CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty
3.1.1 Mục tiêu phát triển chung của công ty
Với định hướng phát triển sẽ trở thành một trong những trung tâm thiết kế vi mạch chuyên nghiệp hàng đầu ngành bán dẫn khu vực Đơng Nam Á, chủ tịch cùng tồn thể ban giám đốc công ty đã đề ra những mục tiêu cơ bản giai đoạn 2013 – 2015 như sau:
Đạt được những chỉ tiêu kinh tế theo đúng kế hoạch đề ra trong bảng 3.1 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 % tăng so với năm 2012 Năm 2014 % tăng so với năm 2013 Năm 2015 % tăng so với năm 2014 Doanh thu (tỷ đồng) 1350 1500 11.11 1700 13.33 2000 17.65 Lợi nhuận sau thuế
(tỷ đồng) 42 75 78.57 95 26.67 130 36.84 Lợi nhuận sau thuế
/ Doanh thu (%) 3.11 5.00 60.77 5.59 11.76 6.50 16.32
Số dự án tích lũy 40 43 7.50 48 11.63 50 4.17 Số kỹ sư 400 450 12.50 500 11.11 550 10.00 Chỉ số năng lực 0.4 0.55 37.50 0.7 27.27 0.8 14.29
“Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012” Nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thiết
kế vi mạch bán dẫn theo hướng luôn đầu tư và sử dụng công nghệ tiên tiến nhất chẳng hạn như công nghệ 20 nano mét.
Tiếp tục cũng cố uy tín thương hiệu, đáp ứng ngày càng cao các tiêu chuẩn về chất lượng chẳng hạn như tiêu chuẩn chất lượng chip dùng trong ô tơ ln
địi hỏi khắc khe vì dù một sai lỗi rât nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Tiếp tục đào tạo và rèn luyện đội ngũ kỹ sư để nâng cao năng lực chuyên môn. Bắt đầu xây dựng nhóm chuyên gia hỗ trợ các hoạt động kiểm định nâng cao chất lượng trong từng khâu cụ thể.
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý tiên tiến, linh hoạt để đáp ứng quản lý tốt và hiệu quả các dự án đòi hỏi nguồn nhân lực ngắn hạn hoặc dài hạn và năng lực cao.
3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng của công ty
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển chung của công ty cũng như không ngừng thực thi những cam kết về chất lượng với khách hàng, Ban lãnh đạo công ty đã xác định phát triển và khơng ngừng hồn thiện quy trình quản lý chất lượng, tập trung vào các hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn thiết kế.
Ln thăm dị và nắm bắt thị trường về các chuẩn giao tiếp, các chuẩn tần số, lưu trữ, xử lý, kết nối, v.v… cũng như yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đầu cuối để luôn sẵn sàng, sáng tạo và đầu tư vào các thiết kế tiên phong song song với phương pháp kiểm tra thực nghiệm đạt chuẩn cho phép. Điều chỉnh các công cụ và phương pháp quản lý chất lượng sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển sản phẩm, giảm thiểu tối đa sai lỗi và chi phí kiểm tra, chi phí phịng ngừa và chi phí sửa sai.
Củng cố năng lực của đội ngủ cán bộ quản lý chất lượng, xây dựng các nhóm nhỏ tự quản lý, phân cấp báo cáo hiệu quả và hệ thống hóa phương thức thu thập thơng tin dữ liệu.
Tiếp tục đầu tư hệ thống máy chủ hiện đại, thống kê khối lượng sử dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế hiệu quả để điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu sử dụng trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, phân bổ nguồn ngân sách tăng giảm việc thu mua số lượng bản quyền phần mềm hiệu quả.
Mở rộng việc chia sẻ kinh nghiệm thiết kế, nhất là những sai lầm trong quá khứ, những sai lỗi hay lặp lại và những vấn đề phát sinh. Luôn cập nhật và
chia sẻ giải pháp khắc phục sai lỗi, vơ hiệu hóa những sai lầm hay ngăn chặn tuyệt đối một cách tự động bằng các công cụ kịch bản viết tay hiệu quả. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng mạng không dây vào công tác quản lý, xây
dựng và vận hành hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning).