6. Bố cục của luận văn:
1.5. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BIDV CN SGD2
1.5.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok – Thái Lan
Ngân hàng Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước Thái bao gồm 950 chi nhánh, 7.300 máy ATM và 15 chi nhánh tại nước ngoài. Theo số liệu thống kê, năm 2002 nếu cứ 6 người Thái có 1 người mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Bangkok, thì đến năm 2008 cứ 4 người dân Thái có 1 người
mở tài khoản tại ngân hàng này, nâng tổng số khách hàng giao dịch lên 16 triệu người. Chính điều đó đã giúp ngân hàng nâng cao thu nhập từ dịch vụ ngân hàng phi tín dụng trên tổng thu nhập đã giúp ngân hàng tránh được những rủi ro xảy ra khi nền kinh tế biến động.
Kết quả của việc mở rộng mạng lưới và gia tăng thời gian phục vụ, các chi nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 220% và tăng thêm 60% khách hàng so với ban đầu.
Đạt được kết quả như trên, Ngân hàng Bangkok đã thực hiện các giải pháp sau:
- Nghiên cứu, phát triển dịch vụ để cung ứng đầy đủ, đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Hệ thống công nghệ thơng tin đã góp phần nâng cao hiệu quả chế độ thông tin nội bộ và cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đã được mở rộng tới tận các vùng nông thôn để phục vụ mọi người dân Thái có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Sau khi đã lớn mạnh tại Thái Lan, ngân hàng Bangkok đã phát triển mạng lưới ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Singapore và Hongkong. Đây là các nước và vùng lãnh thổ có tỷ trọng xuất nhập khẩu lớn để cung ứng dịch vụ khép kín cho các doanh nghiệp của Thái Lan.
- Ngân hàng Bangkok đã cải cách hoạt động của mình, đặc biệt chú trọng vào nhân tố con người và quản trị theo hướng tiến sát với thông lệ quốc tế. Đội ngũ nhân viên làm công tác marketing luôn được cải thiện về năng lực hoạt động đồng thời nâng cao vai trị kiểm sốt nội bộ. Đồng thời thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động các chi nhánh khơng hiệu quả, lao động dư thừa và các chi phí khơng cần thiết,…
Những kinh nghiệm trên cũng chính là chìa khóa mang lại sự thành cơng trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng của ngân hàng Bangkok.
1.5.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered – Singapore
Ngân hàng Standard Chartered – Singapore là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á nói chung và tại Singapore nói riêng (có trụ sở chính
tại Vương quốc Anh). Có mặt tại Singapore từ năm 1859 đến nay, Ngân hàng Standard Chartered là 1 trong 106 ngân hàng nước ngồi tại Singapore (có 112 NHTM). Đến nay, khách hàng của ngân hàng Standard Chartered là 300.000 ) chiếm 56% tổng thu nhập. Để đạt được kết quả trên, ngân hàng Standard Chartered Singapore đã thực hiện các giải pháp sau:
- Không ngừng nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp từng đối tượng khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khai thác và áp dụng sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ ngân hàng tự động 24/24h để phục vụ khách hàng tốt hơn như máy nhận tiền gửi, internet banking, home banking, … Theo thống kê đến nay 60% các giao dịch của ngân hàng này đều được thực hiện thông qua kênh tự động.
- Xác định thị trường bán lẻ là thị trường mục tiêu trong chiến lược phát triển của ngân hàng này tại Singapore. Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng. Với kinh nghiệm hoạt động tại hơn 70 nước trên thế giới với sự am hiểu thị trường tài chính Singapore để đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của người tiêu dùng Singapore. Ngoài ra, ngân hàng Standard Chartered Singapore cịn có ý tưởng rất đời thường là mong muốn trở thành “ngân hàng yêu thích của khách hàng” trong đa số các ngân hàng phục vụ.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho BIDV CN SGD2
Đặc thù của NHTM Việt Nam là nhiều về số lượng, nhưng nhỏ về quy mô. Với sự phát triển kinh tế toàn cầu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM. Nhất là thời gian vừa qua, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và lạm phát toàn cầu. Để hồi phục được mạnh mẽ như hiện nay, các NHTM thế giới đã áp dụng một số giải pháp mang lại hiệu quả cao, từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Thứ nhất, đặt mục tiêu huy động vốn làm nhiệm vụ hàng đầu là giải pháp được nhiều ngân hàng trong chiến lược củng cố năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện nhiều biện pháp như:
đưa ra các gói sản phẩm đa dạng, khép kín và đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng của khách hàng.
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin để trở thành một ngân hàng tồn cầu có khả năng quản lý vốn tầm cỡ quốc tế, nâng cao khả năng ứng dụng ngân hàng điện tử của các tổ chức, phát triển phần mềm để giúp cho việc huy động vốn tốt hơn.
- Thứ hai, hiện đại hóa ngân hàng, mở rộng mạng lưới và phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho công tác huy động vốn như phát triển các kênh phân phối mới, gia tăng tiện ích cho khách hàng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Với phương châm “một khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng hiện đại”.
- Thứ ba, liên doanh, liên kết với các ngân hàng lớn trong và ngồi nước đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng vừa và nhỏ. Việc học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng lớn được các ngân hàng vừa và nhỏ đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, các ngân hàng đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực làm nền tảng phát triển cho hoạt động của ngân hàng mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về huy động vốn tại ngân hàng thương mại: nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại, đồng thời phân tích hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại dựa trên các chỉ tiêu như: quy mô nguồn vốn huy động, cơ cấu vốn huy động…
Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại đều gặp phải rủi ro, tác giả đã phân tích hai rủi ro ảnh hưởng đến huy động vốn gồm rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Qua đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở lý thuyết đó, vận dụng vào tình huống thực tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh SGD2, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh SGD2; phân tích điểm mạnh, điểm yếu kết hợp với ma trận SWOT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh SGD2 để thấy được thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh SGD2.