Các biến đưa vào mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Variables Entered/Removeda,b,c,d

Step Entered Wilks' Lambda

Statistic df1 df2 df3 Exact F

Statistic df1 df2 Sig.

1 EBIT/Tổng nợ .589 1 1 63.000 43.878 1 63.000 .000 2 Vốn luân

chuyển/doanh thu .531 2 1 63.000 27.387 2 62.000 .000

At each step, the variable that minimizes the overall Wilks' Lambda is entered. a. Maximum number of steps is 48.

b. Maximum significance of F to enter is .05. c. Minimum significance of F to remove is .10.

d. F level, tolerance, or VIN insufficient for further computation.

Hệ số hàm phân tích phân biệt tiêu chuẩn được xác định và sắp xếp theo thứ tự trong bảng 4.8.

Bảng 4.8: Hệ số của mô hình nghiên cứu tại Việt Nam

Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients

Function 1

EBIT/Tổng nợ .895

Vốn luân chuyển/doanh thu .460

Chức năng nhóm trọng tâm (Group centroids function) xác định giá trị Z tối ưu dựa vào một công ty được phân loại phá sản và không phá sản. Bảng 4.9 cho thấy nếu một cơng ty có giá trị Z bằng -0.780 được xếp vào loại phá sản, trong khi cơng ty có Z bằng 1.098 được xếp vào nhóm cơng ty khơng bị phá sản.

Bảng 4.9: Giá trị Z tối ưu trong nghiên tại Việt Nam

Functions at Group Centroids

Bien phu thuoc Function 1

DN phá sản -.780

DN không bị phá sản 1.098

Unstandardized canonical discriminant functions evaluated at group means

Giá trị Z cuối cùng (chỉ số phân biệt) được rút ra từ bảng 4.7 và bảng 4.8 theo công thức sau:

Z = 0.895 X1 + 0.460 X2

Trong đó:

Z: giá trị phân biệt

X1: EBIT/total liabilities (EBIT/tổng nợ),

X2: working capital/sales (vốn luân chuyển/doanh thu).

Để đánh giá khả năng phá sản của các công ty, chỉ số Z được so sánh với các mức điểm được xác định như dưới đây:

Z < -0.780: Phá sản

-0.780 < Z < 1.098: Không rõ ràng

1.098 < Z: Lành mạnh

Sự phân loại trong bảng 4.10 so sánh kết quả thực tế và dự báo. Mơ hình phân loại chính xác đến 100% đối với các DN thuộc nhóm khơng phá sản qua tất cả các năm. Đối với các DN thuộc nhóm phá sản, trong 1 năm trước khi phá sản mơ hình cũng phân loại chính xác 100%, ở năm thứ 2 trước khi DN phá sản kết quả phân loại là

75%, ở năm thứ 3 kết quả phân loại là 83.3% và kết quả phân loại thấp nhất ở năm thứ 4 trước khi DN phá sản là 58.3%. Kết quả phân loại này cho thấy khả năng phân loại cao của 2 biến tài chính có ý nghĩa trong mẫu phân tích và tiềm năng áp dụng vào thực tế của mơ hình trong dự báo phá sản ở Việt Nam.

Bảng 4.10: Kết quả phân loại của mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam

Số năm trước

khi phá sản Thực tế

Phân loại (Dự báo)

Phá sản Không phá sản Tổng cộng 4 năm Phá sản 7 (58.3%) 5 (41.7%) 12 Không phá sản 0 12 (100%) 12 3 năm Phá sản 10 (83.3%) 2 (16.7%) 12 Không phá sản 0 12 (100%) 12 2 năm Phá sản 9 (75%) 3 (25%) 12 Không phá sản 0 12 (100%) 12 1 năm Phá sản 12 (100%) 0 12 Không phá sản 0 12 (100%) 12

Wilks’Lambda của mơ hình

Bảng 4.11 cho thấy đại lượng Wilks’Lambda của hàm là 0.531, chuyển thành đại lượng Chi-square là 39.253 với 2 bậc tự do và mức ý nghĩa quan sát là 0.000 rất nhỏ so với 0.05 cho thấy mơ hình này có ý nghĩa thống kê và có khả năng áp dụng vào thực tế.

Bảng 4.11: Wilks' Lambda của mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam

Test of Function(s) Wilks' Lambda Chi-square df Sig.

1 .531 39.253 2 .000

Kết luận, kết quả phân tích đã đưa ra một mơ hình gồm 2 biến là EBIT/tổng nợ, vốn

luân chuyển/doanh thu để dự báo phá sản DN thuộc khu vực phi tài chính ở Việt Nam. Ước lượng của mơ hình cho thấy cơng ty có giá trị Z nhỏ hơn -0.780 sẽ rơi

vào phá sản, trong khi công ty Z lớn hơn 1.098 sẽ không bị phá sản. Đối với các cơng ty có giá trị Z từ -0.780 đến 1.098 thì vẫn phải được cảnh báo về nguy cơ phá sản và các cơng ty này nên có những hành động khắc phục càng sớm càng tốt. Mơ hình dự báo mức độ chính xác cao khi được áp dụng để dự báo phá sản trong mẫu các công ty thực tế ở 1 năm trước khi phá sản. Bên cạnh đó, kết quả phân tích định lượng cịn cho thấy hầu hết các cơng ty rơi vào phá sản thì trong giai đoạn 2008 – 2011 có những biểu hiện của hoạt động kinh doanh trì trệ như doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm, nợ phải trả tăng.

4.3 Thảo luận về mơ hình dự báo phá sản doanh nghiệp thuộc khu vực phi tài chính tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên trong giai đoạn 2008-2012, DN đã rất khó khăn trong việc thụ hàng hóa dẫn đến doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận sa sút. Thêm vào đó, trong những năm trước của giai đoạn này, DN Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng hoạt động tài trợ dựa vào ngân hàng và từ những khoản nợ này DN đã đầu tư dàn trải, không đúng chức năng hoạt động như: đầu tư chứng khoán, bất động sản …; trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho những thị trường này biến động khó lường thì tình trạng thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi mơi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi mơi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Đây là những lý do dẫn đến hàng loạt DN đang đứng bên bờ vực phá sản như hiện nay. Trong phần nghiên cứu định lượng, mơ hình nghiên cứu chỉ giữ lại hai biến số EBIT/tổng nợ, vốn ln chuyển/doanh thu thì khơng có nghĩa là nhóm bị phá sản khác với nhóm khơng bị phá sản chỉ trong hai chỉ số tài chính này. Kết quả kiểm định T và kiểm định F lần lượt trong Bảng 4.5 và 4.6 chỉ ra rằng hai nhóm DN khác biệt đáng kể trong 16 tỷ lệ. Tuy nhiên, các thủ tục từng bước phân biệt chỉ

lựa chọn hai biến số có thể phân loại tốt nhất các cơng ty bị phá sản so với các công ty không bị phá sản.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam có sự khác biệt so với nghiên cứu năm 2011 của nhóm tác giả Abbas, Qaiser và Rashid, Abdul (Đại học Quốc tế

Islamic, Islamabad, Pakistan) về “Mơ hình dự báo phá sản cho các DN phi tài chính ở Pakistan”. Sự khác nhau này là do sự khác biệt về mẫu nghiên cứu ở 2

nền kinh tế khác nhau và giai đoạn nghiên cứu cũng khác nhau. Tuy nhiên mơ hình giữ lại biến EBIT/tổng nợ, đây là biến cũng nằm trong mơ hình đa biến cuối cùng trong nghiên cứu của Zheng Gu vào năm 2002.

Hai biến số được giữ lại của mơ hình nằm trong nhóm chỉ số địn bẩy tài chính và chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản. Tỷ lệ EBIT/tổng nợ phản ánh khả năng thanh toán của một công ty so với tổng số tiền nợ của công ty này. Giá trị tỷ lệ cao hơn ngụ ý rằng cơng ty có thu nhập từ hoạt động nhiều hơn để trang trải những khoản nợ đó hoặc các khoản nợ này thấp hơn. Vì vậy, tỷ lệ EBIT/tổng nợ cao hơn đưa ra năng lực trả nợ tốt hơn và rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Hệ số của tỷ lệ có dấu dương. Tỷ lệ EBIT/ tổng nợ cao làm cho giá trị chỉ số Z của cơng ty có dấu dương hơn và cơng ty sẽ có xác suất phá sản thấp hơn. Đối với những người điều hành DN, kết quả này cho thấy rằng để giảm nguy cơ phá sản, họ khơng nên chỉ áp dụng chính sách nợ thận trọng, mà cịn nên giảm chi phí hoạt động để làm tăng EBIT. Tỷ lệ vốn luân chuyển/doanh thu trong mơ hình cho thấy DN có khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả thì sẽ dễ tạo ra lợi nhuận và do đó nguy cơ phá sản sẽ thấp. Bên cạnh đó, vốn luân chuyển cũng là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của một công ty. Vốn luân chuyển dương có nghĩa là cơng ty có khả năng chi trả được các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình. Ngược lại, nếu vốn luân chuyển là một số âm tức là hiện tại công ty khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình (bao gồm tiền mặt, khoản phải thu, tồn kho) thì cơng ty này có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn. Trường hợp xấu nhất là cơng ty có thể bị phá sản.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, chúng ta thảo luận thêm những cách thức giảm thiểu nguy cơ phá sản DN. Cụ thể như sau:

Tác động của nợ

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta thấy được rằng nợ đã đóng một vai trị khơng hề nhỏ trong sự thất bại của DN. DN thất bại từ chính cấu trúc vốn của mình với q nhiều nợ và nếu từ những khoản nợ này mà DN không đầu tư hiệu quả sẽ dẫn đến nguồn vốn từ nợ lại là một gánh nặng không thể giải quyết trong lúc khó khăn. Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta phải làm sao để có một cấu trúc vốn an toàn nhằm giảm thiểu những khó khăn cho DN. Chúng ta có thể liệt kê một số cách thức sau:

- Cấu trúc vốn hợp lý phải dựa trên quan điểm của từng ngành, từng loại hình kinh doanh và cả từng thời kỳ kinh tế. Ví dụ như, tùy theo mùa, các công ty sản xuất bánh kẹo lại sử dụng cấu trúc nợ dài hạn và ngắn hạn khác nhau, vào mùa Trung thu hay dịp Tết nguyên đán, các công ty này lại gia tăng nợ ngắn hạn để tăng vốn luân chuyển cho việc sản xuất.

- Lượng tiền nợ vay phải phù hợp với tình hình tài chính của DN và khả năng sinh lời của DN ấy qua từng thời kỳ. Nếu như DN có khả năng sinh lời cao thì lượng tiền vay gia tăng để tạo ra tấm chắn thuế và làm gia tăng địn bẩy tài chính. Nếu DN trong q khứ có khả năng sinh lời thấp thì nên chọn cấu trúc vốn có nợ vay ít hơn để nhằm giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài chính.

- Tiền nợ vay phải phù hợp với mục đích của DN trong từng giai đoạn phát triển. Khi DN cần rất nhiều vốn để mở rộng sản xuất và bành trướng thì cấu trúc vốn sẽ thay đổi đáng kể nếu như các cổ đơng khơng muốn pha lỗng quyền sở hữu của mình. Cịn nếu như DN đang muốn giảm thiểu việc phải nộp nhiều thuế thì cấu trúc nhiều nợ là phương án khả dĩ nhất. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn nhiều nợ cũng phù hợp cho những DN có chi phí đại diện cao. Nợ sẽ làm cho các giám đốc không thể lơi là trách nhiệm quản lý tiền bạc một cách chặt chẽ và từ đó tránh được những

dự án đầu tư không cần thiết và mang lại thua lỗ.

Trên đây là những cách thức có thể làm cho tình hình tài chính của cơng ty trở nên an toàn, linh hoạt hơn.

Ảnh hưởng của chi phí hoạt động

Tác động của chi phí hoạt động lên sự phá sản là khá rõ ràng. Thực tế chứng minh rằng trong thời kỳ khủng hoảng 2008–2009 vừa qua khi các DN, ngân hàng lâm vào khủng hoảng thì việc làm đầu tiên của họ là tinh giảm nhân lực, sa thải bớt nhân viên, tiết giảm chi phí hoạt động. Điều này cho thấy một DN thực sự muốn tái cấu trúc và tránh xa ngưỡng phá sản thì sự thay đổi trong nội tại hoạt động của chính DN mới là chìa khóa đầu tiên để giúp DN thốt khỏi khó khăn. Chúng ta có thể liệt kê một vài cách nhằm quản lý tốt chi phí để làm gia tăng EBIT như sau: - Việc mua các tài sản cố định với giá cả hợp lý và mang lại hiệu quả cao là một vấn đề mấu chốt. Sai lầm của một số DN là mua máy móc thiết bị sản xuất mới nhưng lại không thể đưa vào hoạt động với hết công suất, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất và làm gia tăng chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

- Những chi phí như chi phí quảng cáo cần được thực hiện đúng mực với từng thời điểm hợp lý, không nên quá phung phí.

- DN phải ln nắm bắt chi phí nào là chi phí cần thiết, chi phí nào là chi phí khơng cần thiết phải chi nữa. Ví dụ như cơng ty đang cần quảng bá sản phẩm mới ra thị trường thì lúc này chi phí dành cho quảng cáo là chi phí tốt, tuy nhiên nó lại không tốt trong trường hợp như các sản phẩm đã bão hòa, quảng cáo lúc này là không cần thiết bằng việc tập trung vào nghiên cứu sản phẩm mới.

Vai trò của việc quản lý vốn luân chuyển

Vốn luân chuyển là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên (được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn trừ đi tổng nợ ngắn hạn). Các nhà phân tích thường lấy chỉ số này

làm căn cứ để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể đưa ra con số doanh thu rất tốt, giá trị tài sản lớn, qui mô vốn đồ sộ…. nhưng những con số này chưa đủ để đảm bảo tình hình tài chính tốt của doanh nghiệp. Tiền của doanh nghiệp có thể tồn đọng trong khâu dự trữ hoặc lưu thơng, và rất có thể doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn do khơng thu hồi được cơng nợ từ khách hàng…. Vì vậy xem xét một cách thận trọng chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong đó có các chỉ số về quản lý vốn luân chuyển là rất quan trọng. DN có thể nâng cao hiệu quả quản lý vốn luân chuyển bằng một số cách như sau:

- Quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp chi phi đầu vào thấp hơn. Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng hàng hóa cần dự trữ trong q trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, DN cũng phải tìm nguồn cung cấp hàng hóa, vật tư ổn định, thích hợp. Mục đích của việc này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối thiểu.

- Quản lý các khoản phải thu tốt nhằm rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý DN nên đưa ra một giải pháp tồn diện từ chính sách như: Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ; Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ, Quy trình thu nợ (trước, trong và sau khi ký hợp đồng) ….

- Bên cạnh đó, tiền mặt cũng đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của DN, nó kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ DN. Một số cách thức cụ thể như: tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách dùng các hình thức chiết khấu; xác định mức dự trữ tiền mặt vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và vừa đảm bảo có chi phí thấp nhất; xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gởi Ngân hàng; ….

những khó khăn nêu trên của DN có thể giải quyết được từ chính bản thân DN. Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45)