Tổng quan về tình hình tranh chấp đất trên địa bàn tỉnh CàMau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đất tại tòa án trên địa bàn tỉnh cà mau bpháp luật và thực tiễn (Trang 34 - 39)

1.5.2 .Giải quyết tranh chấp đất đai do Tòa án thụ lý xử lý

2.2. Tổng quan về tình hình tranh chấp đất trên địa bàn tỉnh CàMau

Ngồi những đặc điểm giống như tình hình chung của cả nước về quan hệ tranh chấp, chịu điều chỉnh thống nhất chung trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì yếu tố địa lý, lịch sử có những khác biệt so với những địa phương khác về việc khai thác sử dụng vốn đất, cụ thể:

- Phần lớn quỹ đất nông nghiệp ở Cà Mau là đất rừng, thời gian khai phá, sử dụng đến nay khơng lâu, diện tích giao đất đến nay đã phủ kín, tuy nhiên chưa ổn định bởi nhiều nguyên nhân như: Hiệu quả khai thác sản xuất chưa cao do phải đầu tư cải tạo cần chi phílớn ngồi khả năng của người nơng

dân nên việc nhận rồi chuyển nhượng, mua bán tự phát là phổ biến – đây là một nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp liên quan đế đất đai ở Cà Mau.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất do lấn chiếm ranh giới của những người có đất liền kề với nhau:Nguyên nhân là giá trị quyền sử dụng đất tăng vọt, lợi ích kinh tế lớn, việc định ranh cắm mốc chưa được triển khai phổ biến của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền dẫn đến phát sinh loại hình tranh chấp này.

- Tranh chấp đất đai trong dòng họ, gia tộc, anh em: Qua thực tiễn cơng tác tại Tịa án tỉnh Cà Mau thì việc tranh chấp này xuất phát từ các nội dung chính sau:

+ Đất đai của cha, mẹ, người con ở chung tự ý đi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng. Việc họ đăng ký quyền sử dụng như vậy cha, mẹ không biết nhưng vẫn tiến hành được là vì khi ký văn bản để làm thủ tục chuyển tên chủ sử dụng qua hình thức tặng cho, mua bán thường là người con thông tin cho cha, mẹ nội dung khác nên học ký do tin tưởng, không kiểm tra nội dung. Bản thân cán bộ lập thủ tục đăng ký mắc sai lầm này thường là do chủ quan tin tưởng vào quan hệ gia đình của họ khơng xác minh, chứng kiến giao dịch hoặc có dấu hiệu của sự giúp sức, hỗ trợ cho người con để tiến hành các thủ tục nhằm hợp pháp hóa việc chuyển tên quyền sử dụng.

+ Cho anh em, người thân mượn quản lý, sử dụng đất, khi địi lại họ nói lý do khác khơng trả - Lý do đó thường là xác định đã nhận chuyển nhượng.

+ Đất đai được cha mẹ cho riêng con khi lập gia đình nhưng khơng làm thủ tục sang tên theo qui định, nếu cuộc sống gia đình của con có vấn đề mâu thuẫn phải ly hơn, chia tài sản thì xác định là cho mượn địi lại.

- Việc quản lý chưa có kinh nghiệm, lỏng lẻo của Nhà nước về hồ sơ pháp lý đối với đất, về ranh giới địa chính, về thủ tục cấp quyền sử dụng khơng chính xác, khơng đúng dẫn đến tranh chấp …

- Việc “cố đất” khơng tn thủ hình thức luật định vẫn cịn tồn tại phổ biến ở Cà Mau. Giao dịch này là tự phát, không công chứng, chứng thực nên không được thừa nhận, bảo vệ. Việc thiếu kiểm soát của Nhà nước,nội dung

thỏa thuận giao kết đơn giản không đầy các dữ kiện đủ để ràng buột quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia nên thường xuyên dẫn đến tranh chấp.

- Cho vay với lãi suất cao nhưng làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của người vay.

- Tiêu cực trong quản lý Nhà nước về đất đai điển hình qua hoạt động qui hoạch, đầu cơ đấtcủa một số cán bộ có quyền trục lợi, quy trình này thường xảy ra theo phương thức như sau: Nhà nước quy hoạch khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính cán bộ quản lý thực hiện các công việc này họ dễ dàng đăng ký mua do biết vị trí đắc địa sinh lợi sau này, sau đó nhờ cơ sở hạ tầng hoàn thiện, giá đất tăng cao họ trục lợi từ đây. Việc này phổ biến ở Cà Mau gây bức xúc cho quần chúng nhân dân.

Tất cả những yếu tố trên là những đặc điểm việc quản lý, khai thác sử dụng đất ở Cà Mau, thể hiện thuận lợi, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất. Những hạn chế cũng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến việc tranh chấp mà có một phần lớn loại quan hệ phát sinh pháp luật về đất đai, tố tụng dân sự phân cơng cho Tồ án thụ lý, giải quyết.

2.3.Tình hình thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của các Toà thuộc tỉnh Cà Mau13

2.3.1. Thụ lý án dân sự: Giải quyết tranh chấp dân sự về đất đai của

Toà án trong tỉnh Cà Mau từ năm 2014 đến năm 2016 được thể hiện qua số liệu thống kê hàng năm như sau:

- Năm 2014, tổng thụ lý án dân sự về việc tranh chấp đất 924 vụ, Tòa án cấp tỉnh và các Tòa án cấp huyện thị trong tỉnh Cà Mau xử lý 432 vụ (332 vụ sơ thẩm và 100 vụ phúc thẩm), án tồn 492 vụ (427 vụ sơ thẩm và 65 vụ phúc thẩm), trong đó: Tồ án nhân dân tỉnh Cà Mau thụ lý sơ và phúc thẩm 554 vụ, các Toà án cấp huyện, thị trong toàn tỉnh thụ lý 370 vụ.

- Năm 2015, thụ lý án dân sự tranh chấp đất1.045 vụ, Tòa án cấp tỉnh và các Tòa án cấp huyện thị trong tỉnh Cà Mau xử lý 528 vụ (377 vụ sơ thẩm và 151 vụ phúc thẩm), án tồn 517 vụ (476 vụ sơ thẩm và 41 vụ phúc thẩm),

trong đó: Tồ án nhân dân tỉnh Cà Mau thụ lý sơ và phúc thẩm 510 vụ, các Toà án cấp huyện, thị trong toàn tỉnh thụ lý 535 vụ.

- Năm 2016,thụ lý án dân sự tranh chấp đất1.254 vụ, Tòa án cấp tỉnh và các Tòa án cấp huyện thị trong tỉnh Cà Mau đã giải quyết được 694 vụ (530 vụ sơ thẩm và 164 vụ phúc thẩm), án tồn 560 vụ (528 vụ sơ thẩm và 32 vụ phúc thẩm), trong đó: Tồ án nhân dân tỉnh Cà Mau thụ lý sơ và phúc thẩm 617 vụ, các Toà án cấp huyện, thị trong toàn tỉnh thụ lý 637 vụ.

Từ số liệu giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp đất đai của Toà án trong tỉnh Cà Mau 3 năm 2014, 2015, 2016 có thể nhận xét như sau:

- Về loại quan hệ tranh chấp trong án đất14: số lượng thống kê cho thấy Tịa án cấp huyện, thị và Tồ án tỉnh Cà Mau thụ lý trong năm với số lượng tương đối lớn, năm sau tăng hơn so với năm trước, năm 2015 thụ lý tăng 121 vụ so với năm 2014, năm 2016 thụ lý tăng 209 vụ so với năm 2015. Trong năm 2016, Tòa án hai cấp tỉnh Cà Mau thụ lý 556 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đối với thửa đất thuộc về ai và tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất, 295 vụ án tranh chấp đòi lại đất, 270 vụ án tranh chấp về các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, 55 vụ án tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, 70 vụ án tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và 08 vụ án tranh chấp đất đai khác.

Số lượng án thụ lý hàng năm nhiều nhưng số lượng án giải quyết chưa đáp ứng yêu cầu làm tăng lượng án tồn hàng năm; năm 2014 xử lý 432 vụ trong tổng số 924 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 46,7%; năm 2015 xử lý 528 vụ trong tổng số 1.045 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 50,5%; năm 2016 xử lý 694 vụ trong tổng số 1.254 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 55%.

Tỷ lệ giải quyết thấp bởi các vụ tranh chấp đất đai có tình tiết phức tạp cần phải xác minh, thu thập chứng cứ, trong khi Tòa án chưa nhận được sự phối hợp tích cực của đương sự và các cơ quan có liên quan; một số quy định

của pháp luật còn bất cập gây áp lực lớn đối với đội ngũ Thẩm phán khi giải quyết các vụ án về đất đai.

Trong ba năm 2014, 2015, 2016 là mốc thời gian trước, trong và sau khi Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính đuợc Quốc hội thơng qua (năm 2014) và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2015. Đối chiếu số lượng án thụ lý các năm ngồi nhận xét trên ra thì ta cịn thấy số lượng án Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau thụ lý năm 2016 có sự tăng đột biến xuất phát từ thẩm quyền xử lý quan hệ hành chính trong dân sự (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định cấp quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành liên quan đến đất tranh chấp).

2.3.2. Án Hành chính về việc khiếu kiện quyết định, hành vi hành chính liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng, thu hồi, bồi thường, giải toả đất

- Năm 2014,Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau và các Toà huyện thị thuộc tỉnh Cà Mau tổng thụ lý ánHành chính do có khiếu kiện liên quan đến trật tự quản lý Nhà nước về đất đai103 vụ, trong đó: Tịa án cấp tỉnh Cà Mau thụ lý 28 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện thị thụ lý 75 vụ.

- Năm 2015, Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau và các Toà huyện thị thuộc tỉnh Cà Mau tổng thụ lý án Hành chính do có khiếu kiện liên quan đến trật tự quản lý Nhà nước về đất đai 83 vụ, trong đó: Tịa án hai cấp tỉnh Cà Mau thụ lý 20 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện thị thụ lý 63 vụ.

- Năm 2016, Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau và các Toà huyện thị thuộc tỉnh Cà Mau tổng thụ lý án Hành chính do có khiếu kiện liên quan đến trật tự quản lý Nhà nước về đất đai 141 vụ, Trong đó Tịa án tỉnh Cà Mau thụ lý 92 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện thị thụ lý 49 vụ.

Tương tự như án dân sự, án Hành chính trong ba năm 2014, 2015, 2016 qua đối chiếu số lượng án thụ lý thì số lượng án Toà án tỉnh CàMau thụ lý năm 2016 tăng đột biến xuất phát từ thẩm quyền xử lý quan hệ hành chính của Tồ án nhân dân cấp tỉnh qui định tại khoản 1 điều 31 và khoản 4 điều 32 Luật tố tụng hành chính là xử lý Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi

hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án.

2.3.3. Án Kinh doanh thương mại liên quan đến tranh chấp đất

- Năm 2014, các Toà huyện thị trong tỉnh Cà Mau thụ lý 15 vụ, sau khi xét xử sơ thẩm, có 03 vụ kháng cáo phúc thẩm.

- Năm 2015, các Toà trong tỉnh Cà Mau thụ lý 19 vụ, sau khi xét xử sơ thẩm, có 03 vụ kháng cáo phúc thẩm.

- Năm 2016, các Toà trong tỉnh Cà Mau thụ lý 28 vụ, sau khi xét xử sơ thẩm, có 05 vụ kháng cáo phúc thẩm.

Các vụ án này chủ yếu là tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo thanh toán, bị đơn tại các vụ án này chủ yếu là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nguyên nhân dẫn đến vụ kiện chủ yếu là chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi, vốn theo hợp đồng do mất khả năng cân đối tài chính. Do hồ sơ giao dịch Ngân hàng tiến hành minh bạch, có cơng chứng chứng thực nên các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thường đương sự khai nhận thống nhất nội dung, diễn biến vụ việc nên các quan hệ liên quan đến đất đai trong loại án này là có nhưng không phải là mấu chốt mâu thuẫnlàm phát sinh vụ án, nội dung xử lý đất đai là xử lý hợp đồng thế chấp đảm bảo thanh toán nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đất tại tòa án trên địa bàn tỉnh cà mau bpháp luật và thực tiễn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)