5.1 .Ý nghĩa về mặt khoa học
2.2. TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG QUY ĐỊNH LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
2.2.1. Tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý (Điều 19) 2.2.1.1. Khái niệm 2.2.1.1. Khái niệm
TGVPL hay còn gọi là Trợ giúp viên là một chức danh tại Việt Nam dùng để chỉ về những người thực hiện trong hoạt động TGPL. Họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm TGPL. TGVPL là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cụ thể trong quy định Luật TGPL.
2.2.1.2. Điều kiện bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý
Tiêu chuẩn TGVPL được Luật TGPL năm 2017 quy định có một số điểm mới so Luật TGPL năm 2006. Luật TGPL năm 2006 Tiêu chuẩn TGVPL Luật TGPL năm 2017 Tiêu chuẩn TGVPL - Có bằng cử nhân lực;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên; - Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự TGPL;
Qua hai bảng quy định tiêu chuẩn TGVPL trên nhận thấy Luật TGPL năm 2017 có nâng cao hơn về đào tạo trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Lý do có sự thay đổi này theo đánh giá qua 08 năm thi hành Luật TGPL năm 2006 chất lượng vụ việc TGPL chưa cao, chưa chuyên nghiệp và chưa được xã hội quan tâm nhiều. Nguyên nhân do trình độ, năng lực của TGVPL chưa được đào tạo chuyên sâu15. TGVPL được bổ nhiệm chỉ qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL thời gian ngắn hạn (không quá 30 ngày) tại Cục TGPL. Thời gian đào tạo này thì viên chức Trung tâm TGPL không đủ thời gian để nắm hết các kỹ năng tham gia tố tụng trong các vụ án nên khi được bổ nhiệm TGVPL tham gia tố tụng tại các cơ quan họ sẽ cảm thấy lúng túng, có những TGVPL cịn e ngại khi tham gia tố tụng. Luật TGPL năm 2017 quy định tiêu chuẩn TGVPL đòi hỏi cao hơn là muốn được bổ nhiệm TGVPL viên chức Trung tâm buộc phải qua đào tạo nghề luật sư 12 tháng. Trong thời gian học nghề luật sư TGVPL sẽ được học nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ giảng viên trong công tác tham gia tố tụng, cũng như thu thập chứng cứ trong vụ án, được tham gia diễn án với những tình huống thực tế. Tiếp theo TGVPL phải qua tập sự và thời gian tập sự là 12 tháng TGPL. Với thời gian này cũng rất có lợi cho người tập sự vì trong khoảng thời gian này người tập sự được TGVPL (người trực tiếp hướng dẫn) hướng dẫn đi thực tế tham gia từng vụ án, cách thu thập chứng cứ, được tham dự tại các cơ quan tố tụng, học hỏi được kỹ năng tranh tụng tại tòa và chứng kiến, theo dõi trực tiếp các vụ án mà tòa xét xử. Tạo điều kiện cho TGVPL sau khi được bổ nhiệm có sự tự tin hơn khi tham gia thực hiện TGPL. Chất lượng vụ việc TGPL đạt hiệu quả hơn và có thể ngang tầm hoặc chất lượng hơn đối với luật sư tư. Điều kiện bổ nhiệm này tương đương với tiêu chuẩn bổ nhiệm luật sư trong quy định Luật luật sư. Với tiêu chuẩn trên TGVPL sau khi được bổ nhiệm sẽ thực hiện TGPL mang tính chuyên nghiệp hơn, chất lượng
15 Theo Trịnh Thị Thanh-Cục Trợ giúp pháp lý (2017) “Một số điểm mới nổi bật Luật Trợ giúp pháp
lý năm 2017 và các công việc cần triển khai”, Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tại http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2587, truy cập ngày 07/6/2018.
vụ việc tăng cao và khẳng định được vị trí của mình trong xã hội và nhận được sự tin tưởng của người được TGPL.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Trợ giúp viên pháp lý (Điều 18) 2.2.2.1. Quyền Trợ giúp viên pháp lý 2.2.2.1. Quyền Trợ giúp viên pháp lý
TGVPL thực hiện quyền TGPL của mình khi có đối tượng u cầu TGPL. Q trình thực hiện TGPL ln được đảm bảo tính độc lập, khơng ai được quyền cản trở, đe dọa, sách nhiễu hoặc can thiệp vào vụ việc TGPL trái pháp luật. Có quyền từ chối thực hiện TGPL khi có khả năng cho thấy việc thực TGPL không mang lại hiệu quả cho người được TGPL. Ngoài ra, người thực hiện TGPL có quyền từ chối thực hiện vụ việc TGPL khi đã hoặc đang thực hiện pháp lý cho người được TGPL là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc và được quyền hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
2.2.2.2. Nghĩa vụ Trợ giúp viên pháp lý
Nghĩa vụ TGVPL là bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL, tuân thủ nguyên tắc hoạt động TGPL và phải luôn nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện TGPL. TGVPL phải có nghĩa vụ bồi thường hoặc hoàn trả khoản tiền cho tổ chức thực hiện TGPL đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện TGPL theo quy định pháp luật; thực hiện nhiệm vụ được phân công và tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.3. Mối quan hệ giữa Trợ giúp viên pháp lý với người được trợ giúp pháp lý
Mối quan hệ giữa TGVPL với đối tượng được TGPL là khi có vụ việc cần đến TGPL người thuộc diện đối tượng TGPL có quyền u cầu đích danh TGVPL mà mình biết và tin tưởng sẽ bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp cho mình theo danh sách đã cơng bố, niêm yết tại trụ sở TGPL. Có quyền u cầu TGVPL giữ bí mật về thơng tin nội dung vụ việc được TGPL. Đối với những TGVPL trong khi thực hiện TGPL mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL thì người được TGPL có quyền khiếu nại, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật (Điều 8). Người được TGPL phải có nghĩa vụ hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan vụ việc TGPL cho TGVPL và phải tôn trọng
TGVPL (Điều 9). Ngược lại, đối với TGVPL thì có quyền từ chối người được TGPL khi đã hoặc đang thực hiện TGPL cho người được TGPL là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc và từ chối với người được TGPL khi có khả năng cho thấy việc thực TGPL không mang lại hiệu quả cho họ, từ chối khi người được TGPL chết.
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI BẾN TRE VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ TRONG MƠ HÌNH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 3.1. THỰC TIỄN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI TỈNH BẾN TRE