CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Bằng việc kết hợp hai dữ liệu này, dữ liệu bảng mang lại những ưu điểm là cho các kết quả ước lượng các của tham số trong mơ hình tin cậy hơn. Điều này có thể được giải thích bởi:
- Dữ liệu bảng cho phép chúng ta kiểm sốt các yếu tố khơng quan sát được. Các yếu tố này có thể khác nhau giữa đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi theo thời gian nhưng lại không khác nhau giữa các đối tượng. Điều này có thể rất cần thiết để giảm sự thiên chệch trong ước lượng. - Thơng thường có nhiều sự biến động trong dữ liệu bảng hơn dữ liệu chéo hoặc
- Thơng thường, có ít sự đa cộng tuyến giữa các biến giải thích khi sử dụng dữ liệu bảng hơn so với sử dụng riêng lẻ dữ liệu thời gian hoặc dữ liệu chéo. Điều này cũng có thể làm cho kết quả của việc ước lượng các tham số dữ liệu bảng chính xác hơn.
Bảng 3.2 mơ tả quá trình chọn mẫu của tác giả. Tác giả bắt đầu phân tích các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM trong giai đoạn 2006 đến 2015. Từ số lượng các công ty niêm yết thu nhập từ Thomson Reuter là 308 Công ty. Tác giả bắt đầu thu thập số liệu từ Báo cáo tài chính, Data Stream và Thomson Reuters. Sau khi rà soát lại bộ dữ liệu, do giới hạn về thời gian nên tác giả loại trừ các Công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng như các cơng ty chưa đủ dữ liệu của tất cả các biến (như cổ tức hoặc dữ liệu các công ty không đủ về mặt thời gian) thì mẫu cuối cùng để xem xét là 64 cơng ty.
Bảng 3.2 Tóm tắt quy trình chọn mẫu nghiên cứu
Nội dung Số lượng
Cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Tp.HCM theo Thomson Reuter 308 Công ty đã hủy niêm yết hoặc chuyển sàn Upcom 2 Cơng ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 17
Công ty không đủ dữ liệu 225
Mẫu cuối cùng 64
Tổng mẫu quan sát (64 Công ty *10 năm) 640
Với 640 mẫu quan sát, tác giả sẽ thu thập toàn bộ số liệu từ các nguồn trên và tính tốn cho tất cả các biến. Tổng hợp tất cả các biến và nguồn lấy dữ liệu được mô tả trong bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3 Tóm tắt về các dữ liệu nghiên cứu
Stt Mơ
hình Biến Mơ tả
Nguồn lấy số
I Altman (1968)
WCTA Tỷ số vốn luân chuyển chia cho tổng tài sản Data Stream và BCTC Công ty RETA Tỷ số thu nhập giữ lại chia cho tổng tài
sản
EBIT Tỷ số thu nhập trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản
METL Tỷ số giá trị thị trường của vốn cổ phần chia cho giá trị sổ sách của tổng nợ STA Tỷ số doanh thu chia cho tổng tài sản
II Ohlson (1980)
SIZE Log của tổng tài sản chia cho chỉ số giảm phát GNP
TLTA Tổng nợ chia cho tổng tài sản
WCTA Vốn luân chuyển chia cho tổng tài sản FUTL Dòng tiền hoạt động chia cho tổng nợ INTWO Bằng 1 nếu thu nhập ròng là âm trong 2
năm, bằng 0 nếu ngược lại
OENEG Bằng 1 nếu tổng nợ lớn hơn tổng tài sản, bằng 0 nếu ngược lại
CHIN Mức tăng thu nhập ròng
III CTA, ETR
ZSCORE
OHLSON Xác xuất kiệt quệ tài chính
Tính tốn FACE Số năm niêm yết trên thị trường chứng
khoán TP.HCM Data Stream và BCTC Công ty SIZE Quy mô công ty theo log (tổng tài sản)
LEV Tỷ số nợ dài hạn chia cho tổng tài sản CINT Tỷ số tài sản cố định hữu hình chia cho
tổng tài sản
INVINT Tỷ số hàng tồn kho chia cho tổng tài sản MKTBK Giá trị thị trường của vốn cổ phần chia
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong phần này, dựa vào nền tảng lý thuyết Chương 2 và các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xác định được mơ hình cần ước lượng và các biến phù hợp với mơ hình. Những biến đo lường hành vi tránh thuế bao gồm khoảng thuế thuế thu nhập (CTA), biến thuế suất hiệu lực (ETR), những biến đo lường tình trạng kiệt quệ tài chính gồm chỉ số ZSCORE và OHLSON và những biến khác như FACE (đo lường thời gian niêm yết trên sàn chứng khốn), SIZE (quy mơ cơng ty), LEV (địn bẩy tài chính), CINT (tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản), INT (tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản) và biến cuối cùng là MKTBK (đo lường giá trị thị trường của công ty). Sau khi xây dựng mơ hình, tác giả sẽ hồi quy thơng qua hai phương pháp ước lượng, đó là mơ hình tác động cố định (Fixed effects model, FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model, REM). Thông qua hai phương pháp ước lượng, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để chọn ra mơ hình phù hợp nhất. Tiếp theo, tác giả sẽ thực hiện một số kiểm định cần thiết cho mơ hình như kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan. Cuối cùng là ước lượng mơ hình FGLS khắc phục các kiểm định trên (nếu có) để đánh giá kết quả nghiên cứu.