Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 25)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

2.2 Phân tích chuỗi giá trị

2.2.2 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Chia làm hai nhóm cơ bản: nhóm phân tích định tính và nhóm phân tích định lượng:

- Nhóm các phương pháp định tính thường áp dụng là động não (brain- storming), phỏng vấn nhóm, phỏng vấn khơng chính thức, nghiên cứu tài liệu. Có rất nhiều cơng cụ phân tích cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào khả năng của người phân tích, như sơ đồ hóa chuỗi giá trị; bản đồ trí tuệ; sơ đồ phân tích nguyên nhân – kết quả; cây quyết định; sơ đồ ảnh hưởng của các bên liên quan; sơ đồ đầu ra; phân tích nhóm ; xếp hạng; phân tích quyền lực của các bên liên quan; phân tích thể chế; phân tích kịch bản; phân tích động lực; phân tích tầm nhìn; phân tích thực địa; phân tích mạng xã hội,…

- Các nhóm phương pháp phân tích định lượng bao gồm khảo sát, phỏng vấn chính thức, nghiên cứu tài liệu. Các cơng cụ phân tích cụ thể rất phong phú, ví dụ như phân tích chi phí đầu tư; chi phí vận hành; chi phí cố định; chi phí biến động; tổng thu nhập; thu nhập ròng; lợi nhuận ròng; điểm hòa vốn; suất sinh lời; giá trị của hàng hóa trung gian; giá trị gia tăng; lãi gộp; khấu hao; lợi nhuận ròng.

2.2.3 Khung phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre

Vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn và “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo- Sổ tay thực hành phân tích chuỗi

giá trị” M4P (2007). Đồng thời kết hợp với Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của Porter. M.E (1985)

2.2.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào vì thế chúng là yếu tố khơng thể thiếu.

Lập sơ đồ chuỗi luôn bắt đầu bởi việc vẽ một bản đồ cơ sở cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi giá trị. Bản đồ tổng quan này cần mơ tả các liên kết chính (các phân đoạn) của chuỗi giá trị. Nó phải mơ tả dưới dạng có thể nhìn thấy:

- Các giai đoạn sản xuất và các chức năng marketing

- Các nhà vận hành chuỗi giá trị thực hiện những chức năng này - Các liên kết kinh doanh dọc giữa các nhà vận hành

Ba yếu tố này đại diện cho cấp vi mô của chuỗi giá trị, ở cấp này, giá trị gia tăng sẽ được sản sinh ra. Các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hỗ trợ cấp trung cũng có thể nằm trong sơ đồ chuỗi.

Các bước trong lập sơ đồ chuỗi giá trị:

Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị

Bước đầu tiên là tìm ra các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị. Nguyên tắc là cố gắng phân biệt được tối đa 6 - 7 quy trình chính mà ngun liệu thơ ln chuyển

qua trước khi đến giai đoạn tiêu dùng cuối cùng, tùy thuộc vào tính chất của chuỗi mà ta lập sơ đồ: các sản phẩm công nghiệp đi qua các giai đoạn khác với các sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ.

Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trình này

Khi các quy trình cốt yếu đã được lập sơ đồ, chúng ta có thể chuyển sang những người tham gia.

Làm thế nào để phân biệt giữa những người tham gia là tùy thuộc vào mức độ phức tạp mà việc lập sơ đồ muốn đạt được. Cách phân biệt trực tiếp nhất là phân loại những người tham gia theo nghề nghiệp chính của họ, ví dụ như: những người thu mua, người sản xuất. Đây có thể là xuất phát điểm nhưng vẫn chưa đủ thơng tin. Có thể phân loại bổ sung theo các hình thức như:

- Tình trạng pháp lý hoặc hình thức sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình…)

- Quy mơ số lượng (số người tham gia, doanh nghiệp qui mô vừa, nhỏ…) - Phân loại địa điểm (xã, huyện tỉnh, quốc gia…)

Mỗi chuỗi giá trị đều có các quy trình cốt lõi riêng và các hoạt động cụ thể riêng. Một lần nữa, việc phân chia các hoạt động cụ thể ở mức độ nào là tùy thuộc vào quyết định của chúng ta. Cuối cùng, việc này phải giúp hiểu được có những lỗ hỏng hay trùng lặp hoạt động ở đâu, có tiềm năng hồn thiện hay không hoặc chỉ đơn giản là hiểu thực tiễn tốt hơn.

Bước 3: Lập sơ đồ dịng sản phẩm, thơng tin và kiến thức

Có nhiều luồng luân chuyển trong suốt mỗi chuỗi giá trị. Chúng có thể hữu hình hoặc vơ hình: các sản phẩm, hàng hóa, tiền, thơng tin, dịch vụ…Mục tiêu của bất kỳ một phân tích chuỗi giá trị nào là tìm ra có những luồng nào? Lập sơ đồ các luồng này có thể hồn tồn khơng khó khăn nếu nó dẫn tới các sản phẩm: ta chỉ việc theo các giai đoạn mà một sản phẩm trải qua từ lúc là nguyên liệu thơ đến khi thành thành phẩm. Cách này thích hợp nhất khi chúng ta cố xác định xem những thành phần nào được sử dụng để sản xuất ra một thành phẩm.

Các luồng khác vơ hình như thơng tin hoặc tri thức, có thể khó thể hiện trên sơ đồ hơn, cần biết rằng những luồng này thường là hai chiều, ví dụ như: một thương lái cho người nông dân biết các yêu cầu về sản phẩm, người nông dân cho người thương lái biết về khả năng cung cấp sản phẩm.

2.2.3.2 Lượng hố và mơ tả chi tiết các chuỗi giá trị

Lượng hố và mơ tả chi tiết chuỗi giá trị: bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi. Tùy thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi. Lượng hố có nghĩa là bổ sung các con số về các thành tố của bản đồ chuỗi, ví dụ như:

- Số lượng các nhà vận hành (nêu rõ quy mô của các trang trại và doanh nghiệp)

- Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành (tính theo giới tính)

- Số lượng các nhà vận hành là người nghèo trong từng giai đoạn

- Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các tiểu chuỗi/các kênh phân phối khác nhau. - Thị phần của chuỗi giá trị (hoặc tiểu chuỗi giá trị): được định nghĩa là phần trăm giá trị bán ra trên toàn bộ thị trường.

Một số phần trong sơ đồ chuỗi giá trị có thể lượng hóa. Ngồi các số liệu về tài chính, một số yếu tố khác có thể định lượng như: khối lượng sản phẩm, số lượng người tham gia, số công việc,…

Phần đầu tiên, khối lượng sản phẩm, có liên quan chặt chẽ đến việc lập sơ đồ dịng sản phẩm. Mục đích của việc xác định được những yếu tố này là để có cái nhìn tổng quát về quy mô của các kênh khác nhau trong chuỗi giá trị.

Hai yếu tố quan trọng khác có thể định lượng và có quan hệ mật thiết với nhau là số người tham gia và số cơ hội việc làm tạo ra. Khi đã phân loại được những người

tham gia (nông dân, hợp tác xã, các công ty nhà nước,…) bước tiếp theo là xác lập số lượng thực tế những người tham gia trong chuỗi giá trị.

Một trong những yếu tố cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là xác định trên sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị. Giá trị là thứ có thể xác định bằng nhiều cách như: chi phí và lợi nhuận. Cách mơ tả dịng tiền đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị, trừ khoản chênh lệch đi sẽ biết được khái quát về khoản thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau. Các thông số kinh tế khác là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.

2.2.3.3 Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị: là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế

của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể). Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch – chính là chi phí triển khai cơng việc kinh doanh, chi phí thu thập thơng tin và thực hiện hợp đồng. Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có thể được “so sánh đối chuẩn”, ví dụ như giá trị của các tham số quan trọng có thể được so sánh với các tham số này ở các chuỗi cạnh tranh tại các quốc gia khác hoặc của các ngành cơng nghiệp tương đồng.

Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá:

Các phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp. Ngồi ra, các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất để xác định năng lực cạnh tranh. Đánh giá cấu trúc chi phí cho phép xác định các điểm cốt lõi cần giải quyết. Dữ liệu kinh tế cũng cung cấp nền tảng để giám sát các tiến bộ đạt được trong quá trình nâng cấp đối với cả nhà vận hành lẫn những người chịu trách nhiệm thúc đẩy chuỗi. Các phân tích chi phí cung cấp dữ liệu giúp xây dựng nhận thức về tiềm năng của giá trị gia tăng, về các yếu tố quyết định chi phí và về sự thay đổi hoặc chậm trễ của các cuộc đàm phán giá cả. Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá:

-Tồn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau.

- Chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi.

- Năng lực của các nhà vận hành ( năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận ). - Phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua chương 2, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị và vai trị của nó thơng qua các khái niệm, phân tích ưu và nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị, các phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo các hướng tiếp cận khác nhau.

Bên cạnh đó, ta biết được rằng dù khác nhau về cách tiếp cận nhưng quá trình phân tích chuỗi giá trị đều được tiến hành qua các bước chính như: sơ đồ hóa mang tính hệ thống, xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi, nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi và nhấn mạnh vai trò kinh tế.

Chương này cũng xác định khung phân tích mà tác giả đề xuất để phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre, gồm các bước: lập sơ đồ chuỗi giá trị, lượng hóa và mơ tả chi tiết chuỗi giá trị, phân tích kinh tế chuỗi.

Chúng ta sẽ bước sang chương 3 để cùng phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE

Trong chương 3 sẽ giúp chúng ta tiếp cận thực trạng về khách hàng thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre thông qua kết quả khảo sát được trình bày. Đặc biệt, phần phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre với số liệu thực tế cùng những ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ sẽ được triển khai, phân tích cụ thể.

3.1 Phân tích thực trạng về khách hàng thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh phẩm dừa trái tươi tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Kết quả khảo sát từ khách hàng

3.1.1.1 Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu chung:

Qua việc khảo sát để có cái nhìn tổng quan về thực trạng khách hàng, tình hình thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi. Từ đó tìm ra các ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ để kết hợp với phân tích chuỗi giá trị và đề ra các giải pháp kịp thời, phù hợp

Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dừa tươi Bến Tre tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh

- Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi

- Mức độ nhận biết sản phẩm, hệ thống phân phối, giá và các yếu tố khách hàng quan tâm

- Nắm các số liệu về chi phí, giá để bổ sung cho việc tiến hành phân tích tác nhân tiêu dùng trong phần phân tích chuỗi

- Đề ra các biện pháp giúp các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

3.1.1.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu: 100 người

- Ngành nghề: nhân viên văn phòng, sinh viên và một số các chị em nội trợ tại chợ Hịa Hưng- Quận 10- thành phố Hồ Chí Minh

- Giới tính: 70 nữ (chiếm 70%) và 30 nam ( chiếm 30%) - Phạm vi lấy mẫu: tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian lấy mẫu : tháng 7/2013

- Phương pháp chọn mẫu: phi xác xuất, mẫu thuận tiện

- Phương pháp phân tích: sử dụng thống kê mơ tả thơng qua các số liệu sơ cấp thu thập được bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

3.1.1.3 Kết quả khảo sát

- Về nhu cầu sử dụng dừa tươi :

Kết quả khảo sát cho thấy có 26% người tiêu dùng uống nước dừa thường xuyên và 71% thỉnh thoảng mới dùng nước dừa. Trong đó, có 2% tin rằng uống nước dừa thường xuyên là rất cần thiết, 27% tin rằng cần thiết; và có đến 99% tin rằng uống dừa tươi thường xuyên thật sự mang lại cho mình sức khỏe so với các sản phẩm nước đóng chai khác. Như vậy, kết quả cho thấy hiện tại nhu cầu sử dụng nước dừa tươi ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là khá cao, phần lớn người tiêu dùng đều tin tưởng nước dừa tươi là thức uống bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe của họ. Tuy nhiên, qua kết quả trên cũng đặt cho chúng ta câu hỏi, đến 99% người tiêu dùng tin tưởng là nước dừa tốt cho sức khỏe trong khi chỉ có 26% là thường xuyên uống, còn 71% thỉnh thoảng mới mua nước dừa.

- Về mức độ nhận biết sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre:

Trên 64% người tiêu dùng nghĩ ngay đến dừa Bến Tre khi nhắc đến dừa tươi, 32% nghĩ đến thương hiệu dừa miền Tây nói chung, chỉ có 4% là nghĩ đến dừa Tam Quan và dừa khác. Điều này cho thấy thương hiệu dừa của Bến Tre cũng đã được định hình trong suy nghĩ người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ có 7% người tiêu dùng có thể phân biệt dừa Bến Tre với các loại dừa khác, có đến 93% người tiêu dùng không thể phân biệt rõ ràng xuất xứ của dừa khi mua, việc lựa chọn dừa là theo giới thiệu của người bán hoặc thói quen, ít kinh nghiệm trong việc lựa dừa, chỉ biết là dừa ở miền Tây nên mức độ nhận biết thương hiệu dừa Bến Tre của người tiêu dùng khơng cao, có một số người tiêu dùng cịn khơng biết tên loại dừa mình đang dùng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người tiêu dùng biết đến dừa Bến Tre thông qua bạn bè, người thân chiếm 77%, trong khi thơng qua báo, tạp chí, internet chỉ chiếm 13%, kênh khác (được giới thiệu từ những người bán hàng ở chợ, hoặc xe đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 25)