Kiểm định mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn giữa hai biến FDI và GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 36)

GDP

Để kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn giữa hai chuỗi thời gian FDI và GDP, tác giả sử dụng kiểm định Granger dựa trên hai phương trình sau:

GDPt = αo + α1GDPt-1+…+ αkGDPt-k+β1FDIt-1+…+ βkFDIt-k+Ɛt (3.5) FDIt = αo + α1FDIt-1+…+ αkFDIt-k+β1GDPt-1+…+ βkGDPt-k+Ɛt (3.6)

Để xem các biến trễ của FDI có giải thích cho GDP (FDI tác động nhân quả Granger lên GDP) và các biến trễ của GDP có giải thích cho FDI hay khơng tác giả kiểm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình:

H0: β1= β2=….= βk=0: cả hai biến đều khơng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Để kiểm định giả thiết đồng thời này, tác giả sử dụng thống kê F của kiểm định Wald và kết quả như sau: nếu giá trị thống kê F tính tốn lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại. Có bốn khả năng xảy ra như sau:

Nhân quả Granger một chiều từ GDP sang FDI nếu các biến trễ của GDP có tác động lên FDI, nhưng các biến trễ của FDI không tác động lên GDP.

Nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP nếu các biến trễ của FDI có tác động lên GDP và ngược lại.

Khơng có quan hệ nhân quả Granger giữa FDI và GDP nếu các biến trễ của FDI khơng có tác động lên GDP và ngược lại.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Pairwise Granger Causality Tests Date: 10/23/12 Time: 20:34 Sample: 2000Q1 2011Q4 Lags: 2

Null Hypothesis: Obs

F-

Statistic Prob.

GDP does not Granger Cause FDI 46 4.11959 0.0234

FDI does not Granger Cause GDP 4.87493 0.0126

Kết quả kiểm định: Giá trị thống kê F tính tốn đều lớn hơn các giá trị thống kê phê phán ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, tác giả bác bỏ giả thiết H0 (giả thiết bên phần Null Hypothesis). Hay nói cách khác cả hai biến này có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

3.7 Kiểm định đồng liên kết theo phƣơng pháp Johansen

Do các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy đều ở dạng % và không dừng nên phải kiểm định khả năng xảy ra các vector đồng liên kết giữa các dãy số thời gian. Tác giả sử dụng phương pháp Johasen để thực hiện kiểm định này. Đây là

kỹ thuật kiểm định được sử dụng phổ biến nhất trong việc áp dụng nguyên tắc hợp lý cực đại nhằm xác định sự tồn tại của các vector đồng liên kết giữa các dãy số thời gian không dừng. Cơ sở lý thuyết cho kiểm định này như sau:

Các chuỗi thời gian Y1; Y2;…Ym được gọi là đồng kết hợp nếu : - Chúng là I(p)

- Tồn tại tổ hợp tuyến tính của chúng mà tổ hợp này là I(d) trong đó d<p.

Như vậy các chuỗi Y1; Y2;…Ym được gọi là đồng kết hợp nếu tồn tại các tham số λ1, λ2,…, λm không đồng thời bằng o sao cho: (λ1Y1+ λ2Y2+…+ λmYm) là chuỗi I(0).

Từ định nghĩa trên ta thấy rằng nếu (λ1Y1+ λ2Y2+…+ λmYm) là I(0) thì (λ’1Y1+ λ’2Y2+…+ λ’mYm) cũng là I(0) với λ’i= a λi. Do đó, người ta thường chuẩn hóa véc tơ đồng liên kết bằng cách cho một trong các λi nhận giá trị 1, và khi đó mỗi biểu thức I(0) : (λ1Y1+ λ2Y2+…+ λmYm) được gọi là một quan hệ đồng liên kết và véc tơ (λ1, λ2,…, λm) là véc tơ đồng liên kết.

Khái niệm về đồng liên kết liên quan chặt chẽ đến khái niệm về quan hệ cân bằng dài hạn. Nếu hai chuỗi số là đồng kết hợp bậc 1 thì theo định nghĩa trên khoảng cách giữa hai chuỗi này là chuỗi dừng. Điều này có nghĩa là: nếu hai biến tại một thời điểm nào đó sai lệch ra khỏi hướng thay đổi chung thì sự sai lệch này khơng thể duy trì trong dài hạn. Điều này có nghĩa là tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các chuỗi số này.

Với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê Eview, tác giả chạy kiểm định Johansen với hai biến FDI và GDP. Kết quả cho thấy cả hai kiểm định mà phương pháp

Johansen đưa ra là kiểm định thống kê Trace và kiểm định giá trị riêng cực đại ma trận (maximal eigenvalue) đều bác bỏ giả thuyết không tồn tại vector đồng liên kết và khẳng định có tồn tại ít nhất một mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mơ hình. Như vậy, có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa hai biến FDI và GDP trong mơ hình. Kết quả cụ thể được thể hiện trong phụ lục 5.

3.8 Ƣớc lƣợng mơ hình:

Từ kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen nêu trên, chúng ta chạy mơ hình VECM kiểm định mối quan hệ giữa FDI và GDP, kết quả như sau:

Bảng 3.4: Mức độ ảnh hƣởng của FDI đến GDP trong dài hạn theo mơ hình VECM Vector Error Correction Estimates Coefficient t-statistics C 0 GDP 0.811746 -3.81270

Từ bảng 3.4 trên cho thấy tại Việt Nam có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa FDI và GDP. Trong đó FDI tác động mạnh đến GDP nhưng mối quan hệ ở chiều ngược lại rất yếu. Kết quả chạy mơ hình cho thấy biến FDI và GDP biến thiên cùng dấu nghĩa là khi FDI tăng sẽ tác động làm GDP tăng và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi FDI tăng 1% sẽ tác động làm cho GDP tăng 0.81%. Điều này có thể lý giải trong giai đoạn 2000-2011, nguồn vốn FDI tăng

đã bổ sung thêm vào nguồn vốn đầu tư trong nước, giúp cho Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơng nghệ tiến tiến hơn, thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ, phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động…từ đó làm tăng năng suất lao động. Các tác động tích cực từ gia tăng nguồn vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết luận này phù hợp với thực tế tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến 2011.

3.9 Hàm phản ứng xung:

Để xem xét phản ứng của biến này khi có cú sốc xảy ra trong biến kia như thế nào ta lần lượt xét hàm phản ứng đẩy của các biến FDI và GDP.

Hình 3.1: Biểu đồ phản ứng đẩy trong 10 quý của FDI và GDP khi có cú sốc xảy ra: -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of FDI to FDI

-0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of FDI to GDP -0.25 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to FDI -0.25 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to GDP

Dựa vào hảm phản ứng xung trên ta thấy khi có một cú sốc xảy ra trong FDI làm GDP biến động liên tục, cụ thể khi FDI tăng lên 1 đơn vị nó sẽ tác động làm cho GDP giảm xuống 0.17 đơn vị ở quý thứ nhất, 0.24 đơn vị ở quý thứ hai, tăng lên mạnh nhất vào quý thứ 4 và quý thứ 8 ở mức 0.57 đơn vị.

Đồng thời, khi có một cú sốc xảy ra trong GDP làm GDP tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động làm cho FDI giảm xuống 0.196 đơn vị ở quý thứ nhất, giảm 0.13 đơn vị ở quý thứ hai và giảm ổn định 0,3 đơn vị ở từ quý thứ 6 trở đi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong dài hạn, bằng mơ hình VECM, tác giả đã đo lường mối quan hệ giữa FDI và GDP trong giai đoạn 2000-2011. Dựa vào kết quả chạy mơ hình thực nghiệm ở Việt Nam, ta thấy cả FDI và GDP đều có tác động qua lại lẫn nhau trong ngắn hạn. Đồng thời, giữa hai biến FDI và GDP cũng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn tác động của FDI đến GDP mạnh hơn so với chiều ngược lại. Cụ thể, khi FDI tăng 1% sẽ tác động làm GDP tăng 0.81%. Vì vậy, Việt Nam cần có các chính sách, biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phần thảo luận các biện pháp sẽ được tình bày cụ thể trong chương 4.

CHƢƠNG 4

KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

4.1 Lựa chọn nguồn vốn FDI có hiệu quả

Trong những năm đầu đổi mới, FDI là một nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh FDI chưa mang lại kết quả như mong đợi. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê 2010, trên 50% doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam báo lỗ, nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhưng vẫn không ngừng mở rộng sản xuất. Cũng theo kết quả điều tra này, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu hoạt động trong các ngành thâm dụng lao động. Suất đầu tư trung bình tạo một việc làm tại các doanh nghiệp này chỉ khoảng 31.000 USD, trong khi theo UNCATD (2009), suất đầu tư trung bình cho một việc làm tại các doanh nghiệp FDI trên thế giới là 14.300 USD.

Thực tế cũng cho thấy, giá trị tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất…) tại các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đánh giá quá cao. Điều này rất có lợi cho các đối tác nước ngoài trong các liên doanh khi nâng cao được tỷ lệ góp vốn. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi thì việc kê khai cao chi phí vốn cũng là cách để chuyển giá: tăng chi phí, giảm thu nhập và từ đó giảm mức thuế phải nộp. Hơn nữa hoạt động thua lỗ phần lớn xảy ra tại các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, dễ dàng dịch chuyển đầu tư sang các nước khác khi các ưu đãi khơng cịn. Thêm vào đó, những chính sách ưu đãi đầu tư vào các ngành và vùng trọng điểm không phát huy được hiệu quả cần thiết. Các ngành thu hút đầu tư

chính vẫn là những ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên. Tỷ trọng các dự án đầu tư nước ngoài trong những ngành mà Việt Nam muốn thu hút và dành nhiều ưu đãi, như các ngành cơng nghệ cao, nơng-lâm-ngư nghiệp cịn thấp. Để khắc phục những điểm yếu trên, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi cần có sự chuyển hướng về chất, cần xác định rõ mục tiêu cho chính sách thu hút FDI là giúp cải thiện năng lực công nghệ và năng suất lao động cho nền kinh tế.

4.2 Cải thiện chất lƣợng nguồn lao động để thu hút FDI:

Nhiều chuyên gia cho rằng nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian gần đây có xu hướng chững lại có ngun nhân khơng nhỏ từ chất lượng nguồn lao động. Theo khảo sát của Phòng Thương Mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2011 có 34% số doanh nghiệp hài lòng về chất lượng đào tạo chất lượng nghề ở Việt Nam, tỷ lệ này tuy có cao hơn các năm trước đó nhưng vẫn cịn thấp và cần được cải thiện.

Nguồn nhân lực của Việt Nam tuy dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao cịn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp nói chung. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút nguồn vốn FDI vào các dự án sử dụng cơng nghệ cao, hiện đại. Vì vậy, cần phải có chính sách cải thiện chất lượng nguồn lao động:

Thứ nhất, hoạch định về số lượng nhu cầu lao động cho từng giai đoạn phát triển

như: đội ngũ công nhân kỹ thuật là bao nhiêu, đội ngũ kỹ sư là bao nhiêu, đội ngũ quản lý là bao nhiêu, từ đó xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

Thứ hai, đánh giá lại hệ thống đào tạo để xem xét những điểm yếu, điểm thiếu và

cập nhật, nâng cấp chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp.

Thứ ba, quy hoạch lại và mở rộng các trung tâm dạy nghề - dạy kỹ năng cho

cơng nhân có chất lượng cao, việc đào tạo phải sát với thực tế, trên công nghệ mới và hiện đại, có định hướng cho từng nghề cụ thể.

Thứ tư, áp dụng các chính sách và nghệ thuật sử dụng người hiệu quả. Cần phải

phát hiện thu hút nguồn nhân tài bằng những chính sách phù hợp, tránh xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Thêm vào đó, phải phân cơng bố trí lại cơng việc hợp lý, đảm bảo đúng người đúng việc.

4.3 Thúc đẩy hoạt động M&A:

Những thành tựu kinh tế do hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài mang lại, đã đặt ra cho chúng ta bài tốn cần nhanh chóng hơn trong việc hồn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ở Việt Nam, tạo môi trường tốt để M&A phát triển thành một kênh thu hút vốn hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập. Để thúc đẩy M&A cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần làm rõ hơn các hình thức đầu tư trực tiếp được quy định trong điều

21, khoản 6 Luật đầu tư năm 2005: “Đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp”. Cần có hệ thống thủ tục, quy trình riêng cho hoạt động M&A. Việc này sẽ giúp các thương vụ đầu tư M&A của các nhà đầu tư nước ngoài bớt lúng túng trong quy trình thực hiện và hoạt động quản lý nhà nước cũng dễ dàng hơn.

Thứ hai, hiện tại hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của cả Luật doanh nghiệp

và Luật đầu tư. Vì vậy, cần có sự thống nhất, khơng có sự chồng lấn của hai luật này để các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc thực hiện thương vụ M&A.

Thứ ba, cần làm rõ sự khác biệt về thủ tục các thương vụ M&A của công ty đại

chúng trên sàn giao dịch chứng khốn và các cơng ty chưa lên sàn chứng khoán. Thủ tục này hiện đang nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khiến nhà đầu tư đôi khi còn lúng túng ở khâu thực hiện thủ tục trong các thương vụ M&A.

Thứ tư, cần xây dụng một quy trình bắt buộc các nhà đầu tư phải tiến hành trong

các thương vụ như: định giá doanh nghiệp, kiểm toán, định giá thương hiệu, xử lý lao động hậu M&A, nghĩa vụ công bố thông tin…giúp môi trường đầu tư FDI thông qua hoạt động M&A ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, Việt Nam cần ổn định về mặt kinh tế, tiếp theo là ổn định chính trị rồi đến thuế để tạo nền tảng tốt thu hút các doanh nghiệp FDI.

Để tạo được tác động lan tỏa của FDI, chính sách đầu tư khơng chỉ tập trung vào vốn đầu tư nước ngoài mà cả vốn đầu tư trong nước, nhất là các hình thức liên doanh để có thể học hỏi về quản lý, kinh nghiệm, công nghệ, cần đảm bảo khu vực sản xuất công nghiệp trong nước cũng được hỗ trợ tốt như đối với đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đã đạt được kết quả ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của GDP của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Kết quả trên nhờ vào những cải cách chính sách kinh tế ở Việt Nam cũng như cải thiện đáng kể môi trường đầu tư.

Thơng qua việc sử dụng mơ hình kinh tế lượng kiểm định mối quan hệ trong giai đoạn 2000-2011 giữa FDI và GDP, tác giả rút ra kết luận sau:

- Trong dài hạn, FDI tác động đến GDP với mức độ tác động là FDI tăng trưởng 1% sẽ giúp làm cho GDP tăng trưởng 0.81%. Ở chiều ngược lại, GDP cũng có tác động đến FDI, tuy nhiên ở chiều ngược lại tác động này không rõ ràng.

- Khi có một cú sốc xảy ra khiến FDI tăng sẽ làm GDP biến động theo hình sin và khơng ổn định.

Để cải thiện và gia tăng thu hút FDI để thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tác giả đưa ra các kiến nghị chính sách áp dụng trong thời gian tới. Trong đó, tác giả nhấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)