6. Bố cục của luận văn:
1.3. HIỆU QỦA HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế vĩ mô
Các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập dân cư, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng… có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tiền gửi tại các NHTM. Môi trường kinh tế ổn định thì nguồn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ được tăng cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế không ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được chuyển thành các dạng đầu tư khác có giá trị ổn định và bền vững hơn như: vàng, nhà đất,…
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế tác động đến lạm phát và ngược lại lạm phát tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng hiệu quả thì lạm phát thấp, ngược lại lạm phát cao thì tăng trưởng thấp, thiếu phát. Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng. Đó là chưa kể các yếu tố tác động bên ngoài như giá nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tố thiên tai, dịch bệnh như đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia cầm… vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa làm giảm nguồn cung, tăng chi ngân sách. Ngược lại, muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu… nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao. Khi lạm phát quá cao ảnh hưởng đến việc huy động vốn của NHTM, người dân sẽ hạn chế việc gửi tiền tiết kiệm vì họ sẽ nhận được lãi suất thực âm và ngược lại. Do đó, NHTM chỉ có thể tăng huy động tiền gửi trong điều kiện nền kinh tế ổn định, lạm phát vừa phải, lãi suất thực sự mà khách hàng nhận đựoc lớn hơn tỷ lệ lạm phát.
Thu nhập dân cư là một trong những yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Giữa thu nhập, tiêu dùng và tích lũy ln có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi thu nhập thấp thì thu nhập thường chỉ đủ cho tiêu dùng mà khơng có tích lũy. Khi thu nhập tăng thì tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy sẽ tăng dần và tỷ trọng thu
nhập dành cho tiêu dùng sẽ giảm xuống. Vì thế nếu thu nhập của dân cư còn thấp, ngân hàng có đẩy mạnh huy động vốn thì người dân cũng khơng có tiền để gửi.
Mơi trường pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các TCTD, Luật NHNN... Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi... Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN cho phép... Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngồi xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Như vậy, môi trường pháp lý là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của NHTM.
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
Các hình thức huy động vốn: Đây là một trong những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư sẽ tăng và vốn ngân hàng huy động được sẽ nhiều hơn.
Chính sách lãi suất cạnh tranh: lãi suất là yếu tố quan trọng khiến
hành động gửi tiền của dân chúng vào ngân hàng, hay gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư do vậy lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng.
Chính lược cạnh tranh khách hàng: mức độ cạnh tranh trong lĩnh
vực tài chính – ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được phép huy động vốn trên thị trường sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng giảm đi. Do vậy, các NHTM muốn thu hút được vốn cần phải tăng
cường các giải pháp và chính sách linh hoạt để cung ứng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại dịch vụ ngân hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Cần phải xác định rằng ngay khi ngân hàng tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng thì trong thời gian ngắn gần như lập tức, các ngân hàng khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh.
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: NHTM cần phải xác định rõ
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm định vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đốn sự thay đổi của mơi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lược phát triển quy mơ và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng.