Thực trạng về tình hình giải thể và ngừng hoạt động của DN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng và khó khăn của các DN Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012

4.1.1 Thực trạng về tình hình giải thể và ngừng hoạt động của DN Việt Nam

Với tình hình bất ổn vĩ mơ kéo dài từ giữa năm 2008, tăng trưởng kinh tế suy giảm từ năm 2009 và sự yếu kém của khu vực ngân hàng từ năm 2011, rất nhiều DN đã bị tác động, gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh thất bại, thua lỗ. Trường hợp bị tác động nhẹ thì DN gặp khó khăn đầu ra do thị trường thu hẹp, lợi nhuận suy giảm do chi phí và lãi vay tăng lên …; trường hợp bị tác động nặng thì DN phải dừng sản xuất, cắt giảm nhân cơng và thậm chí khơng ít DN phải đóng cửa và bán tài sản trả nợ ngân hàng với mục đích thốt khỏi gánh nặng chi phí nợ nần nhưng sau đó vẫn nợ sâu hơn và cuối cùng bước tới ngưỡng phá sản hàng loạt như hiện nay.

Một khảo sát ngẫu nhiên khác của Tổng cục thống kê với 10,000 doanh nghiệp trong các vùng miền của tổ quốc thời gian gần đây đã cho chúng ta những thông tin rất đáng suy ngẫm: Sau gần một tháng triển khai, tính đến 29/4/2012, cơ quan điều tra đã thu được 8.373 phiếu gồm 319 DN nhà nước, 7.343 DN ngoài nhà nước và 711 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Kết quả của 8.373 DN cho thấy, sau 1 năm và 3 tháng đầu năm 2012, số DN thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%; số DN phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4% (với 706 DN). Trong số 706 DN phá sản, giải thể thuộc mẫu điều tra, có 69,4% DN sản xuất kinh doanh thua lỗ; 28,4% DN thiếu vốn để sản xuất kinh doanh; 15,1% không tiêu thụ được sản phẩm; 11,7% khó khăn về địa điểm sản xuất; 4,4% DN chuyển đổi ngành nghề và 4,7% do sáp nhập với

DN khác. Điều này cho thấy trước thời điểm chủ DN hoặc người quản lý, điều hành DN phải ra quyết định chấm dứt sự tồn tại của DN thì họ đã phải trải qua một q trình chống chọi với những khó khăn của thị trường gồm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, v.v..., và đã phải chịu áp lực từ gia đình, áp lực từ xã hội với hi vọng vượt qua khó khăn.

Theo Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), trong giai đoạn 2005 – 2010, mỗi năm bình qn có khoảng 5.000 DN tun bố giải thể, ngừng hoạt động thì đến năm 2011 đã lên tới gần 50.000 DN. Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự báo trong năm 2012 sẽ có khoảng 50.000 DN rời thị trường, cộng với 50.000 DN tuyên bố giải thể, ngừng hoạt động của năm 2011 là khoảng 100.000 DN, con số này tương đương với một nửa số DN rời thị trường trong vịng 20 năm kể từ khi có Luật doanh nghiệp. Số lượng DN rút khỏi thị trường tăng mạnh trong năm 2011 và 2012 khiến cho chúng ta phải lưu tâm và trăn trở trước những khó khăn của nên kinh tế. Bảng 4.1 dưới đây cho thấy các con số thống kê có ý nghĩa hơn về số liệu DN giải thể, ngừng hoạt động hàng tháng trong năm 2012, trong đó số tuyệt đối đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2011.

Bảng 4.1: Số lượng DN giải thể và ngừng hoạt động tích lũy từ ngày 01/01/2012 Cuối tháng Số DN Tăng so với cùng kỳ năm

2011 Tháng 04/2012 Tháng 05/2012 Tháng 06/2012 Tháng 07/2012 Tháng 08/2012 Tháng 09/2012 17,735 21,800 26,324 30,300 35,500 40,200 9.5% - 5.4% 6.4% - 6.5%

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cơng bố chính thức theo hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia, “9 tháng: hơn 40.000 doanh nghiệp giải thể”.

Những con số thống kê trên đã phản ánh tình trạng khó khăn của DN hiện nay và cho chúng ta thấy một hiện tượng của nền kinh tế thị trường, đó là hiện tượng rút khỏi thị trường của các DN trong nền kinh tế. Trong kinh doanh, trước áp lực của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, việc gia nhập và rút khỏi thị trường cũng là hiện tượng bình thường. Với xã hội, việc rút khỏi thị trường của một thương hiệu hay một doanh nghiệp khỏi xã hội có thể có hàm ý rằng: lối đi của DN ấy là sai lầm, những người đi sau, không nên lặp lại sai lầm ấy nữa. Với cách nhìn như vậy, sự rút khỏi thị trường, nhiều khi sẽ khơng bị “bi kịch hóa”. Tuy nhiên, việc hàng loạt doanh nghiệp rút khỏi thị trường do kinh doanh thua lỗ, đình trệ, khiến hàng vạn người lao động thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thì rất khó có thể xem đó là hiện tượng bình thường, mà chúng ta phải coi là điều đáng lo ngại và bất bình thường, địi hỏi Nhà nước cần có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và bản thân từng DN cũng phải tái cơ cấu để tự cứu lấy chính mình.

4.1.2 Tình hình khó khăn của DN Việt Nam qua số liệu về sản xuất công nghiệp, doanh số bán hàng và xuất khẩu

Theo điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của DN trên địa bàn Tp.HCM của Cục Thống kê Tp.HCM với mẫu ngẫu nhiên 1,904 DN vào tháng 04/2012 thì có tới 41.1% số DN dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh, trong đó nguyên nhân sức mua thị trường trong nước suy giảm chiếm 73.2%. Còn theo điều tra của Tổng cục Thống kê thì có đến 31.5% số DN dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.2 cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp - chế tạo trong năm 2012 đã tăng chậm hẳn so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng tiêu thụ hàng hóa cơng nghiệp chế biến – chế tạo chỉ ở mức 6.2% nhưng tồn kho tăng lên 20.8%.

Bảng 4.2: Tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ và tồn kho công nghiệp chế biến – chế tạo,

tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu đến tháng 08/2012

2008 2009 2010 2011 3T/2012 6T/2012 8T/2012

Tăng chỉ số SXCN chế biến, chế tạo (IIP) Tăng chỉ số tiêu thụ CN chế biến, chế tạo Tăng chỉ số tồn kho CN chế biến, chế tạo Tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nội địa

10.5% - - 6.5% 29.1% 35.5% 5.6% - - 11.0% -8.9% -5.1% 12.6% 12.3% 27.9% 14.0% 26.4% 23.9% 9.5% 15.8% 23.0% 4.7% 33.3% 26.1% 3.2% 3.5% 34.9% 5.0% 23.6% 0.0% 4.0% 5.9% 26.0% 6.5% 22.2% 4.0% 3.9% 6.2% 20.8% 6.8% 17.8% -1.9%

Ghi chú: Lạm phát đã được khử khi tính tốn tốc độ tăng chỉ số sản xuất, tiêu thụ và tồn

kho công nghiệp chế biến – chế tạo, cũng như tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được tính theo giá USD danh nghĩa.

Nguồn: Tổng cục thống kê, Các thơng cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội.

Sản xuất và tiêu thụ là hai công đoạn quan hệ mật thiết trong quá trình hoạt động của DN. Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, hàng hóa khơng bị ứ đọng là biểu hiện của sự phát triển lành mạnh và bền vững. Ngược lại sản xuất nhiều mà tiêu thụ ít, lượng hàng tồn kho lớn và kéo dài bộc lộ sự sa sút đáng lo ngại không chỉ của riêng DN mà là của cả nền kinh tế nói chung. Hiện tại, các ngành sản xuất (nhất là sản xuất cơng nghiệp) trở nên khốn đốn bởi tình trạng sản xuất ra nhưng khơng tiêu thụ được hàng hóa xảy ra trên diện rộng, kéo dài liên tục nhiều tháng. Thông thường, chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao cũng chưa phản ánh được tình trạng ứ đọng hàng hóa và sức mua yếu là do tồn kho bao gồm cả đầu ra và đầu vào. Khi sức mua tăng thì tồn kho cũng tăng đi cùng với tăng sản xuất và tăng tiêu thụ. Nhưng ở tình trạng của năm 2012 khi sản xuất tăng chậm, tiêu thụ cũng tăng chậm thì tồn kho tăng nhanh đã chứng tỏ sức mua yếu. Theo số liệu của Tổng cục thống kê đến tháng 08/2012, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: sản xuất xi măng

tăng 50,6%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 34,5%; sản xuất bia tăng 28,8%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 24,6%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 22,2%. Tốc độ tăng tồn kho chậm trong tháng 8/2012 so với 6 tháng và 3 tháng đầu năm chưa thể khẳng định đây là dấu hiệu khả quan được do thực tế các DN vẫn không tăng mạnh sản xuất mà đang tập trung vào việc xử lý hàng tồn kho.

Mặt khác, việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường có xu hướng giảm sút. So cùng kỳ năm ngối, nhóm sản phẩm thuộc các mặt hàng kim loại đúc sẵn giảm hơn 35% về mức tiêu thụ; nhóm sản phẩm cáp điện và dây điện có mức tiêu thụ giảm hơn 30%; tiêu thụ giấy và bao bì giảm hơn 26%; mặt hàng sắt thép giảm mức tiêu thụ gần 25%; nhóm sản phẩm đồ uống giảm hơn 20%.... Trong những tháng nửa đầu năm 2012, sức mua hàng dệt may ước tính giảm trên 30%, lượng hàng tồn kho ở hầu hết các DN là khá lớn. Hàng loạt các đơn vị kinh doanh thời trang có thương hiệu khá nổi tiếng như: Ninomax, Foci, Việt Thy, Sea, ... buộc phải thu hẹp qui mơ, hoạt động cầm chừng. Tập đồn Dệt may Việt Nam - Vinatex cũng phải tổ chức nhiều đợt bán hàng trợ giá với mức giảm giá đến 30% - 40% để giải quyết hàng tồn kho chứ khơng hề có lãi.

Trong khi đó, thị trường bất động đóng băng trong thời gian khá lâu nên tất cả các DN kinh doanh bất động sản đều đang gặp khó khăn, nhiều DN cả năm nay khơng bán được hàng. Nhiều dự án tại Tp.HCM, Hà Nội hiện đất để không hay cho thuê làm dịch vụ rửa xe, trơng xe …. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải bán đổ bán tháo dự án, rút khỏi thì trường như Tập đồn dầu khí từ cuối năm 2011 đã thối vốn khỏi dự án PVN Tower (Hà Nội). DN bất động sản khó khăn kéo theo sự khó khăn của các DN sản xuất vật liệu xây dựng như thép, xi măng, gạch ….Với mặt hàng thép, trong bối cảnh thị trường bất động sản ế ẩm, Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, nhiều DN thép xây dựng lớn đã bắt đầu giảm giá bán từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn (2%) xuống còn khoảng 15 triệu đồng/tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2012, toàn Hiệp hội Thép sản xuất được 1.963.266 tấn, giảm 11,13% so với cùng kỳ năm 2011. Lượng thép xây dựng bán ra của các thành viên Hiệp hội trong 5

tháng đầu năm 2012 đạt 1.940.539 tấn, giảm 7,65% so với cùng kỳ năm trước. Với ngành sản xuất xi măng, Hiệp hội xi măng cũng cho biết lượng tiêu thụ xi măng đang ở mức thấp, thị trường xi măng dư cung 8 – 10 triệu tấn, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn khiến nhiều DN xi măng cạnh tranh khốc liệt trên thị trướng trong nước. Từ nhiều tháng qua, hầu hết các DN xi măng đều đưa ra mức chiết khấu cao kèm theo khuyến mãi như mua 100 bao tặng 9 – 13 bao nhưng sức mua vẫn thấp khiến nhiều DN xi măng thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng.

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ của hàng hóa xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,… đã giảm đáng kể làm cho các DN xuất khẩu Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đặc biệt là trong dài hạn. Bên cạnh đó, do khó khăn kinh tế của chính các quốc gia nhập khẩu, mà các quốc gia này đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước như hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại, chống bán phá giá … đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, không những ở nhóm hàng cơng nghiệp mà cả nhóm hàng nơng sản, thủy sản. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 53,28 tỉ USD, tăng 22,7% bằng 49% kế hoạch năm nhưng kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước chỉ đạt 20,5% (tăng 4,1% so với cùng kỳ). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngành xuất khẩu chủ đạo là dệt may, da giày sang Châu Âu giảm đáng kể. Tính đến tháng 08/2012, trung bình mỗi tháng số lượng đơn hàng từ Châu Âu giảm 20-30% so với cùng kì năm 2011. Cịn theo thống kê của Tổng cục Hải quan thời điểm 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Châu Âu chỉ đạt 844 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, nhóm ngành này có mức độ phụ thuộc cao vào nguyên liệu ngoại nhập nhưng việc nhập khẩu các nguyên vật liệu của nhóm ngành này trong các tháng đầu năm 2012 giảm mạnh đã cho thấy khó khăn của DN trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), những khó khăn trên đã tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Tác động rõ nhất là mặt hàng tôm và cá tra, chiếm 64,8% tổng kim ngạch của ngành, trong quý 3/2012 sụt giảm mạnh về giá trị xuất khẩu, tương ứng là 15,2% và 10%. Sự sụt giảm của hai mặt hàng chủ lực này, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý 3/2012 chỉ tăng 3,4% so với quý 2/2012, nhưng giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 1,62 tỷ USD. Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong sáu tháng đầu năm 2012, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 3,4 triệu tấn gạo với trị giá FOB đạt 1,567 tỉ USD, giảm hơn 15% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu trung bình đạt gần 459 USD/tấn, giảm 13 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Đến thời điểm này, tồn kho của doanh nghiệp khoảng 1,68 triệu tấn gạo.

Từ những con số thơng kê và phân tích nêu trên đã cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với những khó khăn của kinh tế trong nước đã làm cho DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa dẫn đến doanh thu bán hàng giảm sút. Trong khi đó, DN vẫn phải chi trả các khoản chi phí phát sinh trong q trình hoạt động của mình sẽ làm cho lợi nhuận giảm hoặc thậm chí thua lỗ. Đây cũng là một trong những ngun nhân gây ra tình trạng khó khăn của hàng loạt DN hiện nay.

4.1.3 Tình hình khó khăn của DN qua số liệu về nợ phải trả và tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM các NHTM

Tổng hợp báo cáo tài chính q II/2012 của tất cả 647 cơng ty phi tài chính niêm yết tại HOSE và HNX, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (bình quân trọng số theo giá trị sổ sách) bằng 1.53 lần. Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nền kinh tế khác, cả các nước phát triển và mới nổi. Con số bình quân đối với các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ là 1.20 lần và tại Trung Quốc là 1.06 lần vào cuối năm 2011. Khi đó, nếu DN khơng sử dụng nợ dựa trên những phân tích phù hợp với đặc điểm DN và đầu tư vào những dự án kém hiệu quả thì có khả năng DN sẽ bị phá sản.

Gánh nặng nợ của doanh nghiệp cũng rất khác nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh. Theo hình 4.1, ngành xây dựng và bất động sản là nhóm ngành có tỷ lệ nợ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp 2.07 lần vốn chủ sở hữu. Cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt đỉnh cao vào cuối năm 2010 với tổng mức dư nợ 235.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 9.9% tổng dư nợ. Cịn vào năm 2008, có đến 20 ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33)