3.1.1.1 .Về hoạt động trợ giúp pháp lý tại trung tâm
3.1.2. Hạn chế, vướng mắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động TGPL trung tâm cịn gặp phải những khó khăn, vướng mắc:
3.1.2.1 Về mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở
Tổ, Câu lạc bộ TGPL ở cơ sở trình độ pháp luật cịn hạn chế. Đó là chưa kể đến những hạn chế về kỹ năng TGPL do trung tâm chưa đủ nguồn lực để tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên cho Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, đồng thời họ phải đảm nhiệm công tác chuyên môn của cơ quan nên không dành thời gian nhiều cho cơng việc TGPL. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động TGPL của câu lạc bộ cịn hạn chế nên chưa khuyến khích được tinh thần cơng tác của họ.
3.1.2.2. Về công tác trợ giúp pháp lý lưu động
Công tác này vốn được coi là mặt mạnh của trung tâm nhưng hoạt động còn gặp phải những bất cập như: Ở một vài địa phương chính quyền xã chỉ tham gia một cách hình thức, né tránh, khơng muốn để người dân biết để tham gia vào các buổi tư vấn nên các thông tin về cuộc tư vấn, tun truyền pháp luật khơng được chính quyền địa phương thơng báo rộng rãi đến người dân. Thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động TGPL đối với chính quyền địa phương chưa sâu, chưa được quan tâm, tuyên truyền chưa đến được với người dân để họ hiểu rõ quyền lợi khi tham gia TGPL. Tham gia buổi TGPL lưu động thường chỉ là cán bộ, Đoàn thể, Trưởng ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản tham dự nên hoạt động của trung tâm khơng đạt được mục
đích u cầu. Cũng có trường hợp khi trung tâm gửi cơng văn về việc tổ chức TGPL lưu động nhưng khi đoàn TGPL của trung tâm xuống thì khơng tổ chức được vì nhiều lý do như dân khơng đến hoặc người đến để nghe mà khơng có nhu cầu về TGPL, đi mà khơng biết để làm gì…
So với u cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay khi thi hành Luật TGPL trung tâm cịn gặp nhiều khó khăn khác như: Lực lượng cộng tác viên kinh nghiệm chưa đồng đều, trình độ năng lực cịn hạn chế, chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian tham gia công tác này; đa số chuyên viên TGPL là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác TGPL, khơng có nguồn để bổ nhiệm TGVPL. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, triển khai Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị tăng thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân cấp huyện thì số lượng án thụ lý tại Tòa án cấp huyện sẽ tăng lên rất nhiều nên đòi hỏi cơ quan TGPL cần có nhiều TGVPL phụ trách ở Chi nhánh đặt tại huyện để có thể thực hiện việc đại diện, bào chữa, bảo vệ và tư vấn pháp luật cho người thuộc diện TGPL tại Tòa án cấp huyện. Biên chế của trung tâm hiện nay chưa đủ mạnh và tương xứng với nhiệm vụ TGPL được quy định theo Luật TGPL, chưa đáp ứng được nhu cầu TGPL để ngày càng phong phú, đa dạng của người dân.
Chi nhánh TGPL Nhà nước tỉnh Bến Tre được bố trí làm việc chung trong trụ sở Ủy ban nhân dân các huyện, cách bố trí này đã ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người dân, nhất là những người nghèo, họ còn e ngại khi vào cơ quan, đôi khi không thuận lợi với người dân khi tiếp cận với hoạt động tư vấn. Chức năng của Trung tâm TGPL không phải trực tiếp giải quyết từng vụ việc cụ thể mà chỉ là tư vấn, hướng dẫn để đối tượng tự lựa chọn cách giải quyết phù hợp với pháp luật nhưng người dân thường có tâm lý muốn Trung tâm giải quyết ngay vụ việc của mình. Do đó, có nhiều người cần TGPL nhưng khơng tìm đến Trung tâm mà họ tìm thẳng đến cơ quan mà họ cho rằng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
3.1.2.3. Về công tác phối hợp với cơ quan tố tụng
Giữa cơ quan tố tụng và trung tâm TGPL chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Đối tượng thuộc diện được TGPL khi có hồ sơ tại cơ quan tố tụng nhưng các cơ quan này
đa số ít giới thiệu, hướng dẫn người dân biết đến trung tâm TGPL để được tư vấn