1.5.2 .Giải quyết tranh chấp đất đai do Tòa án thụ lý xử lý
2.4. Những nguyên nhân tranh chấp đất đai tại tỉnh CàMau
Như đã trình bày tại Chương 1 về nguyên nhân chung làm phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất, ngoài những nguyên nhân chung thì tỉnh Cà Mau có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội, tập quán nên quan hệ tranh chấp cũng có những khác biệt hơn so với các địa phương khác. Qua thực tiễn cơng tác tại Tồ án nhân dân tỉnh Cà Mau và dựa vào số liệu thống kê của cơ quan hàng năm, có thể rút ra những nguyên nhân sau đây:
Tranh chấp đất đai liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế thuộc các ngành nghề ở địa phương.
+ Ở tỉnh Cà Mau sau khi có chính sách đổi mới năm 1986 và đặc biệt là khi Nghị quyết số 10 ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị ban hành thì tình hình
khai thác sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển biến mang tính bước ngoặc, người nơng dân được thực sự làm chủ sử dụng đối với thửa đất của mình, việc ni trồng thuỷ sản trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi đặc biệt, môi trường sạch nên hiệu quả cao, tạo ra cơn sốt về phát triển nghề nuôi tôm. Nên những cánh rừng ngập mặn vùng duyên hải, bãi bồi của Mũi Cà Mau là đối tượng của phong trào này, người ta khai phá rừng, bao chiếm bãi bồi để lấy đất nuôi tôm. Việc quản lý lõng lẻo dẫn đến người dân bao chiếm tự phát, chống lấn với nhau và trong q trình này cịn phát sinh các giao dịch mua bán qua tay của những người bao chiếm rừng … làm phát sinh tranh chấp.
Trước đó, vùng đất rừng bị nhiễm mặn Nhà nước quy hoạch làm rẫy, trồng lúa với năng suất thấp, rủi ro thua lỗ bao nhiêu thì ni tơm đạt năng suất cao bấy nhiêu. Nên trong thời gian làm rẫy, trồng lúa đất bị bỏ hoang nhiều, giao dịch theo tập quán như cầm cố, mua bán tự phát xảy ra hàng ngày trong nội bộ nhân dân. Nay trước hiệu quả tích cực của việc phát triển ngành nghề ni trồng, đất có giá trị, những giao dịch này được xem xét lại dẫn đến tranh chấp, tình trạng tranh chấp đất ni tơm là một loại vụ việc phổ biến ở Cà Mau.
+ Song song với đất ni tơm, việc khai thác, giao khốn đất trồng rừng thuộc rừng U Minh hạ cũng là một hiện tượng phát sinh tranh chấp từ việc chuyển nhượng hợp đồng tự phát không thông qua cơ quan chủ quản, hiện nay hiệu quả của nghề này phát triển ổn định, tạo thu nhập cao thì một loạt tranh chấp quyền khai thác, sử dụng đất rừng qua hợp đồng nhận khoán phát sinh.
Tranh chấp quyền sử dụng đất đô thị:
Hiện nay điều kiện nền kinh tế phát triển, đơ thị hố phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu nơi ở, sinh hoạt của người dân di cưtừ nông thôn ra thành thị phát triển mạnh, đất ở được giao dịch đáp ứng nhu cầu trên thị trường, việc giao dịch mua bán, thế chấp, cố đất theo truyền thống phát triển dẫn đến rủi ro trong các giao dịch tăng cao nhất là các giao dịch tự phát không thông qua kiểm soát của Nhà nước.
Từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, nhà nước Việt Nam đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dânnhưng một bộ phận dân cư vẫn không nhận thức được vấn đề này. Chính nhận thức đất vẫn thuộc sở hữu của mình nên quan điểm trong hoạt động khai thác, sử dụng, chuyển nhượng họ tiến hành hoàn toàn theo ý thức chủ quan, khơng theo luật, gây khó khăn cho cơng tác quản lý Nhà nước về đai đai, cản trở việc qui hoạch phát triển chung ở địa phương. Cũng chính nhận thức này đã làm phát sinh tranh chấp của một bộ phận người dân với chính quyền về chính sách qui hoạch, giải toả, bồi hồn đất.
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều vấn đề chưa phù hợp.
Thực tế, giá quyền sử dụng đất bồi hồn năm 2014 thì1m2 đất trồng lúa Nhà nước qui định bằng 20.000 đồng – so với giá thị trường có sự chênh lệch rất lớn nhất là đất trồng lúa nhưng có vị trí tiếp giáp với lộ giao thơng. Ngồi việc áp giá bồi hồn thấp ra thì các cơng trình qui hoạch thường kéo dài trong thi cơng và thực hiện thanh tốn bồi hồn giá trị đất và thành quả lao động.
Đây là một thực tế có thật, người dân khốn khổ với qui hoạch treo, tiến độ bồi hồn chậm, giá thanh tốn thấp. Rất nhiều người dân bị giải toả đất sau khi bồi hoàn họ không đủ tiền để chuyển đổi chỗ ở mới tương xứng với nơi bị giải toả, thực trạng trên là nhiều, gây bức xúc, mất niềm tin của người dân với chính quyền, nhiều nơi tạo thành điểm nóng thưa kiện kéo dài. Hiện nay tình trạng này phát sinh nhiều tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau.
Công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương có nhiều hạn chế, bất cập.
Hồ sơ tàng thư về nguồn gốc đất không tồn tại đồng điều, rất nhiều vụ việc cơ quan chủ quản khơng có hồ sơ quản lý đất. Việc theo dõi biến động đất không được quản lý đồng bộ, khoa học, việc theo dõi cấp quyền sử dụng trên bản đồ địa chính nhiều nơi cịn bng lỏng dẫn đến tình trạng một phần đất được chuyển nhượng cho nhiều người là thực tế phát sinh nhiều.
Quản lý nhà nước về việc vẽ bản đồ, thửa đất, ranh giới đất, diện tích đất chưa được chuẩn xác, không cấm mốc giới từng thửa đất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những tranh chấp phát sinh.
Tranh chấp đất từ giao dịch “cầm cố”, từ hoạt động chuyển nhượng sai với bản chất giao dịch.
+ “Cầm cố đất” là tập quán trong giao dịch đất đai ở Cà Mau, hình thức giao dịch này là người cố đất giao quyền sử dụng, quản lý đất cho người nhận cố đất; Người nhận cố đất giao lại cho người cố đất một khoản tiền theo thoả thuận. Theo một thời hạn thoả thuận nhất định thì người cố đất hồn tiền theo giá trị ban đầu lại cho người nhận cố và nhận quản lý, sử dụng lại đất. Theo PGS - Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa loại giao dịch này phát sinh đã lâu, bộ luật Hồng Đức của thời Lê đã có qui định điều chỉnh về loại giao dịch này.
Luật dân sự, Luật đất đai của ta không công nhận giao dịch cầm cố đối với đất – theo tác giả nhận thức về việc này là như sau: Đất đai là bất động sản, việc dịch chuyển là không thể nên khơng thể gọi cầm cố được. Phân tích cách thức giao dịch thực tế của loại quan hệ này có thể xác định đây là loại giao dịch tổng hợp giữa cầm và cố - cách hiểu theo quan niệm của người ở địa phương “cầm” là hình thức giao giá trị tiền, vật có giá trị khác do người nhận cầm cố đất giao, “cố” là người có đất giao quyền sử dụng đất của mình cho người nhận cố quản lý, sử dụng có thời hạn. Giao dịch này có lợi cho cả hai để thoả mãn nhu cầu của hai bên trong hoàn cảnh họ thực hiện giao dịch.
Loại hình giao dịch này là một tồn tại thực tế không thể phủ nhận ở Cà Mau, việc nhà nước không công nhận nên không thể chứng thực, công chứng như các giao dịch khác về đất do đó giao dịch phát sinh tự phát, hình thức, nội dungthỏa thuận đơn giản dựa vào uy tín, niềm tin lẫn nhau dẫn đến tranh chấp thường xuyên, phổ biến. Nên dù muốn hay không Nhà nước cần phải có quy định rõ ràng, điều chỉnh để hạn chế rủi ro cho người dân.
+ Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà sai với bản chất giao dịch - ở Cà Mau hiện nay đang tồn tại tín dụng đen – đây là một thực tế gây nhức nhối trong xã hội. Loại tín dụng này đi đơi với hoạt động ngầm của các tổ chức tội phạm. Nội dung giao dịch thực tế là cho vay lãi cao
nhưng được thực hiện bằng hình thức chuyển nhượng, mua bán nhà đất. Quy trình này được tiến hành đúng theo qui định chuyển nhượng mua bán quyền sử dụng đất do luật định, việc kê lãi cao, lãi nhập vốn trong một thời gian ngắn người vay khơng cịn khả năng thanh tốn thì bị xiết nợ qua hình thức mua bán đã lập sẵn. Do chính người nhận vay trong các giao dịch này họ giúp cho những người cho vay củng cố chứng cứ mua bán từ ban đầu nên khi tranh chấp xảy ra cơ quan pháp luật không thể bảo vệ cho họ bởi các thủ tục được tiến hành hợp pháp.
2.4. Đánh giá việc giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án tại tỉnh Cà Mau
2.4.1. Thuận lợi
- Đến thời điểm hiện nay hệ thống pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã có bước tiến rõ rệt vềviệc xác định thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ việc, ở Cà Mau có thuận lợi chung này với cả nước, quy định này khơng cịn gây lung túng, khó khăn cho cơng tác thụ lý bước đầu khi phân biệt thẩm quyền của Toà án nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Một số tiêu chuẩn để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đã được xác định rõ ràng, khơng cịn xác định mang tính cảm tính, đây là bước phát triển mang tính đột phá, minh bạch hoá trong hoạt động xét xử ántranh chấp đất trong cả nước mà tỉnh Cà Mau cũng thuận lợi khi vận dụng các tiêu chí này trong việc giải quyết tranh chấp đất.
- Dân trí đã được nâng cao lên một bước mới, các giao dịch về đất đã được người dân ý thức tốt hơn, họ tiến hành theo quy trình luật định nên hạn chế rủi ro, nếu có tranh chấp thì chứng cứ vụ việc vẫn tồn tại thuận lợi hơn cho việc giải quyết so với thời kỳ từ năm 1993 trở về trước.
- Đội ngủ cán bộ của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau hiện nay đã được đào tạo tốt hơn về chuyên môn, đang tiếp tục đào tạo nâng cao và tăng dần số lượng nhân sự, có qui hoạch kế thừa để đảm đương nhiệm vụ trong tình hình thực tế và sau này. Cơ sở vật chất được Nhà nước trang bị qua xây dựng trụ sở, phòng ốc làm việc khá tốt đã đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị là cơ quan xét xử của Nhà nước.
- Chính quyền cấp xã hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng có hiệu quả như nắm bắt nguồn gốc đất, quản lý bản đồ ranh giới đất, thực hiện hoà giải cơ sở hiệu quả hơn, củng cố chứng cứ ban đầu, góp phần xử lý một phần lượng tranh chấp phát sinh ở địa phương, giảm áp lực cho Tồ án và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất.
- Nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Tồ án được tơn trọng ở địa phương. Ngồi việc lãnh đạo chung mang tính nguyên tắt đối với cơng tác xét xử ở địa phương thì tình hình can thiệp bằng ảnh hưởng của cấp Ủy, Ủy ban vào công tác xét xử đến nay hầu như khơng cịn.
- Giao thông nông thôn ở tỉnh Cà Mau hiện nay đã được phát triển khá tốt, đa số người dân di chuyển bằng phương tiện đường bộ, thuận lợi từ tỉnh lỵ đến xóm ấp vùng sâu vùng xa, góp phần hỗ trợ việc việc xử lý vụ việc được thuận lợi.
2.4.2. Khó khăn
Hoạt động xét xử của Tòa án trong tỉnh Cà Mau cịn nhiều vướng mắc dẫn đến những khó khăn trong hoạt động tố tụng, có thể liệt kê các yếu tố bất cập phát sinh trong lý luận và thực tiễn như sau:
+ Việc qui định về thẩm quyền: Theo qui định tại khoản 1 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2014 thì Tồ án nhân dân cấp huyện không được xét xử vụ việc liên quan đến quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Vận dụng quy định này khi thụ lý vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mà đương sự trong vụ án dân sự yêu cầu xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đó khơng hợp pháp thì thẩm quyền xử lý vụ việc thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Cách qui định này giúp Tòa án xử lý vụ việc độc lập hơn, giao cho Tòa án cấp tỉnh thẩm quyền xử lý để tránh khó xử của Tịa án cấp huyện xử lý vụ việc liên quan đến cấp Ủy, Ủy ban cùng cấp ở địa phương. Tuy nhiên ngồi mặt tích cực trên thì đã phát sinh một loạt khó khăn mới, đó là lượng án tranh chấp quyền sử dụng đất hiện nay gần như tập trung tồn bộ về Tịa án nhân dân cấp tỉnh, với lượng án thuộc diện khó do phải thực hiện các thủ tục thu thập chứng cứ phức tạp, gặp sự cản trở của người tham gia tố tụng, nhân sự
của Tịa cấp tỉnh có thay đổi theo hướng tăng số lượng nhưng chưa đáp ứng kịp với việc thay đổi luật dẫn đến quá tải, vụ việc tồn đọng, ảnh hưởng sâu sắc đến quyền lợi chung của nhân dân do phải chờ đợi, kéo dài, không tập trung cho cơng việc khác được. Việc này có thể thấy qua số liệu thống kê án thụ lý xử trước, trong và sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực được nhận xét tại tiểu mục 2.3.1, 2.3.2 của luận văn.
+ Việc thu thập chứng cứ trong quá trình chuẩn bị xét xử:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp có u cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Quy định trên tạo điều kiện cho Tịa án trong q trình thu thập tài liệu, chứng cứ, phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Mặc dù luật quy định như vậy nhưng việc thu thập chứng cứ thật sự là khó khăn do rất nhiều cơ quan khơng cộng tác bằng hình thức xác nhận khơng có tài liệu hoặc họ thụ động không trả lời, bỏ mặc yêu cầu trên.
Việc không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án của cơ quan ban ngành – việc này gây khó cho hoạt động xét xử nhưng vấn đề khơng đơn giản là dừng lại ở đây mà là thể hiện thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, tổ chức Nhà nước, họ chấp hành pháp luật không nghiêm, tính chất cục bộ ngành thể hiện rõ. Do đó, cần quy định rõ ràng các căn cứ, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và qui định chế tài xử lý hành chính, hình sự là cần thiết. Ở đây theo tác giả thì khơng thể chỉ nói người dân họ thực hiện pháp luật không nghiêm từ nhận thức mà phải nói pháp luật của Việt Nam thực hiện khơng nghiêm do chính một bộ phận khơng nhỏ các quan chức của Nhà nước họ chưa thực hiện tốt, không gương mẫu, cục bộ ngành tạo nên một thói quen xấu lây lan ra xã hội.
Vụ việc trên có xảy ra rất nhiều nhưng có thể đơn cử vụ việc Tác giả đang trực tiếp được giao thụ lý giải quyết như sau:
Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau hiện dang thụ lý vụ kiện dân sự số 26/TL – DSST ngày 19 tháng 10 năm 2016 V/v “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, giữa:
Nguyên đơn: Ông Phan Văn Thạnh, sinh năm 1948 và vợ là bà Lê Hoàng Mai, sinh năm 1949.
Đồng trú: Khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Bị đơn: Ơng Ngũn Văn Tiến, sinh năm 1965
Trú qn: Khóm 1, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Nội dung vụ việc:
Ơng Phan Văn Thanh và bà Lê Hồng Mai trình bày: Năm 2004 ơng bà nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Phú Hiểu và con trai của ông Hiểu là