TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giửa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2013 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH

CỦA TỈNH LONG AN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An

2.1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An

Tỉnh Long An nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Phía Bắc tỉnh giáp Campuchia với đường biên giới dài 132,977 km; phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đơng giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Với vị trí tiếp giáp thành phồ Hồ Chí Minh, Long An là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển KT-XH.

Long An có diện tích tự nhiên 4.492,2817 km2, gồm 14 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện và 01 thành phố) với 190 đơn vị xã, phường, thị trấn. Tỉnh được chia thành 3 vùng, vùng Đồng Tháp Mười (chủ yếu gồm các huyện giáp Campuchia), vùng Kinh tế trọng điểm (gồm các huyện giáp thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Tân An), vùng Hạ (gồm các huyện sát với cửa sơng Sồi Rạp, hướng ra biển Đơng.

Địa hình tỉnh Long An chủ yếu bằng phẳng, các khu vực thấp chiếm đến 66% diện tích tự nhiên. Cao độ trung bình của tỉnh là 0,75 m, cao nhất là 6,5 m, địa hình có xu thế thấp dần từ Tây sang Đơng và phía Nam. Địa hình tỉnh được chia thành 03 khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sơng từ phía Bắc Quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam (đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao, đây cũng là khu vực sản xuất nông nghiệp và chiếm phần lớn vùng Kinh tế trọng điểm của tỉnh.

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.

- Điều kiện thổ nhưỡng: về địa chất, tỉnh Long An chỉ có đất xám (đất phù sa

cổ), phần cịn lại hình thành từ q trình lắng tụ phù sa trẻ. Phần lớn đất tại Long An là đất phù sa hỗn hợp, do đó thường yếu và khơng vững; ở các khu vực trũng thường tích tụ các thành phần có độc tính a-xít nhiều hơn. Cụ thể Long An có 07 nhóm đất: đất phèn chiếm 214.527 ha, tương đương 47,78% diện tích đất, chủ yếu phân bố tại vùng Đồng Tháp Mười; đất xám chiếm 101.290 ha, tương đương 22,56% diện tích đất; đất phù sa 70.982 ha; đất kiềm 4.283 ha, đất than bùn 173 ha; đất cát 105 ha; đất khác 57.651 ha.

- Sơng ngịi và tài ngun nước:

+ Long An có mạng lưới sơng ngịi đan xen dày đặc kết nối hệ thống sông Tiền và sông Vàm Cỏ tạo thành các kênh cung cấp cũng như tiêu thoát nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở địa phương. Long An có 2 con sơng lớn là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, 2 con sông này hợp lưu thành sông Vàm Cỏ đổ ra biển tại cửa sơng Sồi Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa

phận tỉnh Tây Ninh rồi qua Long An, đoạn Long An dài 145 km, sâu trung bình 17- 21 m, khả năng cung cấp 18,5 m3/s nước. Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160 km, sâu trung bình 12-15 m. Sơng Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m.

+ Trữ lượng nước ngầm của tỉnh Long An là 4.220.705 m3/ngày, tổng công suất khai thác ở mức 110.000 m3/ngày (năm 2008). Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất của một số nhà máy và khu, cụm cơng nghiệp; độ sâu khai thác bình quân khoảng 200 m, một số khu vực độ sâu khai thác chỉ vào khoảng 20-30 m.

- Tài nguyên rừng: Long An có 03 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ

và rừng đặc dụng. Diện tích rừng của Long An năm 2005 là 67.718 ha (trong đó, rừng sản xuất (rừng tràm) 65.182 ha, rừng phòng hộ 1.536 ha, rừng đặc dụng 0,2 ha), đến năm 2011 diện tích rừng giảm xuống cịn 43.302 ha (rừng sản xuất 39.685 ha, rừng phòng hộ 1.617 ha, rừng đặc dụng 2.000 ha). Rừng của Long An có xu hướng giảm dần cho hiệu quả kinh tế rừng thấp, người dân chuyển sang trồng lúa và cây trồng khác.

- Các nguồn tài ngun khống sản: cát có chủ yếu ở sông Vàm Cỏ Đông,

Vàm Cỏ Tây và một vài điểm trên sông Vàm Cỏ; khối lượng cát khai thác khoảng 11 triệu m3, nguồn tài nguyên này phục vụ các dự án xây dựng ở địa phương nhưng đã dừng khai thác từ năm 2004. Than bùn có trữ lượng ước tính khoảng 2,5 triệu tấn, than bùn của tỉnh được đánh giá có chất lượng tốt với thành phần tro thấp và tỷ lệ kim loại cao. Đất sét có một số mỏ có trữ lượng thấp, tập trung chủ yếu ở huyện Đức Hòa (khu vực giáp tỉnh Tây Ninh), được khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch và ngói.

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết.

Tỉnh Long An nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ ơn hịa, nắng nhiều và gắt. Nhiệt độ trung bình là 27oC, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng Giêng và cao nhất là vào tháng Năm; độ ẩm khơng khí trung bình từ 79-82%. Lượng mưa phân bố khơng đều trên cả tỉnh, giảm dần từ khu vực giáp

ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam; lượng mưa trung bình là 1.447,7 - 1.886 mm/năm. Khí hậu Long An chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, số giờ nắng mỗi năm là 2.718 giờ.

Là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên hàng năm tỉnh đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Nước lũ thường đổ từ thượng nguồn sông Cửu Long vào tỉnh, trước tiên là các huyện phía Bắc, lũ bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 11 (thường gọi là lụt do nước ngâm lâu, rút chậm), đỉnh lũ hàng năm thường xảy ra vào cuối tháng 9 cho đến đầu tháng 11, sau đó rút dần. Tần suất xuất hiện lũ lớn khoảng 8-10 năm/lần từ năm 1961, giảm xuống còn 3-4 năm/lần từ năm 1991, có những năm xuất hiện lũ lớn liên tục như 1994-1996. Trận lũ lịch sử năm 2000 làm ngập lụt một vùng đất rộng lớn, bao gồm 12 huyện của tỉnh với tổng diện tích khoảng 300.000 ha bị ngập từ 1,5-2 m, gây thiệt hại 670 tỷ đồng (giá năm 2000).

Long An sát cửa sông đổ ra biển nên xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn diễn ra bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 và đạt mức cao nhất vào khoảng cuối tháng 4. Trong những năm gần đây, xâm nhập mặn lấn sâu đến địa bàn huyện Mộc Hóa (giáp Campuchia) và khu vực giáp ranh Long An – Tây Ninh.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Long An

2.1.2.1. Kết quả phát triển kinh tế thời gian qua

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, lại nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Long An có điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Giai đoạn 2006-2010 kinh tế tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 11,8%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng. Năm 2011-2012 mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng Long An vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (năm 2011 tăng 12,2%, năm 2012 tăng 10,5%); cơ cấu kinh tế năm 2012: Nông nghiệp 32,5%, Công nghiệp – xây dựng 37,5%, Thương mại – dịch vụ 30,0%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2012 đạt 36,6 triệu đồng, tương đương 1.800 USD.

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp: Long An cơ bản vẫn còn là tỉnh nơng

nghiệp. Chương trình khai phá Đồng Tháp Mười tỉnh thực hiện trong thập niên 1980 đã mang lại hiệu quả to lớn, một vùng hoang hóa, chua phèn nặng đã được khai hoang, phục hóa, biến thành vùng lương thực trọng điểm của tỉnh và của cả vùng (chiếm trên 2/3 sản lượng lúa của tỉnh). Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh với sản lượng bình qn 2006-2010 là 2,05 triệu tấn/năm, năm 2012 đạt 2,66 triệu tấn, xuất khẩu đạt 600.000 tấn gạo. Tỉnh còn một số loại cây trồng có sản lượng khá lớn và hiệu quả kinh tế cao đang được người dân đưa vào sản xuất: dưa hấu, thanh long, đậu phọng, chanh, đay,…; ngồi ra hàng năm trên địa bàn tỉnh cịn sản xuất được trên 100.000 tấn rau, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn ni, nhưng tỉnh vẫn duy trì được tổng đàn khá lớn (năm 2012: trâu 14.500 con, bò 81.000 con, heo 268.000 con, đàn gia cầm 13,5 triệu con). Long An cịn có một diện tích đáng kể ni trồng thủy sản, trong đó ni thủy sản nước ngọt (tơm càng xanh, cá) ở vùng Đồng Tháp Mười, thủy sản nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua lột) ở vùng hạ của tỉnh.

- Về phát triển công nghiệp – xây dựng: Tận dụng lợi thế tiếp giáp thành phố

Hồ Chí Minh, tỉnh Long An đã tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngồi nước vào hoạt động sản xuất cơng nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 30 khu cơng nghiệp với với tổng diện tích 10.904,6 ha và 40 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích 4.234 ha. Các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 100 ngàn lao động và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP của tỉnh. Số lượng doanh nghiệp, số dự án đầu tư trong và ngoài nước đăng ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh tăng khá cao qua các năm, đến nay có 4.810 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 81.750 tỷ đồng và có 477 dự án đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,7 tỷ USD (trong đó có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1,7 tỷ USD). Trong những năm qua, kinh tế tỉnh tăng trưởng khá cao, trong đó tăng trưởng nhờ yếu tố vốn là chủ yếu, giai đoạn

2006-2010 tổng mức đầu tư toàn xã hội của tỉnh duy trì ở mức cao (bình qn 39,6%/GDP), năm 2011-2012 gặp nhiều khó khăn nhưng vốn đầu tư phát triển của tỉnh vẫn ở mức khá cao (năm 2011 chiếm 34,8%GDP, năm 2012 chiếm 33% GDP). Lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng có nhiều tiến bộ, các cơng trình, dự án lớn được triển khai và hoàn thành, nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngày càng tăng và có hiệu quả hơn. Tính chung, khu vực cơng nghiệp – xây dựng cơ bản của tỉnh tăng trưởng rất cao, đạt 20,9%/năm (2006-2010), năm 2011 đạt 17,5%.

- Về phát triển thương mại – dịch vụ: Đánh giá chung thương mại – dịch vụ

của tỉnh trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH. Thương mại – dịch vụ ln duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,2%/năm, năm 2011 tăng 12,1%, năm 2012 tăng 11,5%. Hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, hệ thống chợ và siêu thị phát triển khá, góp phần đưa tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng khá cao (bình quân 23,8% giai đoạn 2006-2011). Tỉnh Long An là địa phương dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về xuất khẩu hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng bình qn 28,2% trong giai đoạn 2006-2010, năm 2012 tăng 20,2%, đạt kim ngạch 2,38 tỷ USD.

- Về kết cấu hạ tầng:

+ Hạ tầng giao thông: Long An là khu vực giao thoa, có luồng vận tải bằng đường bộ và đường thủy nội địa giữa Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường bộ quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, Quốc lộ N1, N2, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cùng nhiều tuyến tỉnh lộ kết nối khác. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ và đường mòn trên địa bàn tỉnh là 5.545 km (23,8 km đường cao tốc, 188 km đường quốc lộ, 753 km đường tỉnh, 317,4 km đường nội thị, 314 km đường đến trung tâm xã, 3.739 km đường giao thông nông thôn do địa phương quản lý,…); mật độ đường đạt khoảng 0,36 km/km2 và 1,1 km/1.000 dân; Long An đã hoàn thành chỉ tiêu 100% xã có đường ơ tơ đến trung

tâm. Giao thông đường thủy phổ biến trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ và hệ thống dày đặt các kênh rạch khác; vận tải bằng đường thủy nội địa chiếm 90% khối lượng các hàng hóa chủ yếu như: gạo, đường, phân bón, xi măng, vật liệu xây dựng, gỗ, thép,…

+ Hạ tầng điện: Long An không có nhà máy điện lớn và cũng khơng có những trạm điện công suất đủ lớn. Nguồn điện chủ yếu được cung cấp qua trạm 220KV từ Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh; hiện tỉnh đang xây dựng được 01 trạm 220KV; ngồi ra cịn có một số trạm 110KV đã có và đang xây dựng; đang triển khai đền bù để xây dựng 01 trạm 500KV; mạng lưới điện hạ thế được bao phủ tương đối rộng khắp. Nhìn chung, cung cấp điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo được nhu cầu phục vụ phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; sản lượng điện cung cấp và tiêu thụ hằng năm tăng bình quân hơn 10%; đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của tỉnh đạt 98,81%.

+ Hạ tầng nước: Nước sinh hoạt chủ yếu được cung cấp bằng nước mặt (ao hồ ở vùng Đồng Tháp Mười) và khai thác nước ngầm với công suất thấp; các nhà máy nước ở đô thị của tỉnh tổng công suất cung cấp đạt khoảng 63.000 m3

/ngày đêm; với nguồn cung như vậy, nhu cầu nước sinh soạt của tỉnh cơ bản được đảm bảo với tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực thành thị đạt 99%, ở nông thôn đạt 92%. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp đang ngày một tăng do sự phát triển nhanh của các khu, cụm công nghiệp; lượng nước cung cấp chủ yếu cũng từ khai thác nước ngầm tại chỗ và từ hệ thống nước của thành phố Hồ Chính Minh; hiện một số doanh nghiệp đang triển khai đầu tư 02 nhà máy nước sử dụng nguồn nước mặt sông Vàm Cỏ Đông (hưởng nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng – tỉnh Tây Ninh) với công suất lớn (01 nhà máy 40.000 m3/ngày đêm – đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 (giai đoạn 2 lên 80.000 m3

), 01 nhà máy 600.000 m3/ngày đêm ở Đức Huệ, dự án khai thác nước dẫn từ hồ Phước Hòa – huyện Đức Hịa cơng suất 200.000 m3/ngày đêm), khi các nhà máy này hoạt động đảm bảo nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp.

+ Hạ tầng viễn thông: mạng lưới điện thoại của tỉnh về cố định và di động đã được phủ kín đến mọi nơi, kể cả vùng sâu, vùng xa. Số lượng bưu cục của tỉnh là 19 (01 bưu cục trung tâm, 04 bưu cục khu vực và 14 bưu cục huyện, thành phố) với 110 tổng đài và hệ thống trạm thông tin vệ tinh phục vụ thông tin, liên lạc, nâng số lượng điện thoại của tỉnh đạt khoảng 1,3 triệu (1,1 triệu máy di động, 0,2 triệu máy cố định). Số lượng người dân sử dụng internet tăng nhanh; các dịch vụ viễn thông được mở rộng với chất lượng phục vụ ngày càng cao.

+ Hạ tầng đơ thị: Long An có 16 đơ thị được xếp hạng, trong đó có 01 đơ thị loại III (thành phố Tân An – tỉnh lị của tỉnh), 03 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V. Các đơ thị của tỉnh dân số cịn ít, hạ tầng cịn kém phát triển, mức sống của người dân khơng có chênh lệch lớn so khu vực nơng thơn. Các đơ thị có dân số đơng và hạ tầng khá hơn tập trung chủ yếu trong vùng Kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giửa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2013 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)