Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

2.2 Phân tích chuỗi giá trị

2.2.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu.

Lập sơ đồ chuỗi luôn bắt đầu bởi việc vẽ một bản đồ cơ sở cung cấp một cái nhìn tổng quan về tồn bộ chuỗi giá trị. Bản đồ tổng quan này cần mô tả các liên kết chính (các phân đoạn) của chuỗi giá trị. Nó phải mơ tả dưới dạng có thể nhìn thấy:

- Các giai đoạn sản xuất và các chức năng marketing

- Các nhà vận hành chuỗi giá trị thực hiện những chức năng này - Các liên kết kinh doanh dọc giữa các nhà vận hành

Ba yếu tố này đại diện cho cấp vi mô của chuỗi giá trị, ở cấp này, giá trị gia tăng sẽ được sản sinh ra. Các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hỗ trợ cấp trung cũng có thể nằm trong sơ đồ chuỗi.

Các bước trong lập sơ đồ chuỗi giá trị:

Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị

Bước đầu tiên là tìm ra các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị. Nguyên tắc là cố gắng phân biệt được tối đa 6 - 7 quy trình chính mà nguyên liệu thô luân chuyển

qua trước khi đến giai đoạn tiêu dùng cuối cùng, tùy thuộc vào tính chất của chuỗi mà ta lập sơ đồ: các sản phẩm công nghiệp đi qua các giai đoạn khác với các sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ.

Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trình này

Khi các quy trình cốt yếu đã được lập sơ đồ, chúng ta có thể chuyển sang những người tham gia.

Làm thế nào để phân biệt giữa những người tham gia là tùy thuộc vào mức độ phức tạp mà việc lập sơ đồ muốn đạt được. Cách phân biệt trực tiếp nhất là phân loại những người tham gia theo nghề nghiệp chính của họ, ví dụ như: những người thu mua, người sản xuất. Đây có thể là xuất phát điểm nhưng vẫn chưa đủ thơng tin. Có thể phân loại bổ sung theo các hình thức như:

- Tình trạng pháp lý hoặc hình thức sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình…)

- Quy mơ số lượng (số người tham gia, doanh nghiệp qui mô vừa, nhỏ…) - Phân loại địa điểm (xã, huyện tỉnh, quốc gia…)

Mỗi chuỗi giá trị đều có các quy trình cốt lõi riêng và các hoạt động cụ thể riêng. Một lần nữa, việc phân chia các hoạt động cụ thể ở mức độ nào là tùy thuộc vào quyết định của chúng ta. Cuối cùng, việc này phải giúp hiểu được có những lỗ hỏng hay trùng lặp hoạt động ở đâu, có tiềm năng hồn thiện hay không hoặc chỉ đơn giản là hiểu thực tiễn tốt hơn.

Bước 3: Lập sơ đồ dịng sản phẩm, thơng tin và kiến thức

Có nhiều luồng luân chuyển trong suốt mỗi chuỗi giá trị. Chúng có thể hữu hình hoặc vơ hình: các sản phẩm, hàng hóa, tiền, thơng tin, dịch vụ…Mục tiêu của bất kỳ một phân tích chuỗi giá trị nào là tìm ra có những luồng nào? Lập sơ đồ các luồng này có thể hồn tồn khơng khó khăn nếu nó dẫn tới các sản phẩm: ta chỉ việc theo các giai đoạn mà một sản phẩm trải qua từ lúc là nguyên liệu thô đến khi thành thành phẩm. Cách này thích hợp nhất khi chúng ta cố xác định xem những thành phần nào được sử dụng để sản xuất ra một thành phẩm.

Các luồng khác vơ hình như thơng tin hoặc tri thức, có thể khó thể hiện trên sơ đồ hơn, cần biết rằng những luồng này thường là hai chiều, ví dụ như: một thương lái cho người nông dân biết các yêu cầu về sản phẩm, người nông dân cho người thương lái biết về khả năng cung cấp sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)