Hàm phản ứng ở trên trục ngang, hàm ý tác động thuận của chỉ số giá của các tháng trước lên tháng hiện tại, nếu có một cú sốc trong chỉ số giá trong tháng hiện tại, ảnh hưởng của nó sẽ rất mạnh trong 04 tháng, và sau đó duy trì kéo dài (có giảm nhẹ) đến 12 tháng sau đó. Như vậy, lạm phát ở Việt Nam rất nhạy cảm với chính nó, có tính dai dẳng và khó suy giảm. Bằng việc đánh đổi tăng trưởng để giảm kiềm chế lạm phát, trong 06 tháng đầu năm 2013 lạm phát đã được giữ ở mức 2,4%, điều này hàm ý nếu các chính sách vĩ mơ tiếp tục ổn định thì con số mục tiêu cả năm 2013 lạm phát dưới mức 6,8% được đưa ra vào đầu năm là có thể đạt được. Tuy nhiên theo chuyên gia Deepa Mishra – kinh tế trưởng của World bank tại Việt Nam tại cuộc họp báo cơng bố cập nhật tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 12/7/2013, đã cho rằng lạm phát ở Việt Nam đến hết năm 2013 sẽ ở mức 8,2% cao hơn rất nhiều so với dự báo của các chuyên gia trong và ngoài nước, với hai lý do được đưa ra: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chậm lại dự
mức tăng trưởng tiềm năng, điều này buộc Chính phủ phải nới lỏng thêm chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, từ đó làm tăng áp lực lạm phát; Thứ hai, với những diễn biến giá cả phức tạp trong 06 tháng đầu năm như giá xăng, giá dịch vụ y tế, tỷ giá… điều này sẽ gây ra yếu tố kỳ vọng trong dân chúng và thúc đẩy lạm phát gia tăng vào sáu tháng cuối năm. Như vậy, những thành quả đạt được trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong sáu tháng đầu năm là khá mong manh. Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn khi tăng trưởng chậm lại làm kém thu hút hoạt động đầu tư, trong khi việc nới lỏng các chính sách cần thận trọng tránh tạo ra các cú sốc trong giá cả làm nền kinh tế bất ổn trở lại. Với kết quả từ mơ hình dự báo chúng tơi cho rằng, Chính phủ nên tiếp tục tập trung vào mục tiêu kiềm giữ lạm phát, vì nếu lạm phát tiếp tục được duy trì trong một thời gian dài nó sẽ thúc đẩy niềm tin về tính ổn định từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư trở lại và qua đó thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, hơn là nới lỏng các chính sách để thúc đẩy tăng trưởng đang dưới mức tiềm năng ở hiện tại, điều mà có khả năng gây ra rủi ro về sự bất ổn.