm tố công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng để tạo các điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác của đơn vị, trong đó có cơng tác chun mơn. Trong thực hiện cơng tác phối hợp, Chánh án Tịa án phải gương mẫu trong việc thể hiện bản lĩnh để bảo vệ quan điểm của mình, thực hiện đầy đủ thẩm quyền của Tòa án. Cần phân định rõ hoạt động quản lý hành chính với hoạt động nghiệp vụ tại Tòa án và Chánh án phải là người gương mẫu trong việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán.
iii) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan trong q trình giải quyết các loại án: Làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan là một kinh nghiệm thành cơng trong q trình giải quyết các loại vụ án, nhằm đảm bảo sự thống nhất nhận thức về áp dụng pháp luật; khẩn trương thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ, hồn thiện hồ sơ để nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử; phát hiện và kịp thời khắc phục những điểm chưa rõ ràng, thậm chí là những sai sót trong các bản án đã tuyên.
Trong quá trình phối hợp phải thể hiện bản lĩnh để thực hiện hết thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan bổ trợ tư pháp để đôn đốc thực hiện các hoạt động giám định, định giá tài sản, cũng như phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để đề nghị cung cấp tài liệu, chứng cứ nhằm giải quyết tốt vụ án. Thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự rà soát các bản án kinh doanh, thương mại chưa thi hành do tuyên không rõ ràng để giải thích, đính chính hoặc báo cáo đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới hoạt động của Tịa án
i) Đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tịa án: Đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tịa án là đổi mới các quy trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động xét xử tại Tòa án, giải quyết các yêu cầu của công dân trước và sau các phiên tòa xét xử và các hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo Tịa án.
Vì vậy, thời gian tới cần xây dựng thống nhất từng quy trình xử lý cơng việc của bộ phận hành chính tư pháp, đảm bảo đơn giản hóa các bước, thủ tục tiến tới xây dựng Bộ tiêu chí chung về cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại từng cấp Tịa án để áp dụng chung trong tồn hệ thống. Trên cơ sở các quy trình xử lý cơng việc
đã được xác định, xây dựng các phần mềm ứng dụng để thực hiện thống nhất trong các Tòa án, nhằm nâng cao hiệu quả của từng khâu, từng hoạt động.
Sớm triển khai “mơ hình hành chính tư pháp một cửa” để thực hiện chức năng: tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện; thụ lý các loại vụ án; tham mưu cho Chánh án phân công Thẩm phán xét xử, giải quyết các loại vụ án; theo dõi phần mềm quản lý án ...Trong đó lưu ý việc bố trí các cán bộ có năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức tốt và tính thần trách nhiệm để cơng tác ở bộ phận này. Đảm bảo tách bạch hoạt động quản lý hành chính với hoạt động nghiệp vụ tại Tịa án. Thực hiện việc phân công án cho các Thẩm phán đảm bảo ngẫu nhiên và khách quan. Đảm bảo cho Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
ii) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc cho các Tòa án: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện cho các Tịa án để bảo đảm có đủ điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử. Thống nhất các quy chuẩn hình thức và trang thiết bị phòng xử án; từng bước xây dựng phòng xét xử thân thiện tại các Tịa án. Sớm cấp kinh phí để may sắm trang phục cho cán bộ, Thẩm phán theo Nghi quyết số 419/2017/UBTVQH14 ngày 18/8/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với các bộ, cơng chức Tịa án nhân dân.
Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí, phương tiện làm việc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động của Tịa án. Thực hiện nghiêm túc các phần mềm ứng dụng mà Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng và triển khai chung trong toàn hệ thống. Sớm đầu tư hệ thống nối mạng trực tuyến từ phòng xét xử phục vụ kết nối phiên tòa xét xử trực tuyến. Trong hoạt động quản lý điều hành, cần chú ý khai thác triệt để các ứng dụng của hệ thống truyền hình trực tuyến trong phục vụ hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và rút kinh nghiệm xét xử.
i) Đổi mới công tác thi đua khen thưởng: Cần đổi mới các chỉ tiêu thi đua, tập trung vào các chỉ tiêu về tiến độ, chất lượng xét xử các loại vụ án; nghiên cứu lại chỉ tiêu án hủy 1,16% và án sửa 03% như quy định hiện nay là chưa hợp lý. Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác xét xử, cũng như việc thực hiện các chủ trương, giải pháp mà lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra. Có quy định chỉ tiêu xét xử cụ thể đối với các chức vụ Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tịa
án cấp huyện. Nâng cao chất lượng khen thưởng, tập trung khen thưởng đối với các Thẩm phán, Thư ký trực tiếp tham gia giải quyết, xét xử các loại vụ án. Chú trọng việc khen thưởng đột xuất. Tích cực tuyên truyền, nêu gương các Thẩm phán hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng để nhân rộng học tập.
Để Tòa án thực sự là chỗ dựa của người dân trong việc bảo vệ công lý, việc nâng cao chất lượng công tác xét xử, giải quyết các loại án trong đó có yếu tố quan trọng, quyết định là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án, trọng tâm là đội ngũ Thẩm phán đó là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020.
KẾT LUẬN
Cơng tác xét xử, giải quyết án nói chung, xét xử, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng là hoạt động khoa học, một bộ phận của khoa học pháp lý, khoa học xã hội và nhân văn; là chức năng, nhiệm vụ đặc thù của Tòa án nhân dân trong thực hiện quyền tư pháp, do Thẩm phán thực hiện nhằm bảo vệ công lý, cơng bằng, bảo vệ con người, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức …
Nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại là mục tiêu, yêu cầu tất yếu, khách quan của công cuộc đổi mới phát triển đất nước, nhất là trong xu thế thời đại của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.
Thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại góp phần làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường kinh doanh, lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển, đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người, làm đẹp cho xã hội, trong đó có tự làm đẹp cho mình.
Người Thẩm phán nói chung, Thẩm phán Tịa án nhân dân thành phố Cà Mau nói riêng có hạnh phúc và niềm vui, say mê, gắn bó với nghề nghiệp một khi hồn thành xuất sắc nhiệm vụ xét xử được giao qua từng vụ án. Muốn đạt được điều đó, trước hết phải có sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội ... của mỗi Thẩm phán.
Bên cạnh đó cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ; có cơ chế hoạt động phù hợp từ mơ hình tổ chức, bộ máy, hoạt động; có số lượng biên chế, chức danh tư pháp đầy đủ trong hệ thống Tịa án nhân dân; có chế độ đãi ngộ tương xứng với từng tiêu chí chức danh, vị trí việc làm, cơ chế bảo vệ an toàn cho Thẩm phán và cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị cùng với môi trường làm việc thuận lợi trước và trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng của môi trường.
Thực hiện được những kiến nghị giải pháp nêu trên, sẽ là cơ sở vững chắc nâng cao được chất lượng xét xử, hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách tư pháp do Đảng, Nhà nước ta đề ra. Củng cố được niềm tin của xã hội, nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp đối với Tòa án nhân dân nơi bảo vệ công bằng, công lý đối với mọi người.
Người viết mong mỏi và nuôi dưỡng niềm hy vọng mãnh liệt rằng, thời gian tới pháp luật ngày một được hoàn thiện, Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Cà
Mau sẽ được nâng cao hơn về chất lượng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xét xử