Nhóm giải pháp tăng cường kiểm sốt nhóm 5 sai lỗi nổi trội trong quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại công ty TNHH thiết kế renesas việt nam đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

3.2.3Nhóm giải pháp tăng cường kiểm sốt nhóm 5 sai lỗi nổi trội trong quy trình

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại Công ty TNHH

3.2.3Nhóm giải pháp tăng cường kiểm sốt nhóm 5 sai lỗi nổi trội trong quy trình

trình thiết kế

Trong Chương 2, mơ hình “5 tại sao” của Renesas phân tích sai lỗi tập trung vào 3 yếu tố là con người, kỹ thuật và quản lý. Vì vậy các giải pháp đưa ra cũng sẽ nhằm vào các yếu tố này

Kiểm soát sai lỗi theo yếu tố con người: Con người đóng vai trị quan trọng

trong hoạt động thiết kế vi mạch. Nhận thức và hành vi của con người quyết định số lượng các sai lỗi gây ra trong quá trình thiết kế. Vì vậy, kiểm sốt tốt

hai yếu tố đó giúp ngăn chặn tối đa các sai lỗi phát sinh. Bảng 3.2 liệt kê các nguyên nhân gây ra sai lỗi và từng biện pháp khắc phục phòng ngừa tương ứng.

Bảng 3.2: Nguyên nhân sai lỗi và biện pháp khắc phục theo yếu tố con người

Loại sai lỗi

Nguyên nhân gốc Biện pháp khắc phục phòng ngừa

Sai lỗi viết code RTL (E2.1)

Kỹ năng viết code chưa chuẩn tắc dẫn đến khả năng tổng hợp tế bào điện tử không khả thi.

Cần trang bị thêm kiến thức chuẩn hóa. Các kỹ sư cần tham gia các khóa huấn luyện nâng cao khả năng lập trình bằng ngơn ngữ Verilog.

Sai lỗi kết nối (E2.2)

Thiếu cẩn trọng do typo (lỗi đánh máy). Khi số lượng tín hiệu kết nối quá nhiều hoặc tên tín hiệu kết nối gần gần nhau, sai lỗi do hành vi con người là điều khó tránh khỏi.

Phát triển công cụ tự động kiểm tra IFCheck (InterFace Check) cho phép kiểm tra kết nối theo kịch bản thiết lập sẵn với những quy luật kiểm tra chéo giúp hạn chế sai lỗi do thao tác quá nhiều.

Sai lỗi đặc tả chức năng (E1.2)

Thiếu kiến thức chuyên môn của các khâu liên quan nên dễ dẫn đến việc đặc tả sót chức năng ở các điều kiện biên.

Cần trang bị thêm kiến thức thuộc các giai đoạn khác có liên quan. Các kỹ sư cần tham gia các khóa huấn luyện nhằm mở rộng kiến thức chuyên môn hạn chế sai lỗi.

Sai lỗi thiết kế PAD (E2.3)

Thiếu sự hiểu biết về sự liên kết mạch cho từng module thiết kế có hay khơng trong việc nhân đôi thiết kế để tăng số chân tín hiệu PAD tương ứng.

Cần tham gia các khóa huấn luyện về mối quan hệ giữa tín hiệu PAD với khác khối module liên quan có chân kết nối đến PAD.

Sai lỗi đặc tả kết nối (E1.3)

Thiếu cẩn trọng do typo (lỗi đánh máy).

Viết chương trình kiểm tra đặc tả kết nối chạy tự động với các quy tắc kết nối chuẩn thông dụng giúp hạn chế các sai lỗi do bất cẩn.

Kiểm soát sai lỗi theo yếu tố kỹ thuật: Kỹ thuật là nền tảng cốt lõi trong thiết

kế bán dẫn. Mỗi module khác nhau, mỗi thiết kế khác nhau đòi hỏi các kiến thức kỹ thuật tương ứng. Sự hiểu biết sâu rộng các kỹ thuật trong thiết kế sẽ

giúp các kỹ sư tránh được hầu hết các sai lỗi. Ngược lại, sai lỗi xuất hiện do yếu tố kỹ thuật là điều tự nhiên. Chính vì vậy, kiểm sốt sai lỗi theo yếu tố kỹ thuật luôn được ưu tiên hàng đầu. Bảng 3.3 liệt kê các nguyên nhân gây ra sai lỗi và từng biện pháp khắc phục phòng ngừa tương ứng.

Bảng 3.3: Nguyên nhân sai lỗi và biện pháp khắc phục theo yếu tố kỹ thuật

Loại sai lỗi Nguyên nhân gốc Biện pháp khắc phục phòng ngừa

Sai lỗi viết code RTL (E2.1)

Kỹ sư thiết kế không hiểu rõ kỹ thuật về các tín hiệu điều khiển đồng bộ nội tại trong module thiết kế và những module liên quan khác. Kỹ thuật đồng bộ liên quan đến xung tần số clock, thời gian đáp ứng và chức năng tương ứng.

Cần trang bị thêm kiến thức chuẩn mạch đồng bộ cho kỹ sư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng và áp dụng công cụ kiểm tra mạch đồng bộ cho tín hiệu liên quan như STAcheck giúp phát hiện và thông báo các sai lỗi tiềm ẩn nhằm khắc phục các sai lỗi nhanh chóng. Sai lỗi kết

nối (E2.2)

Khơng liên quan đến kỹ thuật Không

Sai lỗi đặc tả chức năng (E1.2)

Kỹ sư thiết kế không hiểu rõ kỹ thuật về các tín hiệu điều khiển đồng bộ nội tại trong module thiết kế và những module liên quan khác. Kỹ thuật đồng bộ liên quan đến xung tần số clock, thời gian đáp ứng và chức năng tương ứng.

Cần đưa các đặc tả chi tiết vào công cụ DRBFM.

Tiến hành thực hiện các nội dung đề ra ứng với từng mục trong bảng phân tích. Đặc tả mạch đồng bộ là một trong những chi tiết cần phải mô tả rõ các hệ số rủi ro, khả năng xuất hiện sai lỗi, khả năng phát hiện và tính nghiêm trọng.

Sai lỗi thiết kế PAD (E2.3)

Kỹ thuật sắp xếp và bố trí các nhóm chức năng cho mỗi chân tín hiệu PAD sai lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian đáp ứng trong định tuyến.

Cần trang bị thêm kiến thức thiết kế PAD cho kỹ sư chuyên về PAD. Xây dựng thêm chương trình tự động kiểm tra thời gian đáp ứng các chân tín hiệu PAD sau khi sắp xếp và bố trí nhằm phát hiện kịp thời sai lỗi nếu có. Sai lỗi đặc tả

kết nối (E1.3)

Kiểm soát sai lỗi theo yếu tố quản lý: Thành lập nhóm chất lượng để tập

trung vào việc giám sát, tìm kiếm nguyên nhân gây lỗi và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa nhằm cải thiện hiệu suất làm việc, cũng như lập kế hoạch thực hiện các biện pháp nêu ra trong bảng 3.2 và bảng 3.3.

- Xây dựng nhóm chất lượng từ bốn đến bảy thành viên thuộc các bộ phận khác nhau nhưng có liên quan đến chất lượng của sản phẩm xuyên suốt trong quy trình thiết kế nhằm có thể trao đổi, bàn bạc và đề xuất các ý kiến kiểm soát chất lượng phù hợp trong từng giai đoạn.

- Khi có vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, Ban lãnh đạo cơng ty có trách nhiệm phân cơng nhóm chất lượng tiến hành nghiên cứu, thảo luận và tìm nguyên nhân gây ra các sai lỗi, đề xuất các biện pháp khắc phục và phòng ngừa nhằm đảm bảo ngăn chặn sự tái lặp lại các sai lỗi đã được phát hiện và làm rõ, tăng năng suất cơng việc, giảm thiểu chi phí sửa sai.

- Nhóm chất lượng cần có trưởng lên kế hoạch và phân bổ cơng việc hiệu quả. Trưởng nhóm chất lượng chịu trách nhiệm chỉ huy để đạt được các mục tiêu đề ra. Đồng thời, trưởng nhóm cần khuyến khích đơng viên cả nhóm để giải quyết những vấn đề chung có liên quan đến cơng việc của từng nhóm làm việc, lập kế hoạch chi tiết hàng tuần, hàng tháng và điều khiển các cuộc họp chất lượng.

- Nhóm chất lượng cần phải được đào tạo về cách sử dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý chất lượng như: lập phiếu thu thập thông tin sai lỗi, thống kê, biểu đồ Pareto, biểu đồ xương cá (biểu đồ nhân quả), chu trình PDCA, lưu đồ, phương pháp động não khi thảo luận nhóm (Brain Storming), DRBFM, v.v… Ban lãnh đạo công ty cần xem xét việc đào tạo ban đầu sẽ mời các giảng viên hay giáo sư có kinh nghiệm từ bên ngồi về hướng dẫn, hoặc gởi u cầu về phía cơng ty mẹ bên Nhật mời các chuyên gia chất lượng thuộc Ban quản lý chất lượng của tập đoàn lên kế hoạch đào tạo cho các thành viên mới trong nhóm.

- Để nhóm chất lượng làm việc hiệu quả, ban lãnh đạo cơng ty cần có sự cam kết hỗ trợ mạnh mẽ, cần đưa ra các mục tiêu hoạt động của nhóm rõ ràng, đồng thời liên tục tổ chức các khóa huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm nhằm

cập nhật kiến thức quản trị chất lượng, giao người đúng việc đúng nhiệm vụ, luôn tạo được động lực thúc đẩy và hướng dẫn các nhóm.

- Cần tránh các lý do thường dẫn đến thất bại như thành viên nhóm chất lượng nhiệt tình nhưng hiểu khơng đầy đủ về nhiệm vụ và thiếu kỹ thuật thực hiện; nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ; giao việc quá tải không phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại công ty TNHH thiết kế renesas việt nam đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 76)