Mô tả biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dòng tiền tiền và đầu tư của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả biến

Các số liệu thu thập để đo lường biến được lấy từ báo cáo tài chính, bảng thống kê giá cổ phiếu được công bố thông tin rộng rãi trên các trang web www.cophieu68.vn, www.hsx.vn (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), www.hnx.vn (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)…

3.3.1. Biến phụ thuộc

Biến đầu tư Ii,t/Ni,t-1 được hình thành từ hai phần:

I là lượng đầu tư cơ sở vật chất tăng thêm trong năm tài chính của cơng ty bằng

chênh lệch của giá trị thuần TSCĐ cuối năm so với đầu năm.

I = giá trị thuần TSCĐ cuối năm trừ (-) giá trị thuần TSCĐ đầu năm

N là giá trị thuần TSCĐ. Giá trị thuần TSCĐ bằng tổng nguyên giá TSCĐ trừ (-)

tổng khấu hao của TCSĐ (hữu hình, vơ hình và th tài chính) cộng chi phí xây dựng cơ bản dở dang trên bảng CĐKT.

3.3.2. Biến độc lập

Các biến độc lập đều được tạo thành từ hai phần, tử số và mẫu số (ngoại trừ biến hệ số Q). Mẫu số của các biến này đều là Ni,t-1 đã được giải thích ở phần biến độc lập, các tử số trong mỗi biến độc lập sẽ được làm rõ bên dưới:

CF - dịng tiền nội bộ của cơng ty. Dịng tiền nội bộ cơng ty bằng lợi nhuận sau

thuế cộng (+) chi phí khấu hao TSCĐ trong năm cộng (+) thuế TNDN hoãn lại trừ (–) chi cổ tức.

- Lợi nhuận sau thuế và thuế TNDN hoãn lại được lấy từ bảng KQHĐKD, khấu hao TSCĐ lấy từ bảng LCTT.

- Khấu hao TSCĐ lấy từ bảng LCTT mà khơng được tính từ khấu hao đầu năm trừ khấu hao cuối năm lấy từ bảng CĐKT vì chênh lệch khấu hao cuối năm so với đầu trên bảng CĐKT sẽ không phản ánh chính xác chi phí khấu hao trong năm trong trường hợp trong năm cơng ty có thanh lý TSCĐ.

CS - tiền và các khoản tương đương tiền. Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi

thanh toán tại ngân hàng. Các khoản tương đương tiền là khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thời gian đáo hạn gốc khơng q ba tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và khơng có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Q - hệ số Tobin Q, đại điện cho cơ hội tăng trưởng của cơng ty được tính theo

cơng thức

Tobin Q =

Giá trị sổ sách của tổng tài sản + Giá trị thị trường vốn cổ phần thường – Giá trị sổ sách của vốn cổ phần thường

Giá trị sổ sách của tổng tài sản

Giá trị sổ sách tổng tài sản là giá trị Tổng tài sản trên bảng CĐKT.

Giá trị thị trường cổ phần thường bằng số lượng cổ phần đang lưu hành tại thời điểm cuối năm nhân (x) giá cổ phiếu trên thị trường. Giá thị trường là giá đóng

cửa tại thời điểm cuối năm được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được thống kê trên trang web www.cophieu68.vn.

Giá trị sổ sách của vốn cổ phần thường là chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu trên bảng CĐKT.

Trong thị trường vốn hồn hảo, đầu tư của các cơng ty chỉ bị thúc đẩy bởi lợi nhuận dự kiến tương lai mà không bị ảnh hưởng bởi nguồn quỹ nội bộ sẵn có. Lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai về cơ bản là không quan sát được (Chirinko. S, 1993). Q Tobin được xem là biến đại diện cho những cơ hội tăng trưởng không thể quan sát được. Khi lợi nhuận cao hơn dẫn đến giá trị thị trường cao hơn và tỷ lệ q cao hơn. Như vậy có thể nói đầu tư tăng khi hệ số q cao hơn, hệ số tương quan giữa hai biến được kỳ vọng là dương trong mơ hình nghiên cứu.

S - doanh thu thuần, là doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trừ (-)

các khoản giảm trừ doanh thu trong một năm tài chính lấy từ bảng KQHĐKD. Độ trễ của doanh thu được đề xuất trong lý thuyết đầu tư gia tốc, đã được sử dụng trong một số nghiên cứu thực nghiệm như là biến đại diện cho một số yếu tố không quan sát được. Trong trường hợp này, doanh thu là một đại diện cho sự tăng trưởng trong nhu cầu sản phẩm cũng như lợi nhuận trong tương lai. Và theo lý thuyết đầu tư gia tốc thì khi sản lượng tăng thêm sẽ làm tăng khối lượng tư bản và lại thúc đẩy sự gia tăng đầu tư. Bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ giữa đầu tư và doanh thu là tương quan dương.

Bảng 3.1 Tóm tắt mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Biến độc lập Cách tính Biến độc lập Cách tính Tương quan với đầu tư (I) Dòng tiền (CF)

Lợi nhuận sau thuế + chi phí khấu hao TSCĐ

+ thuế TNDN hỗn lại – chi cổ tức +

Tiền và các khoản tương đương tiền (CS)

Tiền mặt + tiền gửi thanh toán tại ngân hàng +

các khoản tương đương tiền +

Hệ số Q của Tobin

(Q)

Giá trị sổ sách của tổng tài sản + Giá trị thị trường vốn cổ phần thường – Giá trị

sổ sách của vốn cổ phần thường Giá trị sổ sách của tổng tài sản

+

Doanh thu thuần (S)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các

khoản giảm trừ doanh thu +

3.4. Phân nhóm cơng ty theo quy mơ

Trong bài nghiên cứu sẽ hồi quy các cơng ty theo nhóm có quy mơ cơng ty khác nhau để xem mức độ ảnh hưởng của dòng tiền lên quyết định đầu tư có khác nhau giữa các nhóm cơng ty này hay khơng. Các cơng ty được xếp hạng tăng dần theo giá trị thị trường vào cuối mỗi năm, các công ty xếp thứ tự từ 1 đến 63 là công ty nhỏ, từ 64 đến 126 là công ty lớn. Tổng 5 năm nghiên cứu, ta sẽ có 315 mẫu trong nhóm quy mơ cơng ty nhỏ và 315 mẫu trong nhóm quy mơ cơng ty

lớn. Cách làm này được áp dụng tương tự cho chỉ tiêu tổng tài sản và doanh thu thuần.

3.5. Phương pháp hồi quy

Mơ hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng (panel data), cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ 2 thành phần: thành phần dữ liệu chéo là 126 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX (cross – section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 2008 đến 2012 (time series). Dữ liệu bảng trong bài là dữ liệu bảng cân đối. Việc kết hợp hai loại dữ liệu này có nhiều lợi thế và thuận lợi trong phân tích, đặc biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian cũng như phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu.

Vì mơ hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng nên mẫu nghiên cứu sẽ được hồi quy theo ba cách: Pooling, Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) và Fixed Effect (hiệu ứng cố định) và sử dụng các kiểm định Likelihood (LH test), kiểm định Hausman (Hausman, 1978) để xem phương pháp hồi quy nào phù hợp nhất trong ba phương pháp trên.

Trong bài nghiên cứu gốc, tác giả chỉ dừng ở hồi quy mẫu theo phương pháp hồi quy Fixed Effect nhưng do bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng nên hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan rất dễ xảy ra, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hai hiện tượng này.

4. KẾT QUẢ HỒI QUY

4.1. Kết quả hồi quy cho toàn bộ mẫu 4.1.1. Thống kê mô tả 4.1.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.1 mô tả các biến trong mơ hình, cột đầu tiên liệt kê các thông số liên quan đến các biến theo thứ tự từ trên xuống như sau: giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình (mean), trung vị (p50), độ lệch chuẩn (sd). Dịng đầu tiên liệt kê các biến trong mơ hình theo thứ tự từ trái qua phải như sau: đầu tư (dautu), dòng tiền (dongtien), tiền và các khoản tương đương tiền (tien), hệ số Q (q), doanh thu (doanhthu).

Biến phụ thuộc (đầu tư) nhận giá trị nhỏ nhất (-0.9119) và lớn nhất 227.7150, giá trị trung bình là 0.8211, trung vị là 0.0953, có độ lệch chuẩn đứng thứ hai trong các biến là 9.6483. Bảng 4.1: Thống kê các biến sd 9.648296 4.679913 5.1526 .7719649 12.49017 p50 .0952556 .2997243 .3118708 1.19363 4.197376 mean .8210759 .9113568 1.111953 1.427825 7.839166 max 227.715 71.82179 101.0101 8.808613 157.7863 min -.9119434 -10.92389 .0002622 .377791 .0933335 stats dautu dongtien tien q doanhthu

Các biến độc lập, biến dịng tiền có giá trị từ (-10.9238) đến 71.8218, nhận giá trị trung bình là 0.9114, giá trị trung vị là 0.2997, độ lệch chuẩn 4,6799. Tiếp theo là biến tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị nhỏ nhất là 0.00026, giá trị lớn nhất là 101.0101, giá trị trung bình 1.1120, trung vị 0.3119, độ lệch chuẩn

5.1526. Biến hệ số Q có giá trị dao động từ 0.3778 đến 8.8086, giá trị trung bình 1.4278, trung vị là 1.1936, có độ lệch chuẩn 0.7720. Cuối cùng là biến doanh thu, có giá trị nhỏ nhất là 0.0933, giá trị lớn nhất 157.7863, giá trị trung bình 7.8392, trung vị là 4.1974, có độ lệch chuẩn cao nhất trong các biến là 12.4902.

4.1.2. Kết quả hồi quy

Đầu tiên, bài nghiên cứu kiểm định mơ hình cơ bản, mơ hình bao gồm biến giải thích là dòng tiền, tiền và hệ số Q. Kết quả được trình bày trong bảng 4.2, hệ số của biến dòng tiền là 0.8304 ở mức ý nghĩa 1% và biến tiền và các khoản tương đương tiền có hệ số hồi quy là 0.5318 cũng có mức ý nghĩa 1%. Hệ số của biến dịng tiền và tiền đều có mức ý nghĩa 1% điều này chứng tỏ giả thiết 1 (H0: b1 = b2 =0) bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Giả thiết H0 bị bác bỏ có nghĩa là thị trường vốn ở Việt Nam là bất hồn hảo, ln có sự hiện diện của hạn chế tài chính ở các cơng ty, vì thế các cơng ty có xu hướng ưu tiên sử dụng vốn sẵn có trước khi tìm đến các nguồn tài trợ từ bên ngoài như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay từ các tổ chức tín dụng. Nói cách khác, do vấn đề thông tin bất cân xứng, chi phí đại diện và chi phí giao dịch làm tăng chi phí sử dụng vốn bên ngồi tạo ra một hiện tượng gọi là hạn chế tài chính, hiện tượng này dẫn đến các cơng ty thích sử dụng nguồn vốn bên trong nội bộ hơn là nguồn vốn huy động từ bên ngoài theo thứ tự lý thuyết trật tự phân hạng.

Bảng 4.2 Kết quả hồi quy mơ hình cơ bản

Biến Hệ số Std. Err. T P-value

Constant 0.1745 0.6601 0.26 0.792 Dòng tiền 0.8304 *** 0.0743 11.19 0.000 Tiền 0.5318 *** 0.0674 7.98 0.000 Hệ số Q -0.4913 0.4046 -1.21 0.225 R2 R2 điều chỉnh F (3,626) Pro>F 0.3441 0.3410 109.48 0.0000 Ghi chú: ***- mức ý nghĩa 1%

Tiếp theo, trong bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy cho tất cả các mẫu theo phương pháp Pooling (hồi quy OLS) với mơ hình gồm tất cả các biến độc lập: dòng tiền, tiền và các khoản tương đương tiền, hệ số Q và doanh thu.

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooling

Biến Hệ số Std. Err. T P-value

Constant -0.9934 0.6897 -1.44 0.150 Dòng tiền 0.6303*** 0.0834 7.56 0.000 Tiền 0.4217*** 0.0698 6.04 0.000 Hệ số Q -0.3362 0.3984 -0.84 0.399 Doanh thu 0.1596*** 0.0322 4.94 0.000 R2 Adj R2 F (4, 625) Pro >F 0.3688 0.3648 91.30 0.000 Ghi chú: ***- mức ý nghĩa 1%

Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooling cho thấy tác động tích cực của dịng tiền trong mơ hình đầu tư với hệ số hồi quy là 0.6303 (p-value= 0.000).

Biến tiền và các khoản tương đương tiền cũng có tác động dương lên biến đầu tư, hệ số hồi quy 0.4217 ở mức ý nghĩa 1% (p-value = 0.000) và cả biến doanh thu cũng có tương quan dương với đầu tư, hệ số hồi quy 0.1596 với mức ý nghĩa 1%.

Chỉ có biến hệ số Q là có tương quan âm với biến đầu tư, hệ số hồi quy là -0.336, và khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hồi quy.

Giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh tăng từ 0.3410 lên 0.3648, chứng tỏ mơ hình hồi quy gồm có biến doanh thu phù hợp hơn, giải thích tốt hơn hành vi đầu tư của doanh nghiệp hơn so với mơ hình khơng có biến giải thích doanh thu.

Bảng 4.4 trình bày hệ số tương quan giữa các biến. Các hệ số tương quan giữa các cặp biến trong mơ hình đều khơng q lớn và kiểm định đa cộng tuyến VIF thể hiện trong bảng 4.5 cho kết quả là 1.43 nên vấn đề đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình.

Bảng 4.4: Tương quan giữa các biến độc lập

doanhthu 0.5941 0.4893 -0.0526 1.0000 q 0.0061 0.0161 1.0000

tien 0.4380 1.0000 dongtien 1.0000

dongtien tien q doanhthu

Bảng 4.5: Kiểm định đa cộng tuyến

Mean VIF 1.43 q 1.01 0.993539 tien 1.38 0.725950 dongtien 1.62 0.617646 doanhthu 1.73 0.578531 Variable VIF 1/VIF

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng nên có thể hồi quy theo mơ hình Fixed Effect (hiệu ứng cố định), bảng 4.6 sẽ trình bày kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effect (hiệu ứng cố định).

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effect (hiệu ứng cố định)

Biến Hệ số Std. Err. t P-value

Constant -4.0856*** 0.8273 -4.94 0.000 Dòng tiền 0.8722*** 0.0925 9.43 0.000 Tiền 0.5497*** 0.0709 7.75 0.000 Hệ số Q 0.1569 0.4937 0.32 0.751 Doanh thu 0.4179*** 0.0492 8.5 0.000 R2 F (4,500) Pro >F 0.5021 126.03 0.0000 Ghi chú: ***- mức ý nghĩa 1%

Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effect được trình bày trong bảng 4.6 về mối quan hệ giữa đầu tư và các biến giải thích, hệ số của biến dịng tiền, tiền, hệ số Q và doanh thu lần lượt là 0.8722, 0.5497, 0.1569, 0.4179, các hệ số của biến giải thích đều có mức ý nghĩa 1% chỉ riêng biến Q là khơng có ý nghĩa thống kê. Tác giả cũng hồi quy theo mơ hình Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) cho toàn bộ mẫu, bảng 4.7 trình bày kết quả hồi quy, hệ số hồi quy của biến dòng tiền 0.6303, tiền và các khoản tương đương tiền 0.4217, hệ số Q (-0.3361), hệ số biến doanh thu 0.1596. Các biến đều có ý nghĩa thống kế ở mức ý nghĩa 1% chỉ có biến hệ số Q cũng như ở hồi quy mơ hình Fixed Effect khơng có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mơ hình Random Effect Biến Hệ số Biến Hệ số Std. Err. z P-value Constant -0.9934 0.6897 -1.44 0.150 Dòng tiền 0.6303*** 0.0833 7.56 0.000 Tiền 0.4217*** 0.0698 6.04 0.000 Hệ số Q -0.3362 0.3984 -0.84 0.399 Doanh thu 0.1596*** 0.0322 4.94 0.000 R2 Chi2 (4) Pro > Chi2 0.4877 365.19 0.0000 Ghi chú: ***- mức ý nghĩa 1%

Sử dụng kiểm định Likelihood Ratio Test (với giả thiết H0: nên dùng phương pháp hồi quy Pooling) để so sánh sự phù hợp giữa mơ hình Pooling và Fixed Effect (hiệu ứng cố định), kết quả kiểm định F(125,500) = 2.28 và p-value = 0.0000 nên ta bác bỏ giả thiết H0, vì thế sử dụng phương pháp Fixed Effect là phù hợp hơn.

Tiếp theo, dùng kiểm định Hausman để xem mơ hình nào phù hợp hơn giữa Fixed Effect và Random Effect. Kiểm định Hausman (với giả thiết H0: nên sử dụng mơ hình Random Effect) cho kết quả hệ số Chi2 (4) = 129.35 và p-value = 0.0000 nên giả thiết H0 bị bác bỏ, sử dụng hồi quy theo mơ hình Fixed Effect là phù hợp hơn mơ hình Random Effect.

Từ hai kết quả kiểm định Likelihood Ratio (F(125,500) = 2.28 và p-value = 0.0000) và kiểm định Hausman (Chi2 (4) = 129.35 và p-value = 0.0000) chỉ ra hồi quy sử dụng mơ hình Fixed Effect (ảnh hưởng cố định) là phù hợp nhất trong ba mơ hình.

Bài nghiên cứu tiếp tục kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan trên dữ liệu bảng, kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan được trình bày trong bảng 4.8

Bảng 4.8 Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan

Kiểm định phương sai thay đổi

Prob>chi2 = 0.0000 chi2 (126) = 2.9e+08

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i in fixed effect regression model

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity

Kiểm định tự tương quan

Prob > F = 0.0009 F( 1, 125) = 11.469 H0: no first order autocorrelation

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan cho kết quả p-value đều nhỏ hơn 0.05, ta kết luận có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan trên dữ liệu bảng. Do xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan trên dữ liệu bảng nên phương pháp hồi quy GLS được sử dụng để khắc phục hai hiện tượng này.

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dòng tiền tiền và đầu tư của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32)