Thống kê mô tả biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại việt nam (Trang 32 - 37)

Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị Giá trị lớn nhất

EXPORT 53.886,75 62.129,27 919,5 214.010 IMPORT 57.658,46 61.346,10 1850,3 211.100 GDP 1.418.529,25 1.525.308,79 41955 4.893.456 TO 1,4683 0,2067 1,1556 1,9462 ASSET 332.104,50 334.679,46 6153 1.026.513 FOREIGN DEBT 200.729,64 346.928,37 157 945.690 FO 0,2902 0,0943 0,1524 0,5286

EXPENDITURE 357.107,71 367.208,53 9186 1.029.674 FLEND 1.882.890,18 2.112.277,74 35662 6.709.563 FDEPO 2.073.083,25 2.294.481,71 40944 7.288.352 GDPDN 1.380.433,07 1.456.169,65 39284 4.674.532 DEPT 1,2271 0,1614 0,9078 1,5556 GOV 0,2448 0,0358 0,1416 0,3180 STATE 0,4490 0,1364 0,2960 0,6810 ENROLL 0,8735 0,0711 0,7550 0,9580 PLEND 2.073.083,25 2.294.481,71 40944 7.288.352 FIR 2,5970 0,3236 1,9501 3,2558 SAVING 1.540.495,7544 1.828.463,2367 8.925,7920 5.954.223,0000 SAV 0,8819 0,3384 0,2272 1,2791 PRV 0,7199 0,1165 0,5120 0,8480

Nguồn : Trích xuất từ EVIEWS 8

Có thể thấy rằng trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng vai trị khơng nhỏ trong duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Đối với hoạt động xuất khẩu, Việt Nam đang xuất khẩu ra thế giới với các sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm dệt may; Thủy sản; Gạo; Cà phê; Cao su; Gỗ và sản phẩm gỗ; Than đá; Tơm đơng lạnh trong đó ngành hàng dệt mây và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20% trong tổng giá trị xuất khẩu tiếp theo là ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và lúa gạo. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo bảng 4.1. thống kê mô tả biến nghiên cứu thì trong giai đoạn 1990-2017 thì giá trị xuất khẩu trung bình đạt 53.886 triệu USD, giá trị xuất khẩu thấp nhất đạt 919 triệu USD và cao nhất đạt 214.010 triệu USD (năm 2017). Hoạt động này ngày càng gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động xuất khẩu cịn gặp nhiều khó khăn như hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô và sơ chế, hàm lượng cơng nghệ trong các mặt hàng cơng nghiệp cịn thấp, năng lực cạnh tranh không cao, ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu

thấp, lệ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế. Bên cạnh đó cịn đối mặt với rủi ro pháp lý trong cạnh tranh thương mại quốc tế và khó khăn trong thâm nhập thị trường. Đối với hoạt động nhập khẩu, trong giai đoạn kể từ năm 1990 đến năm 2017 đạt giá trị bình quân 57.658 triệu USD, giá trị nhập khẩu dao động từ 1850 triệu USD đến 211.100 triệu USD (năm

2017). Việt Nam đã nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như: Lương thực, thực phẩm và

động vật sống; Đồ uống và thuốc lá ; Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu; Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan; Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật; Hoá chất và sản phẩm liên quan; Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu; Máy móc, phương tiện vận tải…Tương tự như xuất khẩu hoạt động nhập khẩu ngày càng gia tăng về tốc độ cũng như quy mô, hoạt động nhập khẩu đang lấn át hoạt động xuất khẩu cả về quy mô và giá trị.

Biểu đồ 4.1. Độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2017

Độ mở tài chính được đo lường bằng các chỉ tiêu tài sản quốc gia, nợ nước ngoài và GDP, chỉ tiêu này đạt giá trị trung bình 1,4683 nghĩa là trong tài sản và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 1990-2017 chiếm 146,8% GDP. Giai đoạn 1990- 2011 thì có thể thấy rằng độ mở tài chính của nước ta có xu hướng tăng nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản nợ nước ngồi trong cơ cấu nợ cơng của Việt Nam, khoản nợ nước ngoài ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến quản lý chi tiêu công, đầu tư công nhằm phát triển kinh tế xã hội. Nợ chính phủ của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada…Tuy nhiên tín hiệu tốt từ quản lý tài sản nhà nước là kể từ năm 2012 trở lại đây mặc dù nợ nước ngoài liên tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm đáng kể. Kết quả này cũng phản ánh phần nào mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam gia tăng tiết kiệm đầu tư và kiềm chế tốc độ tăng trưởng nợ cơng và nợ nước ngồi.

Biểu đồ 4.2. Độ mở tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 4 biến đo lường sự phát triển tài chính bao gồm: DEPT, SAV, PRV, FIR. Biến đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và phi ngân hàng tổ chức tài chính) trên GDP danh nghĩa; nó được ký hiệu DEPT; Tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR; Tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa, được ký hiệu là SAV; Chỉ số hiệu quả được đo bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV).

Biểu đồ 4.3. Sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ` `

Nguồn : Dữ liệu tổng cục thống kê

Theo biểu đồ cho thấy rằng tín dụng khu vực tư nhân của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng qua các năm, từ khi chỉ hơn 50% những năm 90, lên đến trên 80% kể từ năm 2010 cho đến nay điều này cho thấy vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Kết quả này phản ánh thực tế chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay.

Mặc dù tín dụng khu vực tư nhân tăng về quy mơ về tiết kiệm và cho vay song một thực trạng có thể thấy rằng tín dụng khu vực này cịn nhiều khó khăn thách thức. Trong hệ thống doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh Việt Nam hiện nay đa số quy mô vừa và nhỏ trình độ quản lý, khoa học cơng nghệ cịn hạn chế yếu kém khó lịng có thể cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế mở cửa hội nhập sâu rộng.

4.2. Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính tại Việt Nam tài chính tại Việt Nam

4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)

Giả thuyết kiểm định:

H0: β = 0 (Yt là chuỗi dữ liệu không dừng) H1: β < 0 (Yt là chuỗi dữ liệu dừng).

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho các chuỗi số liệu nghiên cứu được

trình bày ở Bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)